Thánh Giuse là quan thầy của GH Việt Nam?
Nhiều người vẫn thắc mắc rằng Thánh Giuse có còn là bổn mạng của GH Việt Nam nữa không vì không thấy ghi trong Lịch Phụng Vụ. Câu trả lời thật đơn giản, Thánh Giuse đã là và vẫn là bổn mạng của toàn thể GH Việt Nam. Khẳng định này dựa trên thực hành hằng trăm năm qua và vào những bằng chứng sau:
[1] Tông Hiến Apostolatus Officium, được ban hành ngày 23/12/1673 bởi Đức Giáo Hoàng Clemente X, châu phê thỉnh nguyện của Công đồng Đàng Ngoài họp tại Dinh Hiến / Phố Hiến (14/02/1670) dưới sự chủ tọa của Đức Cha Lambert de la Motte. Công đồng này chính thức xin nhận Thánh Giuse làm quan thầy địa phận Đàng Ngoài tức làm bổn mạng Giáo Hội xứ Bắc (“patron de ce Royaume” nếu hiểu nghĩa hẹp thì chỉ là xứ Bắc, nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì phải hiểu là cả xứ Bắc lẫn xứ Nam;[1]
[2] Tông Hiến Sacrosancti Apostolatus, được ban hành ngày 17/08/1678 bởi Đức Giáo Hoàng Innocentê XI đáp ứng thỉnh nguyện của ba vị Đại diện Tông toà là các Đức cha Lambert de La Motte (Đàng Trong), Pallu (Đàng Ngoài) và Cotolendi (Nam Kinh). Qua Tông Hiến này, Thánh Giuse được tôn nhận là quan thầy các giáo phận truyền giáo Trung Hoa (với cả Đàng Trong, Đàng Ngoài, Lào, Đại Hàn, Hung Nô).[2]
[3] Thư chung của HĐGM Việt Nam gửi Công đồng dân Chúa nhân dịp Hội nghị Thường niên diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 6 – 11/10/1997, trong đó, nhất trí xác nhận Thánh Cả Giuse là quan thầy Giáo Hội Việt Nam. Nên lưu ý, vào lúc này, Các Thánh Tử Đạo VN đã là quan thầy của GH Việt Nam rồi (1990).
[4] Lịch Phụng Vụ của một số giáo phận hiện nay. Chẳng hạn Lịch PV của GP Hải Phòng ghi: Thánh Giuse là bổn mạng Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội Việt Nam (19/03), còn Các Thánh Tử đạo VN là quan thày đệ nhị của Giáo Hội Việt Nam; Lịch PV của GP Hưng Hóa ghi: Thánh Giuse là quan thầy chung của HT và riêng Giáo Hội Việt Nam (19/03), còn Các Thánh Tử đạo VN là bổn mạng Giáo Hội Việt Nam (24/11); Thông Báo của Tòa TGM Hà Nội ra ngày 10/03/2019 ghi rằng: “Thánh lễ trọng mừng kính Thánh Giuse, Bạn Trăm năm Đức Trinh Nữ Maria, Quan Thày Hội thánh, Giáo hội tại Việt Nam, Giáo tỉnh Hà Nội và Tổng Giáo phận Hà Nội….[3]
Các Thánh Tử Đạo VN là quan thầy của GH Việt Nam?
Các Thánh Tử Đạo VN cũng là bổn mạng của GH Việt Nam, vì ngày 14/12/1990, theo đơn xin của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Toà Thánh đã chấp nhận việc chọn Thánh Anrê Dũng Lạc, linh mục, và các Bạn tử đạo, làm quan thầy toàn thể Giáo Hội tại Việt Nam và được mừng kính vào ngày 24/11.[4] Ngày này đã được ghi vào lịch phụng vụ của tất cả các giáo phận.
Nhiều bổn mạng cho một quốc gia?
Một quốc gia, một giáo phận, một nhà dòng, một giáo xứ hay thậm chí một cá nhân có thể nhận hơn một Thánh bổn mạng và đây là một thực hành bình thường trong GH. Đối với những quốc gia có hơn một Thánh quan thầy, thì: [i] Hoặc là các vị được chọn làm quan thầy cùng một lúc, như trường hợp của Italia, Thánh Phanxicô Atxixi (tuyên thánh năm 1228) và Thánh Cataria Siena (tuyên thánh năm 11461) được đặt làm đồng bổn mạng của Italia vào năm 1939; [ii] Hoặc là nếu đã có Thánh bổn mạng rồi thì vẫn có thể đặt thêm một vị Thánh quan thầy nữa mà không bỏ các bổn mạng trước; và vị được chọn sau sẽ gọi là đồng bổn mạng hay bổn mạng đệ nhị của quốc gia đó. Chẳng hạn, GH Úc có quan thầy từ ban đầu là “Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu”. Sau khi nữ tu Mary MacKillop được phong thánh vào ngày 17/10/2010, GH Úc đã loan báo rằng “Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu” vẫn là bổn mạng của nước Úc cùng với vị Thánh đầu tiên của nước Úc là bổn mạng thứ II (24/01/ 2013).[5] Trong Lịch Phụng Vụ quốc gia của nhiều nước có hơn một bổn mạng thường ghi đầy đủ ngày lễ của các Thánh bổn mạng của nước họ với xác định rõ bổn mạng đệ nhất/ bổn mạng chính và bổn mạng đệ nhị. Ví dụ như trong Lịch Phụng Vụ của Ái Nhĩ Lan: Thánh Patrick (lễ trọng mừng vào ngày 17/03) được ghi là bổn mạng chính; còn Thánh Brigid (lễ kính vào ngày mùng một tháng Hai) và Thánh Columba (lễ kính vào ngày 09/06) đều ghi là bổn mạng đệ nhị của đất nước này.
Kết Luận
Căn cứ vào những dữ kiện trên và theo kinh nghiệm của các quốc gia có hơn một thánh quan thầy, chúng ta không có lý do gì để không tiếp tục tôn nhận Thánh Giuse là bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam sau khi HĐGM xin nhận thêm Các Thánh Tử đạo VN là quan thày của Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta xác định rằng: 1- Thánh Giuse là bổn mạng đệ nhất/ bổn mạng chính của Giáo Hội Việt Nam; 2- Các Thánh Tử đạo VN là quan thày đệ nhị của Giáo Hội Việt Nam. Xác định này nên được ghi rõ vào Lịch Phụng Vụ của tất cả các giáo phận tại VN như một số giáo phận đã thực hiện.
[1] http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN/MUCVU/2004/mv0204/04CongDongDinhHien.htm
[2] Ibid.
[3] https://www.tonggiaophanhanoi.org/thong-bao/tong-giao-phan/15303-thong-bao-le-thanh-giuse-quan-thay-tong-giao-phan-ha-noi-2019.html
[4] Sắc lệnh số Prot. CD 878/90, x. Notitiae 26 (1990) 710.
[5] Staff Writers, “St Mary of the Cross MacKillop Named Second Patron of Australia”: “Our Lady Help of Christians remains a patron of Australia together with the just-announced second patron, St Mary of the Cross MacKillop.” (January 24, 2013) từ https://www.catholicweekly.com.au/st-mary-of-the-cross-mackillop-named-second-patron-of-australia/
Nhiều người vẫn thắc mắc rằng Thánh Giuse có còn là bổn mạng của GH Việt Nam nữa không vì không thấy ghi trong Lịch Phụng Vụ. Câu trả lời thật đơn giản, Thánh Giuse đã là và vẫn là bổn mạng của toàn thể GH Việt Nam. Khẳng định này dựa trên thực hành hằng trăm năm qua và vào những bằng chứng sau:
[1] Tông Hiến Apostolatus Officium, được ban hành ngày 23/12/1673 bởi Đức Giáo Hoàng Clemente X, châu phê thỉnh nguyện của Công đồng Đàng Ngoài họp tại Dinh Hiến / Phố Hiến (14/02/1670) dưới sự chủ tọa của Đức Cha Lambert de la Motte. Công đồng này chính thức xin nhận Thánh Giuse làm quan thầy địa phận Đàng Ngoài tức làm bổn mạng Giáo Hội xứ Bắc (“patron de ce Royaume” nếu hiểu nghĩa hẹp thì chỉ là xứ Bắc, nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì phải hiểu là cả xứ Bắc lẫn xứ Nam;[1]
[2] Tông Hiến Sacrosancti Apostolatus, được ban hành ngày 17/08/1678 bởi Đức Giáo Hoàng Innocentê XI đáp ứng thỉnh nguyện của ba vị Đại diện Tông toà là các Đức cha Lambert de La Motte (Đàng Trong), Pallu (Đàng Ngoài) và Cotolendi (Nam Kinh). Qua Tông Hiến này, Thánh Giuse được tôn nhận là quan thầy các giáo phận truyền giáo Trung Hoa (với cả Đàng Trong, Đàng Ngoài, Lào, Đại Hàn, Hung Nô).[2]
[3] Thư chung của HĐGM Việt Nam gửi Công đồng dân Chúa nhân dịp Hội nghị Thường niên diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 6 – 11/10/1997, trong đó, nhất trí xác nhận Thánh Cả Giuse là quan thầy Giáo Hội Việt Nam. Nên lưu ý, vào lúc này, Các Thánh Tử Đạo VN đã là quan thầy của GH Việt Nam rồi (1990).
[4] Lịch Phụng Vụ của một số giáo phận hiện nay. Chẳng hạn Lịch PV của GP Hải Phòng ghi: Thánh Giuse là bổn mạng Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội Việt Nam (19/03), còn Các Thánh Tử đạo VN là quan thày đệ nhị của Giáo Hội Việt Nam; Lịch PV của GP Hưng Hóa ghi: Thánh Giuse là quan thầy chung của HT và riêng Giáo Hội Việt Nam (19/03), còn Các Thánh Tử đạo VN là bổn mạng Giáo Hội Việt Nam (24/11); Thông Báo của Tòa TGM Hà Nội ra ngày 10/03/2019 ghi rằng: “Thánh lễ trọng mừng kính Thánh Giuse, Bạn Trăm năm Đức Trinh Nữ Maria, Quan Thày Hội thánh, Giáo hội tại Việt Nam, Giáo tỉnh Hà Nội và Tổng Giáo phận Hà Nội….[3]
Các Thánh Tử Đạo VN là quan thầy của GH Việt Nam?
Các Thánh Tử Đạo VN cũng là bổn mạng của GH Việt Nam, vì ngày 14/12/1990, theo đơn xin của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Toà Thánh đã chấp nhận việc chọn Thánh Anrê Dũng Lạc, linh mục, và các Bạn tử đạo, làm quan thầy toàn thể Giáo Hội tại Việt Nam và được mừng kính vào ngày 24/11.[4] Ngày này đã được ghi vào lịch phụng vụ của tất cả các giáo phận.
Nhiều bổn mạng cho một quốc gia?
Một quốc gia, một giáo phận, một nhà dòng, một giáo xứ hay thậm chí một cá nhân có thể nhận hơn một Thánh bổn mạng và đây là một thực hành bình thường trong GH. Đối với những quốc gia có hơn một Thánh quan thầy, thì: [i] Hoặc là các vị được chọn làm quan thầy cùng một lúc, như trường hợp của Italia, Thánh Phanxicô Atxixi (tuyên thánh năm 1228) và Thánh Cataria Siena (tuyên thánh năm 11461) được đặt làm đồng bổn mạng của Italia vào năm 1939; [ii] Hoặc là nếu đã có Thánh bổn mạng rồi thì vẫn có thể đặt thêm một vị Thánh quan thầy nữa mà không bỏ các bổn mạng trước; và vị được chọn sau sẽ gọi là đồng bổn mạng hay bổn mạng đệ nhị của quốc gia đó. Chẳng hạn, GH Úc có quan thầy từ ban đầu là “Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu”. Sau khi nữ tu Mary MacKillop được phong thánh vào ngày 17/10/2010, GH Úc đã loan báo rằng “Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu” vẫn là bổn mạng của nước Úc cùng với vị Thánh đầu tiên của nước Úc là bổn mạng thứ II (24/01/ 2013).[5] Trong Lịch Phụng Vụ quốc gia của nhiều nước có hơn một bổn mạng thường ghi đầy đủ ngày lễ của các Thánh bổn mạng của nước họ với xác định rõ bổn mạng đệ nhất/ bổn mạng chính và bổn mạng đệ nhị. Ví dụ như trong Lịch Phụng Vụ của Ái Nhĩ Lan: Thánh Patrick (lễ trọng mừng vào ngày 17/03) được ghi là bổn mạng chính; còn Thánh Brigid (lễ kính vào ngày mùng một tháng Hai) và Thánh Columba (lễ kính vào ngày 09/06) đều ghi là bổn mạng đệ nhị của đất nước này.
Kết Luận
Căn cứ vào những dữ kiện trên và theo kinh nghiệm của các quốc gia có hơn một thánh quan thầy, chúng ta không có lý do gì để không tiếp tục tôn nhận Thánh Giuse là bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam sau khi HĐGM xin nhận thêm Các Thánh Tử đạo VN là quan thày của Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta xác định rằng: 1- Thánh Giuse là bổn mạng đệ nhất/ bổn mạng chính của Giáo Hội Việt Nam; 2- Các Thánh Tử đạo VN là quan thày đệ nhị của Giáo Hội Việt Nam. Xác định này nên được ghi rõ vào Lịch Phụng Vụ của tất cả các giáo phận tại VN như một số giáo phận đã thực hiện.
[1] http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN/MUCVU/2004/mv0204/04CongDongDinhHien.htm
[2] Ibid.
[3] https://www.tonggiaophanhanoi.org/thong-bao/tong-giao-phan/15303-thong-bao-le-thanh-giuse-quan-thay-tong-giao-phan-ha-noi-2019.html
[4] Sắc lệnh số Prot. CD 878/90, x. Notitiae 26 (1990) 710.
[5] Staff Writers, “St Mary of the Cross MacKillop Named Second Patron of Australia”: “Our Lady Help of Christians remains a patron of Australia together with the just-announced second patron, St Mary of the Cross MacKillop.” (January 24, 2013) từ https://www.catholicweekly.com.au/st-mary-of-the-cross-mackillop-named-second-patron-of-australia/