Bạn có lo lắng sẽ bị nhiễm vi trùng Corona (COVID-19) khi bạn đi chợ, đi làm, hay đi tới nhà thờ không? Bạn có cảm thấy lo sợ khi người đứng cạnh bạn bỗng nhiên hắt hơi không? Bạn có tự hỏi khi nào con vi trùng với những nhánh chĩa ra như hình vương miện (corona/crown) sẽ biến mất để bạn không còn phải sống với sự bấp bênh như hiện nay không?
Từ đầu thế kỷ này, dù bạn có tin hay không, chúng ta đã sống trong sự bấp bênh hầu như liên tục ở mọi lãnh vực, do khủng bố và các mối đe dọa an ninh (2001), vụ bê bối trong giáo hội và khủng hoảng niềm tin (2002), suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chánh (2007), sự bộc phát của một số bệnh dịch từ năm 2002 tới nay như là: SARS (2002), dịch cúm gia cầm (2006), dịch cúm heo (2009), MERS (2012), Ebola (từ 2013 tới nay), v.v…
Sự lan tràn hiện nay của vi trùng Corona dường như là bộc phát nghiêm trọng nhất, bởi vì nó hoành hành hầu như trên mọi lục địa, phong tỏa 60 triệu người dân của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, và số người tương đương trên toàn nước Ý, làm các tầu du lịch khổng lồ trở thành các con tàu lạc loài bị xua đuổi bởi một số quốc gia, và khiến địa hạt Santa Clara của chúng ta nổi bật trên bản đồ, vì là nơi có nhiều trường hợp nhiễm vi trùng này. Sự sợ hãi bị nhiễm bệnh lan đi còn nhanh hơn sự lây lan của chính con vi trùng, lan tràn toàn cõi địa cầu, và làm thị trường tài chánh bị chao đảo. Những ảnh hưởng về tâm lý và tài chánh dường như hiển nhiên hơn là những hậu quả về bệnh lý.
Chúng ta muốn mình làm chủ tình hình, nhưng cuộc sống có đầy sự bấp bênh trong mọi lãnh vực như: sức khỏe, nghề nghiệp, tài chánh, các liên hệ, hôn nhân, việc nuôi dạy con cái. Dù bạn đã chuẩn bị nhiều hay chuẩn bị tốt bao nhiêu, sự việc vẫn có thể trở thành sai sót. Bạn không thể biết một cách chắc chắn tương lai của bạn sẽ như thế nào. Bạn “không biết cuộc đời mình ngày mai sẽ ra sao” (Gia-cô-bê 4:14). Sẽ luôn luôn có sự bất trắc ở một mức độ nào đó và những kết quả không như mong đợi.
Liên hệ của bạn với Thiên Chúa lại còn giống như sự tìm kiếm thăm dò một miền đất chưa được khám phá. Có những lúc bạn cảm nhận Thiên Chúa như đang hiện diện với bạn, lại có những lúc bạn mang cảm tưởng Thiên Chúa dường như vắng mặt, và thường thì bạn chẳng thiên về cảm nghiệm nào, chỉ biết cầu nguyện như một thói quen. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi bạn phải vùng vẫy trước sự lúng túng hay những nghi ngờ khi bạn đồng hành với Ngài trên hành trình đức tin của bạn.
Hãy hỏi ông Abraham, được gọi là tổ phụ của những người có niềm tin, và ông sẽ có nhiều điều nói cho bạn biết. Ông Abraham được Thiên Chúa kêu gọi, và Ngài bảo ông hãy rời bỏ quê hương, đi tới một miền đất mà Ngài sẽ chỉ cho ông (và vợ ông, bà Sarah). Nhưng ông không biết gì về nơi mà Ngài sẽ dẫn ông tới, cũng chẳng biết cuộc hành trình sẽ kéo dài bao lâu. Lại nữa, Thiên Chúa hứa cho ông Abraham con cháu đông đúc, nhưng không cho biết về thời gian bao lâu hay chi tiết nào khác. Mãi 25 năm sau, ông mới có được người con trai Isaac, và sau bốn thế kỷ, lời hứa về miền đất mới trở thành sự thật.
Thiên Chúa đã giữ những lời hứa của Ngài, phải không? Nhưng bạn có thể tưởng tượng nếu bạn ở địa vị của ông Abraham thì sao? Sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên nếu ông bị bối rối hay lúng túng trên hành trình đức tin của ông.
Ông Abraham là hiện thân của điều mà Thánh Phao-lô nói vào nhiều thế kỷ sau: “Chúng ta tiến bước nhờ lòng tin, chứ không phải vì những gì mình thấy” (2 Cô-rin-tô 5:7). Khi vẫn còn mang tên là Sa-un của thành Tác-xô, Phao-lô đã rất tự tin về những điều ông biết và hăng hái trong điều ông tin, đến nỗi đã bắt bớ những ai theo Chúa Giê-su làng Nazareth. Rồi một ngày kia, ông bị ngã xuống đất và bị mù do một luồng ánh sáng từ trời. Ba ngày sau, ông được thấy lại, và ông trở thành một con người mới, đi trong ánh sáng của niềm tin vào Chúa Phục Sinh, là Đấng (với các môn đệ) mà ông đã bách hại. Lúc này ông chắc chắn là không có gì trong thế giới bấp bênh này có thể tách rời ông ra khỏi Chúa Giê-su.
Những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su không trải qua kinh nghiệm này, nhưng họ cũng chẳng hiểu biết nhiều khi họ bắt đầu đi theo Ngài. Họ không thực sự biết Chúa Giê-su là ai, hay Ngài sẽ dẫn dắt họ thế nào. Qua một số nơi chốn và hoàn cảnh khác nhau, họ dần dần nhận biết rằng người Thầy mà họ đang đi theo không chỉ là một nhà giảng thuyết hay một người làm phép lạ. Chúa Giê-su đã “biến hình đổi dạng" trước mặt họ qua điều Ngài nói và việc Ngài làm. Họ dần dần nhận ra rằng Ngài là hiện thân của điều họ đã đọc trong Kinh thánh.
Dẫu vậy, ngay trước khi Ngài lên trời, một số môn đệ vẫn còn hoài nghi (Mát-thêu 28:16-17). Họ chưa tốt nghiệp trường của Thầy Giê-su! Họ vẫn là môn đệ của Ngài và họ cần phải thêm niềm tin, bước đi trong lòng tin, chứ không dựa vào những gì nhìn thấy trong thế giới bấp bênh này.
Trong những ngày này, nếu bạn cảm thấy lo lắng vì những điều mình chưa biết, sợ hãi bởi bệnh tật, thấy mình bị giới hạn bởi sự giữ khoảng cách hay ngay cả sự hoàn toàn cách ly, thì đó là vì bạn là con người. Khi chiếc tầu du lịch khổng lồ có người bị nhiễm vi trùng Corona cập bến ở hải cảng Oakland ngày 9 tháng Ba, 2020, một bà du khách nói, “Tôi có cảm giác rúng động, bất an, khi không biết điều gì sẽ xảy ra.”
Dù cho bất cứ điều gì xảy ra trong những ngày này và trong những tháng hay những năm tới, hãy nhớ rằng Chúa Giê-su đang ở với bạn và Ngài hiểu bạn. Ngài đã chấp nhận những rủi ro khi đi vào thế giới bấp bênh này, để làm một con người như chúng ta, để chia sẻ thân phận làm người, chia sẻ ngay cả đau khổ và sự chết. Trong cơn hấp hối tại vườn Ghết-sê-ma-ni trước cuộc khổ nạn, mồ hôi của Chúa Giê-su như những giọt máu rơi xuống đất. Ngài không xa lạ với thế giới con người hiện nay, dù rằng có nhiều sự khác biệt với thế giới và văn hóa mà Ngài quen thuộc hai mươi thế kỷ trước.
Có thể bạn được kêu gọi để nghe tiếng Chúa, đó là điều mà tiếng từ đám mây nói với các môn đệ khi Chúa hiển dung, “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người.” Nghe vậy, các ông ngã sấp mặt xuống đất, Chúa Giê-su nói, “Trỗi dậy đi, và đừng sợ.”
Bất kể điều gì xảy ra trong cuộc sống của bạn, Ngài muốn bạn luôn tin cậy nơi Ngài, dám rời bỏ sự thoải mái quen thuộc để bước theo Ngài. Trong thời điểm của sự bấp bênh này, điều chắc chắn duy nhất mà chúng ta có là Đức Giê-su Ki-tô, sự thành toàn của lời Thiên Chúa đã hứa, và là lý do cho niềm hy vọng của chúng ta. Chúa Giê-su, Bạn đồng hành của chúng ta, đã nói, “Ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mát-thêu 6:34). Trong sự tối tăm thử thách của Thánh Teresa thành Avila, Chúa Giê-su đã bảo đảm với bà, “Nada te turbe” (Đừng để bất cứ điều gì làm con lo lắng).
Ngài có thể giúp chúng ta tiến bước trong lòng tin, chứ không phải do những gì nhìn thấy, trong thế giới bấp bênh này.
(Chuyển dịch từ nguyên bản “Living with Uncertainty.” Cả hai bài tiếng Anh và tiếng Việt được đăng trước tiên tại trang mạng của giáo phận San Jose: www.tvc.dsj.org)
Từ đầu thế kỷ này, dù bạn có tin hay không, chúng ta đã sống trong sự bấp bênh hầu như liên tục ở mọi lãnh vực, do khủng bố và các mối đe dọa an ninh (2001), vụ bê bối trong giáo hội và khủng hoảng niềm tin (2002), suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chánh (2007), sự bộc phát của một số bệnh dịch từ năm 2002 tới nay như là: SARS (2002), dịch cúm gia cầm (2006), dịch cúm heo (2009), MERS (2012), Ebola (từ 2013 tới nay), v.v…
Chúng ta muốn mình làm chủ tình hình, nhưng cuộc sống có đầy sự bấp bênh trong mọi lãnh vực như: sức khỏe, nghề nghiệp, tài chánh, các liên hệ, hôn nhân, việc nuôi dạy con cái. Dù bạn đã chuẩn bị nhiều hay chuẩn bị tốt bao nhiêu, sự việc vẫn có thể trở thành sai sót. Bạn không thể biết một cách chắc chắn tương lai của bạn sẽ như thế nào. Bạn “không biết cuộc đời mình ngày mai sẽ ra sao” (Gia-cô-bê 4:14). Sẽ luôn luôn có sự bất trắc ở một mức độ nào đó và những kết quả không như mong đợi.
Liên hệ của bạn với Thiên Chúa lại còn giống như sự tìm kiếm thăm dò một miền đất chưa được khám phá. Có những lúc bạn cảm nhận Thiên Chúa như đang hiện diện với bạn, lại có những lúc bạn mang cảm tưởng Thiên Chúa dường như vắng mặt, và thường thì bạn chẳng thiên về cảm nghiệm nào, chỉ biết cầu nguyện như một thói quen. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi bạn phải vùng vẫy trước sự lúng túng hay những nghi ngờ khi bạn đồng hành với Ngài trên hành trình đức tin của bạn.
Hãy hỏi ông Abraham, được gọi là tổ phụ của những người có niềm tin, và ông sẽ có nhiều điều nói cho bạn biết. Ông Abraham được Thiên Chúa kêu gọi, và Ngài bảo ông hãy rời bỏ quê hương, đi tới một miền đất mà Ngài sẽ chỉ cho ông (và vợ ông, bà Sarah). Nhưng ông không biết gì về nơi mà Ngài sẽ dẫn ông tới, cũng chẳng biết cuộc hành trình sẽ kéo dài bao lâu. Lại nữa, Thiên Chúa hứa cho ông Abraham con cháu đông đúc, nhưng không cho biết về thời gian bao lâu hay chi tiết nào khác. Mãi 25 năm sau, ông mới có được người con trai Isaac, và sau bốn thế kỷ, lời hứa về miền đất mới trở thành sự thật.
Thiên Chúa đã giữ những lời hứa của Ngài, phải không? Nhưng bạn có thể tưởng tượng nếu bạn ở địa vị của ông Abraham thì sao? Sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên nếu ông bị bối rối hay lúng túng trên hành trình đức tin của ông.
Ông Abraham là hiện thân của điều mà Thánh Phao-lô nói vào nhiều thế kỷ sau: “Chúng ta tiến bước nhờ lòng tin, chứ không phải vì những gì mình thấy” (2 Cô-rin-tô 5:7). Khi vẫn còn mang tên là Sa-un của thành Tác-xô, Phao-lô đã rất tự tin về những điều ông biết và hăng hái trong điều ông tin, đến nỗi đã bắt bớ những ai theo Chúa Giê-su làng Nazareth. Rồi một ngày kia, ông bị ngã xuống đất và bị mù do một luồng ánh sáng từ trời. Ba ngày sau, ông được thấy lại, và ông trở thành một con người mới, đi trong ánh sáng của niềm tin vào Chúa Phục Sinh, là Đấng (với các môn đệ) mà ông đã bách hại. Lúc này ông chắc chắn là không có gì trong thế giới bấp bênh này có thể tách rời ông ra khỏi Chúa Giê-su.
Những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su không trải qua kinh nghiệm này, nhưng họ cũng chẳng hiểu biết nhiều khi họ bắt đầu đi theo Ngài. Họ không thực sự biết Chúa Giê-su là ai, hay Ngài sẽ dẫn dắt họ thế nào. Qua một số nơi chốn và hoàn cảnh khác nhau, họ dần dần nhận biết rằng người Thầy mà họ đang đi theo không chỉ là một nhà giảng thuyết hay một người làm phép lạ. Chúa Giê-su đã “biến hình đổi dạng" trước mặt họ qua điều Ngài nói và việc Ngài làm. Họ dần dần nhận ra rằng Ngài là hiện thân của điều họ đã đọc trong Kinh thánh.
Dẫu vậy, ngay trước khi Ngài lên trời, một số môn đệ vẫn còn hoài nghi (Mát-thêu 28:16-17). Họ chưa tốt nghiệp trường của Thầy Giê-su! Họ vẫn là môn đệ của Ngài và họ cần phải thêm niềm tin, bước đi trong lòng tin, chứ không dựa vào những gì nhìn thấy trong thế giới bấp bênh này.
Trong những ngày này, nếu bạn cảm thấy lo lắng vì những điều mình chưa biết, sợ hãi bởi bệnh tật, thấy mình bị giới hạn bởi sự giữ khoảng cách hay ngay cả sự hoàn toàn cách ly, thì đó là vì bạn là con người. Khi chiếc tầu du lịch khổng lồ có người bị nhiễm vi trùng Corona cập bến ở hải cảng Oakland ngày 9 tháng Ba, 2020, một bà du khách nói, “Tôi có cảm giác rúng động, bất an, khi không biết điều gì sẽ xảy ra.”
Dù cho bất cứ điều gì xảy ra trong những ngày này và trong những tháng hay những năm tới, hãy nhớ rằng Chúa Giê-su đang ở với bạn và Ngài hiểu bạn. Ngài đã chấp nhận những rủi ro khi đi vào thế giới bấp bênh này, để làm một con người như chúng ta, để chia sẻ thân phận làm người, chia sẻ ngay cả đau khổ và sự chết. Trong cơn hấp hối tại vườn Ghết-sê-ma-ni trước cuộc khổ nạn, mồ hôi của Chúa Giê-su như những giọt máu rơi xuống đất. Ngài không xa lạ với thế giới con người hiện nay, dù rằng có nhiều sự khác biệt với thế giới và văn hóa mà Ngài quen thuộc hai mươi thế kỷ trước.
Có thể bạn được kêu gọi để nghe tiếng Chúa, đó là điều mà tiếng từ đám mây nói với các môn đệ khi Chúa hiển dung, “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người.” Nghe vậy, các ông ngã sấp mặt xuống đất, Chúa Giê-su nói, “Trỗi dậy đi, và đừng sợ.”
Bất kể điều gì xảy ra trong cuộc sống của bạn, Ngài muốn bạn luôn tin cậy nơi Ngài, dám rời bỏ sự thoải mái quen thuộc để bước theo Ngài. Trong thời điểm của sự bấp bênh này, điều chắc chắn duy nhất mà chúng ta có là Đức Giê-su Ki-tô, sự thành toàn của lời Thiên Chúa đã hứa, và là lý do cho niềm hy vọng của chúng ta. Chúa Giê-su, Bạn đồng hành của chúng ta, đã nói, “Ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mát-thêu 6:34). Trong sự tối tăm thử thách của Thánh Teresa thành Avila, Chúa Giê-su đã bảo đảm với bà, “Nada te turbe” (Đừng để bất cứ điều gì làm con lo lắng).
Ngài có thể giúp chúng ta tiến bước trong lòng tin, chứ không phải do những gì nhìn thấy, trong thế giới bấp bênh này.
(Chuyển dịch từ nguyên bản “Living with Uncertainty.” Cả hai bài tiếng Anh và tiếng Việt được đăng trước tiên tại trang mạng của giáo phận San Jose: www.tvc.dsj.org)