Xưa nay trong dòng lịch sử nhân loại luôn có những làn sóng bệnh dịch dưới nhiều khía cạnh hình thái đe dọa sức khoẻ đời sống con người.
Bệnh dịch lan tỏa truyền nhiễm đe dọa làm suy yếu sức khoẻ thể xác, suy nhược tinh thần và gây ra chết chóc cho con người. Đó là thảm cảnh ảm đạm đen tối tàn phá đời sống con người cùng công trình thiên nhiên.
Mỗi khi có làn sóng bệnh dịch nổi lên đe dọa, con người với khả năng trí tuệ cùng phương tiện phát triển khoa học luôn nghiên cứu tìm tòi phát minh chế biến phương thuốc chữa trị ngăn ngừa tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn gây ra bệnh dịch. Đây là công việc rất cần thiết cần phải có mang tính chất cứu độ cho con người, cứu nguy cho công trình thiên nhiên vũ trụ.
Song song với phương pháp chữa trị y tế, con người còn hướng tâm hồn mình lên Đấng Tối Cao là cha nguồn sự sống, nguồn sức khoẻ chữa lành cho con người.
Hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, Đấng Tối Cao, con người cầu khẩn nài xin ơn trợ giúp chữa lành cho thể xác và tinh thần. Một nếp sống đức tin sâu thẳm, như lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh diễn tả:
„Hỡi ai nương tựa Đấng Tối Cao và núp bóng Đấng quyền năng tuyệt đối,hãy thưa với CHÚA rằng:"Lạy Thiên Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn,là đồn luỹ chở che, con tin tưởng vào Ngài."
3 Chính Chúa gìn giữ bạn khỏi lưới kẻ thù giăng, khỏi tai ương tàn khốc.
4 Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân:
lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ.
5 Bạn không sợ cảnh hãi hùng đêm vắng hay mũi tên bay giữa ban ngày,6 cả dịch khí hoành hành trong đêm tối,
cả ôn thần sát hại lúc ban trưa.“ ( Tv 91,1-6)
Và trong dòng lịch sử Hội Thánh Công Giáo cũng đã có những vị sống đời thánh thiện dấn thân hy sinh đi cứu giúp những người trong cơn bệnh dịch phần vật chất thể xác cũng như mang sự an ủi cho họ về phần tinh thần.
Một trong những vị thánh quan thầy bảo trợ cho người bị bệnh dịch là Thánh Rochus trong Giáo Hội Công Giáo vào thời Trung cổ.
Thánh Rochus sinh ra vào năm 1295 ở Montpellier nước Pháp. Ông là một giáo dân tham gia là hội viên dòng ba Phanxico. Theo tương truyền thuật lại, khi Rochus mở mắt chào đời, cha mẹ đã nhìn thất dấu thập gía Chúa Giêsu in trên ngực con mình, và họ cho rằng đó là một dấu chỉ lớn nói lên ân sủng của Chúa ban cho con mình.
Theo lời cha dặn bảo trước khi ông qua đời: Con không được làm tôi của cải vật chất, đừng để nó làm con tối mờ con mắt, nhưng hãy chia sẻ với những người nghèo khổ! Rochus đem tặng hết gia tài của cải của mình, và chỉ giữ lại một bộ quần áo, một chiếc gậy và một túi xách đeo lưng. Với hành trang như vậy Rochus đi hành hương khắp nơi sang tới Roma.
Trên đường hành hương tới Roma, nạn bệnh dịch nổi lên hoành hành bên Ý, bên Âu châu, Rochus tới thăm viếng những người bị bệnh dịch, săn sóc an ủi họ như ông có thể làm được cho họ. Ở Roma lúc đó bệnh dịch cũng xâm chiếm lan tràn tới, Rochus cũng dấn thân ra tay giúp đỡ, và sau cùng chính ông cũng bị mắc bệnh dịch.
Biết mình bị bệnh dịch Ông lui vào sống xa cách ở một túp lều chờ ngày qua đời, nhưng Thiên Thần Chúa hiện đến săn sóc cứu giúp chữa ông. Vào một ngày một con chó của người đi săn ngậm khúc bánh mì mang đến cho bệnh nhân Rochus, và sau cùng con chó không theo chủ trở về nhà, nhưng luôn theo ở bên cạnh Rochus cho tới khi Rochus lành bệnh trở lại.
Khi lành bệnh trở lại, Rochus và con chó trở lại Piacentia săn sóc chăm sóc chữa những người bị bệnh dịch.
Bên Âu Châu, thánh Rochus được yêu mến tôn kính là vị thánh quan thầy của những người bị bệnh dịch.
Vị thánh hành hương Rochus được vẽ khắc trình bày với chiếc gậy hành hương trên tay cùng bình nước, và con chó miệng ngậm khúc bánh đứng dưới chân thánh nhân.
Thời đại ngày nay luôn hằng có những vị sống đạo đức thánh thiện dấn thân quên mình cho những người bị bệnh dịch như cha Thánh Damien de Veuster ( 03.01.1840 - 15.04.1889), một linh mục đã tình nguyện sang Hawai sống làm việc mục vụ giúp đỡ giữa những người bị bệnh phong cùi cho tới khi bị mắc bệnh và mang bệnh dịch này cho tới lúc qua đời.
Ngày 04.06.1995 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. đã phong cha Damien lên hàng Chân phước. Và ngày 11.10.2009 Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. đã tôn phong Chân phước Damien lên hàng Hiển Thánh.
Thánh Damien là thánh quan thầy bảo trợ của những người mắc bệnh dịch phong cùi.
Ngay trong lòng Giáo hội Việt Nam có đức cha Jean Cassigne là vị Giám mục của người bị bệnh dịch phong cùi ở vùng Di Linh.
Đức cha Jean Cassaigne sinh ngày 30.01.1895 tại Toi Urgons-Grenade nước Pháp; thụ phong Linh mục ngày 19.12.1925 thuộc Hội thừa sai Paris; ngày 06.04.1926 Ngài xung phong lên đường sang Đông Dương truyền giáo, sau một tháng lênh đênh trên biển cả Ngài mới cặp bến cảng Sài Gòn, sau đó về Cái Mơn với cha Delignon để học tiếng Việt. Chỉ 5 tháng sau khi đến Việt Nam Ngài được bổ nhiệm làm cha xứ Di Linh,
Buổi đầu về nhận xứ Ngài bận bịu với biết bao công việc, một mặt lo truyền đạo, dạy đạo, mặt khác là nâng cao đời sống, dân trí cho bà con, ban ngày Ngài qui tụ trẻ em để dạy chữ, chiều đến phải lo cho các lớp giáo lý tân tòng, sau giờ cơm tối lại dạy học cho người lớn.
Đâu chỉ có thế, lúc ấy Ngài còn có biệt danh”Oâng lớn làm thuốc”, bất cứ ai đau ốm đều tìm đến Ngài để được chữa trị hoặc được phát thuốc, mọi người qúi mến Ngài, xem Ngài như vị cha chung. Sự tận tâm tận lực của Ngài đối với những người nghèo, người phong cùi cùng với sự tác động của Thánh thần chiều ngày 7.12.1927 một người phong cùi trong cơn nguy tử đã xin Cha Cassaigne rửa tội. Ngài sung sướng thốt lên:” Đây là niềm vui vĩ đại đầu tiên từ sau ngày mình được chịu chức và dâng lễ mở tay”.
Dù bận bịu trăm công nghìn việc nhưng Cha Cassaigne vẫn dành nhiều thời gian để tìm đến với những người phong cuì bị gia đình, dòng họ ruồng rẫy, xua đuổi vào chốn rừng sâu mặc cho bệnh tật, đói lạnh, có khi họ còn làm mồi cho thú rừng. Sau những lần băng rừng lội suối đem lương thực, thuốc men đến cho họ, Ngài càng cảm thương trước những số phận hẩm hỉu ấy. Một lần cuối mùa thu năm 1928,, khi đang một mình băng qua đường rừng vắng đến thăm một buôn làng ở xa, thì một đoàn 10 người phong cùi rách rưới, dơ bẩn nằm la liệt trên đường kêu gào thảm thiết, họ sụp lạy dưới chân Ngài và xin Ngài cứu giúp họ.
Ngài không cầm được nước mắt, hình ảnh những người xấu số cứ ám ảnh tâm trí, nhiều đêm trằn trọc không ngủ được vì Ngài luôn nghĩ đến những thân phận bị ruồng bỏ, bị loại trừ. Tình yêu thương đã thôi thúc Ngài lập làng cùi, những chòi nhà sàn đơn sơ được dựng lên ở khu đất trống dưới chân đồi gần mé ruộng cách nhà xứ KaLa gần 1km. Có nhà rồi,Ngài lại băng rừng, kiếm tìm và đưa họ về chung sống, để chăm sóc và chữa trị bệnh tật trước sự “ghê tởm” của không ít người.
Thật may mắn ngày 11.04.1929 làng cùi chính thức được công nhận và được trợ cấp của chính quyền, lúc ấy đã qui tụ được 21 người, họ yên tâm vui sống bên cạnh người cha hiền, không còn sợ sự nghi kỵ, xa lánh của người thân, họ hàng… Một thánh lễ đầu tiên được cử hành trong một nhà nguyện nhỏ ngay tại làng cùi ngày 15.03.1936 thật đầm ấm và dạt dào yêu thương. để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong những người phong cùi.
Thời điểm này các nữ tu dòng Nữ tử bác ái Vinh Sơn được mời đến để cùng cha Cassaigne chăm sóc người phong cùi.Các nữ tu kể lại rằng cha Cassaigne sống rất đơn sơ, nghèo khó, hễ ai biếu tặng gì Ngài đều chia sẻ, phân phát cho người phong cùi không giữa riêng cho mình bất cứ gì, từ thức ăn, thức uống, quần áo, thuốc men… nhiều năm Ngài sống trong nghèo khó, bệnh tật; có những lần bệnh sốt rét hành hạ, Ngài nằm li bì cả tuần lễ không ăn uống gì, không hề phàn nan hay kêu trách… sức khỏe Ngài suy sụp mau lẹ, nhưng khi khỏe lại Ngài lại tìm đến ngay với những người phong cùi,người nghèo ở khắp các buôn làng.
Ngày lễ kính thánh Gioan Baotixita 24.06.1941 một sự kiện trọng đại đã đến với vị Cha hiền của người dân tộc và những người phong cùi,khi Ngài được tấn phong Giám mục và là Giám quản Tông tòa Giáo phận sài Gòn. Nhưng sau 14 năm,khi bước vào tuổi 60 (cuối năm 1955) Ngài xin từ chức để nghỉ hưu và tình nguyện về lại Di Linh để phục vụ làng cùi.
Đức Cha Jean Cassaigne qua đời ngày 31.10.1973 giữa những người bị bệnh dịch phong cùi ở làng trại cùi Di Linh, do chính nag`i xây dựng nên từ năm 1927.
Xin Thánh Rochus, Thánh Damien và đức Cha Jean Cassaigne, những vị tông đồ của người bị bệnh dịch cầu thay nguyện giúp thế giới chúng con thoát khỏi cơn đang bị bệnh dịch hoành hành đe dọa.
Xin các Đấng Thánh quan thầy cầu bầu cùng Thiên Chúa, nguồn sự sống và bình an chữa lành bệnh nạn thể xác và tâm hồn mọi người chúng con trong lúc lo âu sự hãi, vì bị bệnh dịch đe dọa.
Lm. Daminh nguyễn Ngọc Long.
Bệnh dịch lan tỏa truyền nhiễm đe dọa làm suy yếu sức khoẻ thể xác, suy nhược tinh thần và gây ra chết chóc cho con người. Đó là thảm cảnh ảm đạm đen tối tàn phá đời sống con người cùng công trình thiên nhiên.
Mỗi khi có làn sóng bệnh dịch nổi lên đe dọa, con người với khả năng trí tuệ cùng phương tiện phát triển khoa học luôn nghiên cứu tìm tòi phát minh chế biến phương thuốc chữa trị ngăn ngừa tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn gây ra bệnh dịch. Đây là công việc rất cần thiết cần phải có mang tính chất cứu độ cho con người, cứu nguy cho công trình thiên nhiên vũ trụ.
Song song với phương pháp chữa trị y tế, con người còn hướng tâm hồn mình lên Đấng Tối Cao là cha nguồn sự sống, nguồn sức khoẻ chữa lành cho con người.
Hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, Đấng Tối Cao, con người cầu khẩn nài xin ơn trợ giúp chữa lành cho thể xác và tinh thần. Một nếp sống đức tin sâu thẳm, như lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh diễn tả:
„Hỡi ai nương tựa Đấng Tối Cao và núp bóng Đấng quyền năng tuyệt đối,hãy thưa với CHÚA rằng:"Lạy Thiên Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn,là đồn luỹ chở che, con tin tưởng vào Ngài."
3 Chính Chúa gìn giữ bạn khỏi lưới kẻ thù giăng, khỏi tai ương tàn khốc.
4 Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân:
lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ.
5 Bạn không sợ cảnh hãi hùng đêm vắng hay mũi tên bay giữa ban ngày,6 cả dịch khí hoành hành trong đêm tối,
cả ôn thần sát hại lúc ban trưa.“ ( Tv 91,1-6)
Và trong dòng lịch sử Hội Thánh Công Giáo cũng đã có những vị sống đời thánh thiện dấn thân hy sinh đi cứu giúp những người trong cơn bệnh dịch phần vật chất thể xác cũng như mang sự an ủi cho họ về phần tinh thần.
Một trong những vị thánh quan thầy bảo trợ cho người bị bệnh dịch là Thánh Rochus trong Giáo Hội Công Giáo vào thời Trung cổ.
Thánh Rochus sinh ra vào năm 1295 ở Montpellier nước Pháp. Ông là một giáo dân tham gia là hội viên dòng ba Phanxico. Theo tương truyền thuật lại, khi Rochus mở mắt chào đời, cha mẹ đã nhìn thất dấu thập gía Chúa Giêsu in trên ngực con mình, và họ cho rằng đó là một dấu chỉ lớn nói lên ân sủng của Chúa ban cho con mình.
Theo lời cha dặn bảo trước khi ông qua đời: Con không được làm tôi của cải vật chất, đừng để nó làm con tối mờ con mắt, nhưng hãy chia sẻ với những người nghèo khổ! Rochus đem tặng hết gia tài của cải của mình, và chỉ giữ lại một bộ quần áo, một chiếc gậy và một túi xách đeo lưng. Với hành trang như vậy Rochus đi hành hương khắp nơi sang tới Roma.
Trên đường hành hương tới Roma, nạn bệnh dịch nổi lên hoành hành bên Ý, bên Âu châu, Rochus tới thăm viếng những người bị bệnh dịch, săn sóc an ủi họ như ông có thể làm được cho họ. Ở Roma lúc đó bệnh dịch cũng xâm chiếm lan tràn tới, Rochus cũng dấn thân ra tay giúp đỡ, và sau cùng chính ông cũng bị mắc bệnh dịch.
Biết mình bị bệnh dịch Ông lui vào sống xa cách ở một túp lều chờ ngày qua đời, nhưng Thiên Thần Chúa hiện đến săn sóc cứu giúp chữa ông. Vào một ngày một con chó của người đi săn ngậm khúc bánh mì mang đến cho bệnh nhân Rochus, và sau cùng con chó không theo chủ trở về nhà, nhưng luôn theo ở bên cạnh Rochus cho tới khi Rochus lành bệnh trở lại.
Khi lành bệnh trở lại, Rochus và con chó trở lại Piacentia săn sóc chăm sóc chữa những người bị bệnh dịch.
Bên Âu Châu, thánh Rochus được yêu mến tôn kính là vị thánh quan thầy của những người bị bệnh dịch.
Vị thánh hành hương Rochus được vẽ khắc trình bày với chiếc gậy hành hương trên tay cùng bình nước, và con chó miệng ngậm khúc bánh đứng dưới chân thánh nhân.
Thời đại ngày nay luôn hằng có những vị sống đạo đức thánh thiện dấn thân quên mình cho những người bị bệnh dịch như cha Thánh Damien de Veuster ( 03.01.1840 - 15.04.1889), một linh mục đã tình nguyện sang Hawai sống làm việc mục vụ giúp đỡ giữa những người bị bệnh phong cùi cho tới khi bị mắc bệnh và mang bệnh dịch này cho tới lúc qua đời.
Ngày 04.06.1995 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. đã phong cha Damien lên hàng Chân phước. Và ngày 11.10.2009 Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. đã tôn phong Chân phước Damien lên hàng Hiển Thánh.
Thánh Damien là thánh quan thầy bảo trợ của những người mắc bệnh dịch phong cùi.
Ngay trong lòng Giáo hội Việt Nam có đức cha Jean Cassigne là vị Giám mục của người bị bệnh dịch phong cùi ở vùng Di Linh.
Đức cha Jean Cassaigne sinh ngày 30.01.1895 tại Toi Urgons-Grenade nước Pháp; thụ phong Linh mục ngày 19.12.1925 thuộc Hội thừa sai Paris; ngày 06.04.1926 Ngài xung phong lên đường sang Đông Dương truyền giáo, sau một tháng lênh đênh trên biển cả Ngài mới cặp bến cảng Sài Gòn, sau đó về Cái Mơn với cha Delignon để học tiếng Việt. Chỉ 5 tháng sau khi đến Việt Nam Ngài được bổ nhiệm làm cha xứ Di Linh,
Buổi đầu về nhận xứ Ngài bận bịu với biết bao công việc, một mặt lo truyền đạo, dạy đạo, mặt khác là nâng cao đời sống, dân trí cho bà con, ban ngày Ngài qui tụ trẻ em để dạy chữ, chiều đến phải lo cho các lớp giáo lý tân tòng, sau giờ cơm tối lại dạy học cho người lớn.
Đâu chỉ có thế, lúc ấy Ngài còn có biệt danh”Oâng lớn làm thuốc”, bất cứ ai đau ốm đều tìm đến Ngài để được chữa trị hoặc được phát thuốc, mọi người qúi mến Ngài, xem Ngài như vị cha chung. Sự tận tâm tận lực của Ngài đối với những người nghèo, người phong cùi cùng với sự tác động của Thánh thần chiều ngày 7.12.1927 một người phong cùi trong cơn nguy tử đã xin Cha Cassaigne rửa tội. Ngài sung sướng thốt lên:” Đây là niềm vui vĩ đại đầu tiên từ sau ngày mình được chịu chức và dâng lễ mở tay”.
Dù bận bịu trăm công nghìn việc nhưng Cha Cassaigne vẫn dành nhiều thời gian để tìm đến với những người phong cuì bị gia đình, dòng họ ruồng rẫy, xua đuổi vào chốn rừng sâu mặc cho bệnh tật, đói lạnh, có khi họ còn làm mồi cho thú rừng. Sau những lần băng rừng lội suối đem lương thực, thuốc men đến cho họ, Ngài càng cảm thương trước những số phận hẩm hỉu ấy. Một lần cuối mùa thu năm 1928,, khi đang một mình băng qua đường rừng vắng đến thăm một buôn làng ở xa, thì một đoàn 10 người phong cùi rách rưới, dơ bẩn nằm la liệt trên đường kêu gào thảm thiết, họ sụp lạy dưới chân Ngài và xin Ngài cứu giúp họ.
Ngài không cầm được nước mắt, hình ảnh những người xấu số cứ ám ảnh tâm trí, nhiều đêm trằn trọc không ngủ được vì Ngài luôn nghĩ đến những thân phận bị ruồng bỏ, bị loại trừ. Tình yêu thương đã thôi thúc Ngài lập làng cùi, những chòi nhà sàn đơn sơ được dựng lên ở khu đất trống dưới chân đồi gần mé ruộng cách nhà xứ KaLa gần 1km. Có nhà rồi,Ngài lại băng rừng, kiếm tìm và đưa họ về chung sống, để chăm sóc và chữa trị bệnh tật trước sự “ghê tởm” của không ít người.
Thật may mắn ngày 11.04.1929 làng cùi chính thức được công nhận và được trợ cấp của chính quyền, lúc ấy đã qui tụ được 21 người, họ yên tâm vui sống bên cạnh người cha hiền, không còn sợ sự nghi kỵ, xa lánh của người thân, họ hàng… Một thánh lễ đầu tiên được cử hành trong một nhà nguyện nhỏ ngay tại làng cùi ngày 15.03.1936 thật đầm ấm và dạt dào yêu thương. để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong những người phong cùi.
Thời điểm này các nữ tu dòng Nữ tử bác ái Vinh Sơn được mời đến để cùng cha Cassaigne chăm sóc người phong cùi.Các nữ tu kể lại rằng cha Cassaigne sống rất đơn sơ, nghèo khó, hễ ai biếu tặng gì Ngài đều chia sẻ, phân phát cho người phong cùi không giữa riêng cho mình bất cứ gì, từ thức ăn, thức uống, quần áo, thuốc men… nhiều năm Ngài sống trong nghèo khó, bệnh tật; có những lần bệnh sốt rét hành hạ, Ngài nằm li bì cả tuần lễ không ăn uống gì, không hề phàn nan hay kêu trách… sức khỏe Ngài suy sụp mau lẹ, nhưng khi khỏe lại Ngài lại tìm đến ngay với những người phong cùi,người nghèo ở khắp các buôn làng.
Ngày lễ kính thánh Gioan Baotixita 24.06.1941 một sự kiện trọng đại đã đến với vị Cha hiền của người dân tộc và những người phong cùi,khi Ngài được tấn phong Giám mục và là Giám quản Tông tòa Giáo phận sài Gòn. Nhưng sau 14 năm,khi bước vào tuổi 60 (cuối năm 1955) Ngài xin từ chức để nghỉ hưu và tình nguyện về lại Di Linh để phục vụ làng cùi.
Đức Cha Jean Cassaigne qua đời ngày 31.10.1973 giữa những người bị bệnh dịch phong cùi ở làng trại cùi Di Linh, do chính nag`i xây dựng nên từ năm 1927.
Xin Thánh Rochus, Thánh Damien và đức Cha Jean Cassaigne, những vị tông đồ của người bị bệnh dịch cầu thay nguyện giúp thế giới chúng con thoát khỏi cơn đang bị bệnh dịch hoành hành đe dọa.
Xin các Đấng Thánh quan thầy cầu bầu cùng Thiên Chúa, nguồn sự sống và bình an chữa lành bệnh nạn thể xác và tâm hồn mọi người chúng con trong lúc lo âu sự hãi, vì bị bệnh dịch đe dọa.
Lm. Daminh nguyễn Ngọc Long.