Đó đây có tâm tư so sánh: Nhìn lên cao không bằng ai, nhưng nhìn xuống vẫn còn hơn nhiều người, xin cám ơn Chúa!
Thoạt nghe qua tâm tư so sánh này như có vẻ biểu lộ một nếp sống đạo đức lòng khiêm cung. Nhưng đàng sau lại ẩn chứa điều gì tự xét đoán đề cao mình!
Trong đời sống có những luật lệ đạo cũng như pháp luật xã hội. Con người dựa vào để thi hành trong cuộc sống cho chính đáng trật tự hợp ý nghĩa tình và lý.
Và như thế có được sắp xếp xét đoán không?
Nơi công đường tòa án việc tranh cãi kiện tụng được các vị thẩm phán có trách nhiệm phân định xét sử cho rõ ràng dựa theo luật lệ cùng tập tục đời sống xã hội.
Trong đức tin tôn giáo đời sống tinh thần thiêng liêng nơi trần gian không có việc kiện tụng xét sử ai là người công chính, ai là người sống đẹp lòng Chúa, ai là người có đời sống bác ái. Ai hơn ai kém.
Giáo Hội Công Giáo lập ra Tòa hòa giải để nhắc nhở cảnh tỉnh những trường hợp sai phạm về kỷ luật trong nếp sống đức tin.
Chỉ mình Thiên Chúa, đấng tạo dựng nên đời sống con người, nuôi sống con người mới có thẩm quyền xét đoán về đời sống tinh thần con người thôi.
Giáo hội của Chúa luôn nhắc nhớ con người là tạo vật do Chúa tạo thành cùng được Thiên Chúa phú bẩm ban cho cơ hội khả năng sinh sống. Nhưng mỗi người đều có giới hạn về mọi khía cạnh từ thân xác đến tinh thần. Mỗi người là một tác phẩm hình ảnh do Chúa tạo thành, từ thân xác hình hài đến trí khôn tinh thần khác biệt không giống nhau.
Không ai là người có thể biết cùng làm được tất cả, và cũng không ai không thể làm được gì. Không ai có tất cả, và cũng không ai không có gì.
Lòng biết ơn cảm tạ Thiên Chúa là việc đạo đức cần thiết trong đời sống đức tin tinh thần. Nhưng so sánh với đời sống người khác là điều không xứng hợp với ý Chúa. Trong so sánh ẩn chứa ý nghĩ hơn kém, bình phẩm đề cao. Điều này nằm ngoài khả năng của mỗi con người là tạo vật có giới hạn.
Chân thành nhận rõ lằn ranh giới hạn khả năng đời sống mình là điều cần thiết cùng đạo đức trong tương quan sống với Thiên Chúa, đấng tạo dựng phú ban cho sự sống, và cùng trong tương quan tình liên đới với những người cùng chung sống.
Thánh Phaolô đã viết về cung cách sống tinh thần chân thành cho học trò Timotheo với Thiên Chúa qua chính bản thân cuộc sống của mình:
„ Con thân mến, phần cha, cha đã già yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồi. Cha đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha. Và trong ngày đó, Chúa là Ðấng phán xét chí công sẽ trao lại cho cha mũ triều thiên ấy; nhưng không phải cho cha mà thôi, mà còn cho những kẻ yêu mến trông đợi Người xuất hiện (2 Tm4,6-8).
Chân thành khiêm cung cùng đầy lòng tin tưởng phó thác vào bàn tay Thiên Chúa như thế khó có thể hơn được.
Và đó cũng là kim chỉ nam cho đời sống tinh thần đạo giáo của người tín hữu Chúa Kitô.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thoạt nghe qua tâm tư so sánh này như có vẻ biểu lộ một nếp sống đạo đức lòng khiêm cung. Nhưng đàng sau lại ẩn chứa điều gì tự xét đoán đề cao mình!
Trong đời sống có những luật lệ đạo cũng như pháp luật xã hội. Con người dựa vào để thi hành trong cuộc sống cho chính đáng trật tự hợp ý nghĩa tình và lý.
Và như thế có được sắp xếp xét đoán không?
Nơi công đường tòa án việc tranh cãi kiện tụng được các vị thẩm phán có trách nhiệm phân định xét sử cho rõ ràng dựa theo luật lệ cùng tập tục đời sống xã hội.
Trong đức tin tôn giáo đời sống tinh thần thiêng liêng nơi trần gian không có việc kiện tụng xét sử ai là người công chính, ai là người sống đẹp lòng Chúa, ai là người có đời sống bác ái. Ai hơn ai kém.
Giáo Hội Công Giáo lập ra Tòa hòa giải để nhắc nhở cảnh tỉnh những trường hợp sai phạm về kỷ luật trong nếp sống đức tin.
Chỉ mình Thiên Chúa, đấng tạo dựng nên đời sống con người, nuôi sống con người mới có thẩm quyền xét đoán về đời sống tinh thần con người thôi.
Giáo hội của Chúa luôn nhắc nhớ con người là tạo vật do Chúa tạo thành cùng được Thiên Chúa phú bẩm ban cho cơ hội khả năng sinh sống. Nhưng mỗi người đều có giới hạn về mọi khía cạnh từ thân xác đến tinh thần. Mỗi người là một tác phẩm hình ảnh do Chúa tạo thành, từ thân xác hình hài đến trí khôn tinh thần khác biệt không giống nhau.
Không ai là người có thể biết cùng làm được tất cả, và cũng không ai không thể làm được gì. Không ai có tất cả, và cũng không ai không có gì.
Lòng biết ơn cảm tạ Thiên Chúa là việc đạo đức cần thiết trong đời sống đức tin tinh thần. Nhưng so sánh với đời sống người khác là điều không xứng hợp với ý Chúa. Trong so sánh ẩn chứa ý nghĩ hơn kém, bình phẩm đề cao. Điều này nằm ngoài khả năng của mỗi con người là tạo vật có giới hạn.
Chân thành nhận rõ lằn ranh giới hạn khả năng đời sống mình là điều cần thiết cùng đạo đức trong tương quan sống với Thiên Chúa, đấng tạo dựng phú ban cho sự sống, và cùng trong tương quan tình liên đới với những người cùng chung sống.
Thánh Phaolô đã viết về cung cách sống tinh thần chân thành cho học trò Timotheo với Thiên Chúa qua chính bản thân cuộc sống của mình:
„ Con thân mến, phần cha, cha đã già yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồi. Cha đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha. Và trong ngày đó, Chúa là Ðấng phán xét chí công sẽ trao lại cho cha mũ triều thiên ấy; nhưng không phải cho cha mà thôi, mà còn cho những kẻ yêu mến trông đợi Người xuất hiện (2 Tm4,6-8).
Chân thành khiêm cung cùng đầy lòng tin tưởng phó thác vào bàn tay Thiên Chúa như thế khó có thể hơn được.
Và đó cũng là kim chỉ nam cho đời sống tinh thần đạo giáo của người tín hữu Chúa Kitô.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long