Hằng năm trong nếp sống đức tin của Giáo Hội Công Giáo có mùa chay chuẩn bị tâm hồn mừmg lễ Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Trong ngày thứ Tư lễ tro có nghi thức xức tro trên trán người tín hữu với lời nhắn nhủ từ Kinh Thánh: „Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, và rồi sẽ trở về bụi tro.“ (St 3,19.)
Lịch sử lễ nghi xức tro
Truyền thống lễ nghi xức tro trên trán, trên đỉnh đầu người tín hữu ngày thứ Tư lễ Tro có từ thế kỷ thứ 6. Truyền thống này diễn tả cách thức đền tội trong Hội Thánh thời ngày xưa. Ngày xưa người có tội vào mùa chay phải mặc áo vải thô đền tội, và được rắc trải tro trên người. Họ thú nhận xin ơn tha tội công khai trong nhà thờ, và không được vào nhà thờ từ ngày thứ Tư lễ Tro cho đến ngày thứ Năm Tuần Thánh.
Nhưng từ thế kỷ thứ 10. cách thức đền tội công khai nghiêm khắc như thế không còn nữa. Và từ thế kỷ thứ 12. tro xức ngày thứ Tư lễ Tro được đốt từ cành lá ngày Lễ Lá năm trước. Lễ nghi xức tro trên trán, trên đỉnh đầu vẫn còn giữ lại.
Ngoài ra, theo luật Hội Thánh Canones 1249- 1253 mọi tín hữu Công Giáo từ 14 tuổi phải kiêng thịt, từ tuổi trưởng thành 18 tuổi cho tới 60 tuổi phải kiêng thịt cùng ăn chay.
Trong mùa chay theo luật Hội Thánh chỉ còn buộc ăn chay kiêng thịt ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
„ Nghi lễ phụng vụ rắc tro ngày thứ Tư lễ Tro nói lên khía cạnh nền tảng của mùa chay về sự ăn năn thống hối từ trong trái tim tâm hồn trở về cùng Thiên Chúa. Nghi thức rắc xức tro mang chất chứa ý nghĩa theo hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất nói lên sự thay đổi nội tâm, sự ăn năn và thống hối đền tội, và cũng nhắc nhớ đến khía cạnh thứ hai về sự bất an của thân phận đời sống con người. „ ( Giáo hoàng Benedictô 16. )
Tại sao lại tro?
Thiên Chúa nói với con người do Ngài tạo thành: „Từ bụi tro con được tạo dựng và sau cùng con cũng trở về với bụi tro.“ St 3,19.
Củi cháy đốt trong lò sưởi, trong lò nấu bếp, tỏa rực ánh sáng cùng hơi nóng nồng ấm thi vị. Nhưng ngày hôm sau chỉ còn lại nắm tro tàn. Cũng thế, ngày tháng con người chúng ta cũng qua đi trở thành tro bụi.
Tro bụi là hình ảnh tàn tích còn lưu lại của những lời nồng thắm, của tình yêu ngày xưa con người đã nói, đã trao cho nhau.
Bụi tro mầu đen xám biểu hiệu sự buền bã và lầ chất đơ bẩn. Nhưng tro bụi pha với nước lại là chất có hiệu qủa tẩy rửa, như chùi rửa những đồ bằng sắt, nhôm rỉ xét cho sạch bóng trở lại…
Tro bụi xức trên trán ngày thứ Tư lễ Tro muốn nhắc nhớ con người là tạo vật yếu đuối và hay vướng mắc vào vòng tội lỗi. Và qua cung cách nhận xức tro, con người cũng chân thành nhận ra khía cạnh đó của mình. Họ không chối bỏ khía cạnh này, nhưng tin tưửng vào tình yêu Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên con người cùng yêu thương con người. Thiên Chúa luôn trao ban cho con người cơ hội khởi đầu mới làm lại đời sống mình.
Tro bụi gắn liền với lịch sử đời sống con người. Lịch sử của tội lỗi. Lịch sử của đời sống riêng mỗi người: thân xác cùng tâm hồn bị tổn thương, mang đầy những mặc cảm, ý chí khả năng bị hạn chế cản trở vây hãm không còn lối thoát vươn lên. Con người nhớ rằng mình có nhiều tội lỗi. Tội lỗi là tro bụi vây quanh mình.
Trên cánh đồng sau mùa gặt thu hoạch cây cỏ, gốc lúa mạ, cành khô được gom lại thiêu đốt ra thành tro. Tro ngấm chìm trong đất. Và sau đó tro trở thành phân bón cho mầm sống mới phát sinh từ lòng đất.
Cũng xẩy ra như vậy với đời sống con người. Nếp sống cũ, có nhiều điều không tốt cũng phải chịu nhiều thử thách trôi luyện biến ra thành tro bụi. Và từ đó có đổi mới cho đời sống trở nên mới tốt đẹp hơn.
Tro là hình ảnh nói lên sự trống rỗng, thoáng qua, vô tên tuổi, vô ý nghĩa, vô gía trị. Hình ảnh này diễn tả đời sống con người, nếu không có đức tin vào Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình, cũng trở nên trống rỗng hoang vắng.
Vì thế, trong nghi thức vẽ hình thập gía rắc tro trên trán, trên đỉnh đầu, nhắc nhớ lại: Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro, nhưng được kêu gọi cho cùng sống lại với Chúa Giêsu Kito.
40 ngày mùa chay.
Mùa chay bắt đầu từ thứ Tư lễ Tro đến ngày lễ mừng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết kéo dài 40 ngày. Nhưng tại sao lại 40 ngày?
Con số 40 là con số kinh thánh ẩn chứa lịch sử về sự thanh luyện tẩy rửa.
Trong thế giới bên vùng Trung Đông con số 40 là dấu chỉ hình ảnh về sự tẩy rửa cho thanh sạch. 40 ngày là thời gian tẩy rửa thanh luyện cho những người sinh con trong truyền thống nơi Do Thái giáo và Hồi Giáo.
40 ngày buồn bã tang chế, và sau 40 ngày có những nghi thức riêng để nói lên thời gian tẩy rửa thanh luyện và tang chế đau buồn đã chấm dứt, và đời sống bắt đầu trở lại như thường.
Mưa suốt 40 đêm ngày tạo nên trận đại hồng thủy thời Ông Noe, nước tràn ngập bao phủ khắp mặt đất. ( Sáng thế 7, 12)
40 năm dân Israel đi trong sa mạc từ Ai Cập trở về đất Chúa hứa ban cho. (Sách Dân số 14,33)
Tiên Tri Maisen ở trên núi Sinai 40 đêm ngày để gần gũi gặp gỡ Thiên Chúa hiện ra với Ông. ( Xuất hành 24,18)
Ngôn sứ Elia đã vượt đường xa đi 40 ngày đêm để đến núi Horeb gặp gỡ Thiên Chúa. ( 1 Sách Các Vua 19,8)
Vua David cai trị nước Israel và thành Gierusalem 40 năm (1. Sách Các Vua 2,11.).
Tiên tri Jona kêu gọi dân thành Ninive từ vua tới người dân lớn bế ăn chay hãm mình ngồi trên tro đền tội 40 ngày để được Thiên Chúa tha thứ không giáng họa hình phạt xuống cho dân thành. ( Jona 3,4- 10)
Chúa Giêsu cũng trải qua nếp sống 40 ngày trong sa mạc, ăn chay cầu nguyện nhịn đói và bị ma qủy hiện đến cám dỗ. (Mt 4,1-11)
Nối kết từ gương sống ăn chay cầu nguyện của Chúa Giesu, một dấu chỉ hình ảnh thanh luyện trong sa mạc, đã trở nên 40 ngày mùa chay trong Hội Thánh Công Giáo.
Chúa Giêsu Kitô được an táng trong mồ dưới lòng đất, và Ngài cũng chỉ nằm ở trong đó 40 tiếng đồng hồ thôi. Vì thế nhiều xứ đạo đã có tập tục canh thức cầu nguyện 40 tiếng đống hồ để tưởng nhớ thời gian 40 tiếng Chúa nằm trong mồ trước khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết âm phủ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong ngày thứ Tư lễ tro có nghi thức xức tro trên trán người tín hữu với lời nhắn nhủ từ Kinh Thánh: „Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, và rồi sẽ trở về bụi tro.“ (St 3,19.)
Lịch sử lễ nghi xức tro
Truyền thống lễ nghi xức tro trên trán, trên đỉnh đầu người tín hữu ngày thứ Tư lễ Tro có từ thế kỷ thứ 6. Truyền thống này diễn tả cách thức đền tội trong Hội Thánh thời ngày xưa. Ngày xưa người có tội vào mùa chay phải mặc áo vải thô đền tội, và được rắc trải tro trên người. Họ thú nhận xin ơn tha tội công khai trong nhà thờ, và không được vào nhà thờ từ ngày thứ Tư lễ Tro cho đến ngày thứ Năm Tuần Thánh.
Nhưng từ thế kỷ thứ 10. cách thức đền tội công khai nghiêm khắc như thế không còn nữa. Và từ thế kỷ thứ 12. tro xức ngày thứ Tư lễ Tro được đốt từ cành lá ngày Lễ Lá năm trước. Lễ nghi xức tro trên trán, trên đỉnh đầu vẫn còn giữ lại.
Ngoài ra, theo luật Hội Thánh Canones 1249- 1253 mọi tín hữu Công Giáo từ 14 tuổi phải kiêng thịt, từ tuổi trưởng thành 18 tuổi cho tới 60 tuổi phải kiêng thịt cùng ăn chay.
Trong mùa chay theo luật Hội Thánh chỉ còn buộc ăn chay kiêng thịt ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
„ Nghi lễ phụng vụ rắc tro ngày thứ Tư lễ Tro nói lên khía cạnh nền tảng của mùa chay về sự ăn năn thống hối từ trong trái tim tâm hồn trở về cùng Thiên Chúa. Nghi thức rắc xức tro mang chất chứa ý nghĩa theo hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất nói lên sự thay đổi nội tâm, sự ăn năn và thống hối đền tội, và cũng nhắc nhớ đến khía cạnh thứ hai về sự bất an của thân phận đời sống con người. „ ( Giáo hoàng Benedictô 16. )
Tại sao lại tro?
Thiên Chúa nói với con người do Ngài tạo thành: „Từ bụi tro con được tạo dựng và sau cùng con cũng trở về với bụi tro.“ St 3,19.
Củi cháy đốt trong lò sưởi, trong lò nấu bếp, tỏa rực ánh sáng cùng hơi nóng nồng ấm thi vị. Nhưng ngày hôm sau chỉ còn lại nắm tro tàn. Cũng thế, ngày tháng con người chúng ta cũng qua đi trở thành tro bụi.
Tro bụi là hình ảnh tàn tích còn lưu lại của những lời nồng thắm, của tình yêu ngày xưa con người đã nói, đã trao cho nhau.
Bụi tro mầu đen xám biểu hiệu sự buền bã và lầ chất đơ bẩn. Nhưng tro bụi pha với nước lại là chất có hiệu qủa tẩy rửa, như chùi rửa những đồ bằng sắt, nhôm rỉ xét cho sạch bóng trở lại…
Tro bụi xức trên trán ngày thứ Tư lễ Tro muốn nhắc nhớ con người là tạo vật yếu đuối và hay vướng mắc vào vòng tội lỗi. Và qua cung cách nhận xức tro, con người cũng chân thành nhận ra khía cạnh đó của mình. Họ không chối bỏ khía cạnh này, nhưng tin tưửng vào tình yêu Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên con người cùng yêu thương con người. Thiên Chúa luôn trao ban cho con người cơ hội khởi đầu mới làm lại đời sống mình.
Tro bụi gắn liền với lịch sử đời sống con người. Lịch sử của tội lỗi. Lịch sử của đời sống riêng mỗi người: thân xác cùng tâm hồn bị tổn thương, mang đầy những mặc cảm, ý chí khả năng bị hạn chế cản trở vây hãm không còn lối thoát vươn lên. Con người nhớ rằng mình có nhiều tội lỗi. Tội lỗi là tro bụi vây quanh mình.
Trên cánh đồng sau mùa gặt thu hoạch cây cỏ, gốc lúa mạ, cành khô được gom lại thiêu đốt ra thành tro. Tro ngấm chìm trong đất. Và sau đó tro trở thành phân bón cho mầm sống mới phát sinh từ lòng đất.
Cũng xẩy ra như vậy với đời sống con người. Nếp sống cũ, có nhiều điều không tốt cũng phải chịu nhiều thử thách trôi luyện biến ra thành tro bụi. Và từ đó có đổi mới cho đời sống trở nên mới tốt đẹp hơn.
Tro là hình ảnh nói lên sự trống rỗng, thoáng qua, vô tên tuổi, vô ý nghĩa, vô gía trị. Hình ảnh này diễn tả đời sống con người, nếu không có đức tin vào Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình, cũng trở nên trống rỗng hoang vắng.
Vì thế, trong nghi thức vẽ hình thập gía rắc tro trên trán, trên đỉnh đầu, nhắc nhớ lại: Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro, nhưng được kêu gọi cho cùng sống lại với Chúa Giêsu Kito.
40 ngày mùa chay.
Mùa chay bắt đầu từ thứ Tư lễ Tro đến ngày lễ mừng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết kéo dài 40 ngày. Nhưng tại sao lại 40 ngày?
Con số 40 là con số kinh thánh ẩn chứa lịch sử về sự thanh luyện tẩy rửa.
Trong thế giới bên vùng Trung Đông con số 40 là dấu chỉ hình ảnh về sự tẩy rửa cho thanh sạch. 40 ngày là thời gian tẩy rửa thanh luyện cho những người sinh con trong truyền thống nơi Do Thái giáo và Hồi Giáo.
40 ngày buồn bã tang chế, và sau 40 ngày có những nghi thức riêng để nói lên thời gian tẩy rửa thanh luyện và tang chế đau buồn đã chấm dứt, và đời sống bắt đầu trở lại như thường.
Mưa suốt 40 đêm ngày tạo nên trận đại hồng thủy thời Ông Noe, nước tràn ngập bao phủ khắp mặt đất. ( Sáng thế 7, 12)
40 năm dân Israel đi trong sa mạc từ Ai Cập trở về đất Chúa hứa ban cho. (Sách Dân số 14,33)
Tiên Tri Maisen ở trên núi Sinai 40 đêm ngày để gần gũi gặp gỡ Thiên Chúa hiện ra với Ông. ( Xuất hành 24,18)
Ngôn sứ Elia đã vượt đường xa đi 40 ngày đêm để đến núi Horeb gặp gỡ Thiên Chúa. ( 1 Sách Các Vua 19,8)
Vua David cai trị nước Israel và thành Gierusalem 40 năm (1. Sách Các Vua 2,11.).
Tiên tri Jona kêu gọi dân thành Ninive từ vua tới người dân lớn bế ăn chay hãm mình ngồi trên tro đền tội 40 ngày để được Thiên Chúa tha thứ không giáng họa hình phạt xuống cho dân thành. ( Jona 3,4- 10)
Chúa Giêsu cũng trải qua nếp sống 40 ngày trong sa mạc, ăn chay cầu nguyện nhịn đói và bị ma qủy hiện đến cám dỗ. (Mt 4,1-11)
Nối kết từ gương sống ăn chay cầu nguyện của Chúa Giesu, một dấu chỉ hình ảnh thanh luyện trong sa mạc, đã trở nên 40 ngày mùa chay trong Hội Thánh Công Giáo.
Chúa Giêsu Kitô được an táng trong mồ dưới lòng đất, và Ngài cũng chỉ nằm ở trong đó 40 tiếng đồng hồ thôi. Vì thế nhiều xứ đạo đã có tập tục canh thức cầu nguyện 40 tiếng đống hồ để tưởng nhớ thời gian 40 tiếng Chúa nằm trong mồ trước khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết âm phủ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long