Thượng nghị sĩ John Sidney Mc Cain III, sinh ngày 29.08.1936, lìa trần ngày 25.08.2018 đã gây ra nhiều tranh luận về ông trên truyền thông quốc tế. Dĩ nhiên, khi nhắc đến ông, người ta đều gắn với danh từ ‘tù binh Việt cộng’. Rời Hanoi Hilton, về Hoa Kỳ, đắc cử dân cử lập pháp, càng lúc ông càng gia tăng tiếp tay giới thiểu số cộng đảng Việt trong cái gọi là ‘xóa bỏ hận thù’, rồi ‘quên đi nhân quyền để bán súng đạn cho chúng’, tức nhắm mắt trước việc bạo quyền đàn áp đồng bào yêu nước. Trước khi tìm hiểu về ông, chúng ta cần biết nguyên nhân tại sao người Mỹ đã tham chiến tại đất Việt để rồi phải tìm cách ‘tháo chạy trong danh dự’, tức thất trận lần đầu tiên trong lịch sử cường quốc số 1 thế giới này. Nhờ đó, qua cái gọi là Hiện định Paris 1973, Việt cộng đã thả ông về nước.

I./ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG CỘNG SẢN ?

A.- Ðiều kiện ắc có và đủ để chiến thắng.

Tiền nhân chúng ta dạy ‘Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng’. Vậy muốn chống và thắng cộng sản Bắc Việt cùng tay sai Mặt trận giải phóng Miền Nam, những chánh trị gia thực dân Mỹ (thực dân là nhữn kẻ tưởng cho tiền viện trợ một nước, muốn đòi gì chính phủ nước đó phải làm theo, điển hình là Kennedy, Johnson, Kissinger) hay tập thể người Việt (tướng tá, đảng phái như nhóm Caravelle), có ai biết rõ Việt cộng, chứ đừng nói chi đến tranh luận với Hồ Chí Minh như ông Ngô Ðình Diệm đã làm.

Sau khi Mặt trận Việt Minh cướp chính quyền, ông Ngô Đình Diệm và vài người thân trong gia đình bị chúng bắt ở Tuy Hoà (Phú Yên), nhưng không có các ông Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn. Anh cả ông Diệm là ông Ngô Đình Khôi và con trai là Ngô Đình Huân bị du kích cộng sản giải ra Hà Nội và bị chúng xử bắn cùng với cựu Thượng thư Bộ Lại Phạm Quỳnh tại rừng Hắc Thú. Khi đó, anh Huân, nắm lấy áo cha mình kéo lại. Bọn cán bộ Việt Minh quát mắng và đánh anh, anh nói chẳng thà chết với cha, và chúng đã dã man xử bắn cả hai cha con.

Ông Ngô Đình Diệm bị giải ra Hà Nội, được trả tự do và đưa gặp Hồ Chí Minh. Ông hỏi họ Hồ tại sao xử bắn anh của ông thì được hắn giải thích rằng đó một hành động tự phát của du kích địa phương do đất nước đang trong tình trạng hỗn loạn. Sau đó, hắn mời ông Diệm giữ chức thủ tướng vì cho rằng ông có tài lãnh đạo. Oâng Diệm trả lời rằng ông chỉ đồng ý lời mời đó với điều kiện ông được Việt Minh thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Chủ tịch Hồ từ chối yêu cầu này và, do đó, ông Diệm cũng từ chối hợp tác với Việt Minh.

Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, ‘hung thần’ Henry C. Lodge, đại sứ Mỹ tại Sài gòn đã lên tiếng thăm dò:

1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm ;

(điều này gợi trí chúng ta về dự luật ‘Ðặc khu Kinh tế’ mà đồng bào trong nước đang biểu tình phản đối cộng nô bán nước)

2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình ;

3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ ;

4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.

Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ bằng không trả lời cho những kẻ phạm thượng đến sự Ðộc lập của Việt Nam Cộng hòa và sự Lãnh đạo dân cử của quốc gia này.

Thành tâm tự vấn : « có chính trị gia, tướng tá Mỹ – Việt nào đã chủ mưu cái chết cho ba anh em họ Ngô Ðình can đảm đối đáp với Hồ Chí Minh như vậy trong tình trạng hổn loạn thời ‘cướp chính quyền’ đó không ? Lời Tiền nhân ‘Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng’đã trở thành Sự Thật : Sự kiện đảo chính ngày 01.11.1963 dẫn tới thua trận ngày 30.04.1975 và sẽ đưa đến hạn kỳ 2020, sau khi người Mỹ, trong đó có hai ‘John’ Kelly và McCain thân thiện’ bắt tay với Việt cộng. Chúng không biết Mật ước Thành đô sao ? Thành công của chúng nhưng là ‘Biển Khổ’ của 90 triệu người Việt trong nước.

B.- Hồ Chí Minh và bè đảng cộng sản sợ hãi uy tín ông Diệm.

1. Hồ Chí Minh mừng ông Diệm chết và Mỹ ngu.

Ngày 02.11.1963, lúc hơn 10 giờ, qua đài phát thanh Sài-gòn, phe đảo chính loan báo, hai ông Diệm và Nhu đã tự tử. Có thể cũng như bao đồng bào khác, tôi không tin… Thành quả đầu tiên của họ là ‘làm mất niềm tin’ nơi đa số quốc dân. Do thời đó không có mail và radio đi xa, nên phải đợi đến quá 14 giờ, điện tín mới mang tin vui đến Hồ Chí Minh. Ông reo hò ‘Chúng ta sẽ thắng. Ông Diệm yêu nước theo cách thức của ông’. Sau đó, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản Wilfrid Burchett: « Tôi không thể ngờ tụi Mỹ ngu đến thế. Lúc nãy người ta báo cho Bác biết là ông Diệm vừa bị lật đổ, Ông Diệm là kẻ địch thủ ghê gớm nhứt của Bác. Nay ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về ta rồi ».

2. Sự sợ hãi uy tín ông Diệm vẫn tiếp nối.

a) Gần 12 năm sau ngày linh hồn Gioan Baotixita Ngô Ðình Diệm được gọi về Nhà Cha, trưa ngày 15.08.1975, lúc 14 giờ, Ðức cha Phao lô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Sài-Gòn và Ðức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Tổng Giám mục phó, cháu kêu ông Diệm bằng cậu, được đưa đến Dinh Ðộc Lập. Tại đó, một tên công an chận Ðức cha Thuận lại và nói: ‘Anh đi lối này’, rồi lôi Người đi mất luôn. Khoảng 30 phút sau, chỉ thấy tướng Trà, chủ tịch ủy ban quân quản thành Hồ, nói chuyện vu vơ, Ðức cha Bình hỏi :

- Thưa Thượng tướng, còn chuyện gì cần nữa không?

Tướng Trà trả lời:

- Thôi! Cụ ra về được rồi.

- Ðức cha phó của tôi đâu mời ngài cùng về.

- Như cụ thấy, chế độ này là chế độ cộng sản. Tên Thuận là dòng dõi Ngô Ðình Diệm, chúng nó chống Cách mạng từ trong trứng chống ra, nên không thể để nó ở đây được.

Sau đó, Ðức cha Thuận bị cộng nô bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an đi kèm với cuộc đời ‘tù không bản án’ của Người bắt đầu và kéo dài trong 13 năm…

b) Ngày 05.07.2013, tội ‘cháu ông Diệm’ được nhắc lại lần nữa vì có liên lụy đến một sĩ quan công an đảng rất tin cậy ở Phòng Tôn giáo Bộ Công an tên Nguyễn Hoàng Ðức. Câu chuyện như thế này :

- Do tiến trình phong Chân Phước cho Hồng Y Tôi tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận đã hoàn thành ở Tổng Giáo phận Rôma. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Ðức, được Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình mời tham dự lễ ‘Bế mạc phần điều tra tại Giáo phận’, đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà nội chặn lại không cho xuất ngoại sang Bangkok (Thái lan) trên đường đi Rôma (Ý đại lợi). Ông Ðức kể cho ông Mặc Lâm, phóng viên Ðài Á châu Tự do RFA biết : « Khi làm ở Phòng Tôn giáo Bộ Công an, người ta có ‘đối sách’ về Ðức cha vì một tội rất to là cháu của Ngô Ðình Diệm và sự về Sài gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục nên Người bị chuyển ra Bắc ». Tại sao, với hai ‘tội nặng’ này và bị giam giữ 13 năm, trong có những năm biệt giam, nhưng đảng cộng sản không dám đem Ðức Cha ra tòa xét xử ?

II./ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH VÔ LUÂN, PHI ÐẠO ÐỨC.

A. Bại tướng Lyndon Baines Johnson.

Ngày 09.05.1961, Phó Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, khi đến Việt Nam, đã gặp Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Bắt đầu câu chuyện, ông ca tụng ông Diệm là một Churchill của Á châu : « Đối với thế đứng của Hoa kỳ tại Á châu, Tổng thống Ngô Đình Diệm là nhân vật, là người bạn không thể thiếu được». Kế tiếp, hắn đòi ông Diệm chấp nhận để Hoa Kỳ đem quân tác chiến vào Việt Nam. Vì cương quyết bảo vệ Chủ quyền Quốc gia và luôn hy sinh tranh đấu cho sự Độc lập Dân tộc, Tổng thống Ngô đình Diệm đã trả lời rằng ‘Chính phủ Việt Nam Cộng hòa rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng, việc gửi Quân đội tác chiến Hoa kỳ đến Việt Nam, ông nhất quyết từ chối : « Nếu quý Vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với đồng bào tôi? Với người Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn ghi sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện Quân đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ tin những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghĩa ». Tháng 11.1961, Đại sứ Frederick Nolting nhận được yêu cầu từ tòa Bạch ốc phải gặp Tổng thống Diệm về vấn đề quân chiến đấu Mỹ (được xem như ‘chia sẽ trách nhiệm’). Nhưng, ông Diệm trả lời : « Chắc Đại sứ cũng hiểu, những đề nghị ấy đụng chạm tới vấn đề trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, Việt Nam không muốn là một nước bị bảo hộ (Vietnam does not want to be a protectorate) ».

Sau khi thuê người giết Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm và, tiếp theo, chính người Mỹ, với súng đạn Mỹ, Tổng thống Kennedy bị bắn chết, bởi cùng một lý do (?), bọn cầm quyền Mỹ lần lượt trao quyền cho đám tướng tá tham quyền và các chính trị gia đảng phái vô tài hoặc bị thay đổi bởi áp lực từ Phật giáo làm chính trị. Ngày 08.03.1965, Tổng thống Lyndon B. Johnson, Tư lệnh tối cao Quân đội Hoa kỳ, đã ra lịnh thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Ðà Nẵng mà Thủ tướng Phan Huy Quát (*) không được biết trước. Sự hiện diện và tham chiến của Quân Mỹ bắt đầu từ đây với những hậu quả về chánh trị (Việt Nam Cộng hòa mất chủ quyền, Bắc Việt cộng sản hô hào đánh Mỹ xâm lược), xã hội (đàn bà, con gái chạy theo lính Mỹ lắm tiền) và kinh tế (sản xuất đình trệ, vật giá gia tăng…). Những tệ nạn này đã được ông Diệm tiên đoán trước khi bị giết. Trước khi chết, ông đã vô cùng buồn cảnh cáo bọn phản loạn ‘rước Mỹ vào để khi mất nước, chạy theo chúng’. Sự thật đã xảy ra đúng như vậy, khi Sài Gòn sắp thất thủ ngày 30.04.1945, họ đã chạy sang Mỹ tuyên bố ‘chống cộng’. Ngày nay, trên Quê hương, Việt cộng thãm sát, cướp của, nhà cửa đồng bào. Tại hải ngoại, mới đầu, cộng đâu không thấy, nhưng họ đã chia rẽ thành từng nhóm đánh phá nhau vì cái nghị quyết 36 của cộng đảng, tài trợ bởi mỹ kim viện trợ… Ðây là những ngoại viện mà chánh phủ các nước nhân danh đạo dức đêå phát triển giáo dục trẻ em hay cải thiện đời sống người nghèo… mà thực sự, được cộng đảng chi tiêu cho những mục tiêu vô nhân đạo như thuê mướn công an, côn đồ đánh đập đồng bào biểu tình chống Tàu cộng hay cướp nhà người dân để bán giá cao cho bọn tư bản kinh doanh ngoại quốc…

[(*) Bác sĩ Phan Huy Quát bị cộng sản bắt ngày 16.08.1975 và giam tại nhà tù Chí Hòa. Bị bệnh gan rất nặng, ông không được Việt cộng cho chữa trị, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho ông, cũng không cho mang sang. Khi biết ông không qua khỏi, chúng đem ông lên bịnh xá. Hôm sau, ngày 27.04.1979, ông qua đời. Thi hài ông được phép quàn tại chùa Xá lợi và phát tang hôm sau. Nhưng phút chót, Việt cộng ra lệnh phải an táng ngay, vì hôm đó 28.04.1979, Tổng thư ký Liên hiệp quốc đến Sài Gòn. Vì sợ dư luận quốc tế biết sự độc ác của chế độ đối với người dân họ.]

B.- Phê bình tiền nhiệm cùng đảng Dân chủ và là kẻ thân cộng.

Ngày 24.05.2016, tại Hà nội, sau khi hứa bán võ khí sát thương cho Việt cộng và vinh danh ‘Tôi cũng đến đây với sự trân trọng dành cho lịch sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam’, Tổng thống ‘hậu sinh’ Obama đã phát biểu : « Vào ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, người dân đã tuôn ra đường phố để mừng ‘mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc’. Trong một thời kỳ khác, việc chia sẻ những giá trị nói trên, cũng như mong muốn lật đổ chế độ thực dân, đáng lẽ ra đã có thể đưa hai nước chúng ta xích lại gần nhau sớm hơn’ ».

Ông phê bình ‘tiền nhiệm’ là Tổng thống Jonhson : « Nhưng thay vào đó, Chiến tranh Lạnh và nỗi sợ về khác biệt chế độ (cộng sản) đã đưa chúng ta đến giao tranh. Giống như bất kỳ chiến tranh nào trong lịch sử nhân loại, chúng ta đã rút ra được một bài học về sự thật: Chiến tranh, dù mục đích của mỗi bên có là gì, cũng sẽ gây ra những nỗi đau, dẫn đến những bi kịch. Tại đài tưởng niệm liệt sĩ cũng như trên bàn thờ của các gia đình trên khắp đất nước các bạn, chúng ta nhớ về 3 triệu người Việt Nam, cả binh lính cũng như dân thường, đã thiệt mạng trong cuộc chiến. Tại đài tưởng niệm chiến sĩ ở Washington, tên 53.315 binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến cũng được khắc ghi. Những người cựu chiến binh và gia đình của các nạn nhân ở cả hai nước chúng ta, đến giờ vẫn phải chịu đựng nỗi đau mất mát ».

Hắn nói : « Chỉ có người Việt Nam mới được quyền quyết định tương lai của Việt Nam. ». Như vậy, nếu vào năm 1963, tập đoàn đảng Dân chủ Kennedy-Jonhson và tên Cabot Lodge khôn ngoan tôn trọng nguyên tắc ‘Dân tộc tự quyết’ đó thì 53.315 binh sĩ Mỹ đã không thiệt mạng và cả trăm ngàn chiến sĩ Mỹ khác đã không bị thương và tàn tật suốt đời. Nếu họ biết tôn trọng nguyên tắc ‘Dân tộc tự quyết’ tức vâng lời Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm thì người Việt không coi họ là những kẻ vô đạo đức.

Ðề cập đến các chiến binh hai phe, ông Obama nhắc : « Thượng nghị sĩ John McCain, người đã từng là tù nhân chiến tranh ở Việt Nam trong nhiều năm. Khi ông McCain gặp Tướng Giáp, Tướng Giáp đã nói rằng chúng ta không nên cứ là kẻ thù, mà hãy là bạn… ».

Sau ngày 25.08 vừa qua, ông McCain đã là đề tài tranh luận thật sôi nổi và hào hứng giữa các chính khách lưỡng đảng Hoa Kỳ, giữa những người Mỹ gốc Việt và giữa người Việt trong nước. Xin được góp lời.

III./ THƯỢNG NGHỊ SĨ QUÁ CỐ.

Trong một phi vụ tấn công Hà Nội ngày 26.10.1967, oanh tạc cơ A-4E Skyhawk của Hải quân Thiếu tá Mỹ John McCain, 31 tuổi, bị bắn hạ ngay trên bầu trời Hà Nội. Bị bắt sống, bị tra tấn và cầm tù trong hơn 5 năm dài. Ngày 15.03.1973, ông được trả tự do ‘Tôi chẳng thể nào diễn tả được cảm xúc của mình khi đi về chiếc phi cơ Không Quân Hoa Kỳ’ trong ‘Hồi ký Hỏa Lò’. Ðó cũng là thời kỳ ‘Rút quân trong danh dự’ của Quân đội nước này.

A.- Hồi ký Hỏa Lò.

Trong phần ‘Sa vào tay địch’, ông kể lại lúc bị bắt. Ông rơi xuống mặt nước và chìm xuống đáy Hồ Tây (hay Trúc Bạch). Sau vài lần cố trồi lên, nhưng không thành công. Cuối cùng, vài cán binh Bắc Việt bơi ra kéo tôi vào bờ, lột đồ và quần áo ông ra, đám đông kéo đến, hò reo, gào hét, chửi rủa, phun nước miếng và đá tôi túi bụi. Họ thực sự đang nổi cuồng. Bổng nhiên, một thanh niên xuất hiện và hét nạt đám đông dạt ra. Một người phụ nữ đỡ tôi dậy và kề lên miệng tôi tách trà, trong lúc có mấy tay chụp hình bấm vài pô hình…

Sau đó, ông được đặt lên cáng, chở bằng xe tải đến nhà tù chính Hà Nội. Trong những lúc tỉnh lại vài lần giữa cơn mê man bất tỉnh, chúng hỏi cung ông. Ông chỉ cho biết những chi tiết cá nhân, nên chúng hăm dọa ‘Mày sẽ không nhận được bất kỳ chữa trị thuốc men gì cho đến khi mày mở miệng’.

Trong phần ‘Trong tay giặc’, ngoài những điều kiện sống thường thấy trong các nhà tù cộng sản, ông đã kể chuyện ‘người canh chừng ông’. Ðó là một đứa trẻ lối 16 tuổi. Nó ngồi cạnh giường ông và đọc một cuốn truyện có vẽ hình một ông già cầm khẩu súng trường trong tay, đang ngồi trên thân máy bay một chiếc F-105 bị bắn hạ. Nó chỉ trỏ gì đó vào ông, rồi tát và đánh ông một cách rất khoái trá. Nó có nhiệm vụ đút ông ăn vì hai tay ông bị gãy. Nó đút cho ông ăn chén mì gói có chút xương sụn. Các xương sụn rất khó nhai, ông ngậm đầy miệng rồi nuốt. Khi ông không ăn thêm được nữa, thằng bé bưng ăn hết.

Anh có muốn về nhà không?

Ðó là vấn nạn mà bọn quản tù đặt ra cho McCain vì ông là con của Thủy sư Ðô đốc Tư lịnh Quân đội Mỹ tại Thái bình dương. Ông sững sốt và nói với họ rằng ông cần phải suy nghĩ. Về phòng, ông suy nghĩ nhiều phần vì tình trạng sức khoẻ ông đang khá xấu, bị sụt cân. Nhưng ông cũng hiểu quân cách sĩ quan là ‘không chấp nhận ân huệ hoặc ân xá’ và ‘sẽ không chấp nhận ưu đãi đặc biệt nào’, vì đối với ai đó được về nhà trước đều là một ân huệ đặc biệt. Không thể phản lại quân cách này. Ba đêm sau, ông được đưa lại để nghe hắn hỏi: ‘Anh có muốn về nhà không?’. Ông trả lời ‘Không’. Hắn muốn biết lý do và ông trả lời ‘Alvarez (người Mỹ đầu tiên bị bắt) cần được thả đầu tiên, sau đó là các binh lính. Hắn bảo rằng Tổng thống Lyndon Johnson đã ra lệnh cho ông về nhà. Hắn đưa cho ông một lá thư do vợ ông viết ‘Em ước chi anh là một trong ba người đã trở về nhà’. Dĩ nhiên, vợ ông không cách nào hiểu được những phức tạp phía sau việc ‘về’ đó. Hắn cho biết ‘các bác sĩ đã nói với hắn rằng McCain không thể sống nổi trừ khi được chữa trị tại Mỹ’. Ông Mc Cain vẫn nói ‘Không’.

Hôm lễ Độc lập 04.07.968, cũng là ngày cha ông nhậm chức Tổng Tư Lịnh Thái Bình Dương các lực lượng Hoa Kỳ. Tối hôm đó, ông được dẫn vào một căn phòng thẩm tra khác và bị hỏi :

– Cấp trên chúng tôi muốn biết câu trả lời cuối cùng của anh.

– Câu trả lời cuối cùng của tôi cũng vậy. Đó là ‘Không’.

– Câu trả lời cuối cùng của anh phải không?

– Đó là câu trả lời cuối cùng của tôi.

Tên ‘xếp’ tức giận tột độ bẻ đôi cây viết trong tay, mực văng tung tóe. Hắn đứng lên, đá sầm cái ghế phía sau và nói: « Chúng dạy mày tốt lắm. Chúng dạy mày tốt lắm » và quay ngoắt người, bước ra ngoài và đóng sầm cửa lại. Tên đàn em nói: « Bây giờ, McCain, chuyện sẽ rất xấu cho anh đó. Hãy về lại phòng ».

[Xin dừng trích ‘Hồi ký Hỏa Lò’ tại đây. Rất tiếc, những kinh nghiệm đau đớn, bất công mà Thượng nghị sĩ đã chịu đựng trong ngục tù cộng sản, nhưng Ngài đã quên những tù nhân vô tội, nếu không nói là ‘rất cần cho xã hội Việt tiến bộ’ như anh Trần Huỳnh Duy Thức, các chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga và bao nhiêu ông bà, anh chị em khác. Từ hôm Mc Cain liên kết với Obama – Kerry – Osius để chấp thuận bán súng đạn sát thương cho Việt cộng, tình hình nhân quyền cho người Việt yêu nước ngày càng thêm bi đát như các Tổ chức phi chánh phủ đã lên tiếng. Cần lưu ý : Họ không phải là những người đã sử dụng lá phiếu tự do để chọn nhà nước này và, nếu có quyền, họ sẽ ủy quyền cho một Chính quyền với Tam Quyền phân lập.]

[Ðể dược đầy đủ hơn, chúng tôi xin được bổ túc : Sau khi ông Mc Cain thất cử Tổng thống, đài BBC (Anh quốc) qua bài ‘Sĩ quan Liên Xô nói đã 'bắn hạ McCain' tại Hà Nội’ ngày 19.11.2008 viết : ‘Quân nhân này, ông Yury Trushyekin, năm nay 70 tuổi, nói ông vui vì ông McCain không trúng cử tổng thống Mỹ. Nếu ông thắng, quan hệ Nga-Mỹ chắc chắn sẽ bị thiệt. Ngay cả khi bị giam, Mc Cain nói rất căm thù người Nga vì biết tên lửa chúng tôi đã bắn rơi ông ta.

Dù Liên Xô không chính thức thừa nhận có quân tham chiến ở Việt Nam trong thập niên 60 và 70, ông Trushyekin, hiện ở trong một bệnh viện ở St. Petersburg không che dấu hoạt động của ông ở Việt Nam: ‘Tôi đến đó vào lúc có các đơn vị hỗn hợp với người Việt. Khi còi báo động rú lên, hai chiếc F-4 Phantom của Mỹ bay đến. Giàn tên lửa sáu quả chúng tôi chỉ còn hai. Phía người Việt bắn trước nhưng trượt. Chúng tôi bắn vào chiếc phi cơ bay qua phía trên cầu và trúng nó. Theo những gì đã biết, ông McCain rơi xuống hồ và được người Việt kéo lên. Trushyekin cho biết ông ta không chỉ có mặt lúc bắt McCain mà còn lấy được cả tấm thẻ bài của ông để đem về Liên Xô.

Chỉ đến năm 1986, hắn mới nhận ra John McCain khi ông này đắc cử Thượng nghị sĩ bang. {Vì do người cộng sản thường nói dối, nên chúng ta cần lưu ý :

ông Trushyekin cho biết đó là chiến đấu cơ F-4 Phantom trong khi đúng là A-4E Skyhawk.]

B.- Chính trị gia Ðảng Cộng Hòa.

1. Ðối với đồng bào Mỹ.

Năm 1981, sau khi rời quân ngũ, ông McCain chuyển về Arizona và bắt đầu tham gia chính trị đảng Cộng hòa. Năm 1982, ông được bầu vào Viện Dân biểu Hoa Kỳ, đại diện cho tiểu bang Arizona trong hai nhiệm kỳ. Năm 1986, ông đắc cử vào Thượng nghị viện liên bang và được tái cử trong các năm 1992, 1998, và 2004.

Ông đã vận động để trở thành ứng cử viên đảng Cộng hòa nhân bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Năm 2000, tranh sự đề cử ứng cử viên, ông đã thua George W. Bush. Năm 2008, ông đã thắng sự đề cử của đảng, nhưng đã thất bại trước ứng viên Dân chủ Barack Obama.

Trong cuộc bầu cử này, ông đã chọn bà Sarah Palin làm ứng cử viên Phó Tổng thống trong liên danh. Sau khi thất cử, ông hối hận việc chọn đó trong khi, nhờ sự hùng biện, vẻ đẹp duyên dáng, bà Sarah Palin đã thu hút sự ủng hộ của quần chúng mỗi khi bà nói chuyện trước đám đông. Điểm ủng hộ McCain giảm sút dần sau các cuộc tranh luận giữa ông với Obama. Cũng như ông Donald Trump, bà Palin được Mc Cain đề nghị không dự đám tang ông.

2. Ðối với đồng bào Mỹ gốc Việt.

Sau tháng 4/1995, những con em độc thân trên 21 tuổi của các cựu tù nhân trại cải tạo đã không còn được phép qua Mỹ định cư. Nhờ vào sự can thiệp của Thượng nghị sĩ John Mc Cain với tu chính án mang tên ông, năm 1997, chương trình này được nối lại, mở ra cơ hội cho hàng chục ngàn người Việt qua Mỹ đoàn tụ với gia đình. Nhờ sự can thiệp của ông, ca sĩ Việt Khang xứng đáng được tị nạn tại Mỹ. Do đó, sự biết ơn vàcám ơn ông Mc Cain thật đáng hoan nghinh vì đúng truyền thống người Việt ‘Uống nước nhớ nguồn’.

B.- Tại Quốc nội.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ký sổ Phân ưu trong khi ông Mc Cain là Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ.

Về phía người dân, chúng tôi lưu ý sự lên tiếng cám ơn ông Mc Cain của hai ứng cử viên độc lập đại biểu Quốc hội, nạn nhân của cái gọi là ‘đảng cử dân bầu’ Lê Quốc Quân và Nguyễn Quang A. Cám ơn hai ông đã nói đã nói Sự Thật cho ông Mc Cain nghe, nhưng ông này có hành động hay không là quyền tự do của ông ấy. Nhà nước không do dân bầu tiếp tục đàn áp người dân.

IV./ THẾ NÀO LÀ ‘ANH HÙNG’ ?

Phải chăng sự chống đối nhau giữa hai ông Donald Trump và John Mc Cain

Là vì ông Trump không nhận ông Mc Cain là Anh Hùng ? Phần tôi, tôi xin kể hai vị mà tôi ngưỡng mộ là Anh Hùng :

1. Ông Phạm Văn Phú. Ngày 01.11.1963, khi là Thiếu tá, ông xin phép Tổng thống Ngô Ðình Diệm cùng các chiến hữu thuôäc quyền đến Bộ Tổng Tham Mưu để bắt đám tướng đảo chính, nhưng ông Diệm từ chối vì ‘Quân đội để bảo vệ Tổ Quốc, chứ không tranh quyền đánh nhau’.

Sáng ngày 29.04.1975, mang quân hàm Thiếu tướng, tại nhà số 19 đường Gia Long, Sài Gòn. Sau khi nhờ Đại úy Đỗ Đắc Tân (sĩ quan tùy viên) đưa phu nhân và các con ông đến phi trường Tân sơn nhứt để di tản, ông đã tự sát bằng một liều Choloroquine cực mạnh. Trung úy Mạnh (sĩ quan an ninh) biết được sự việc liền báo ngay cho phu nhân quay trở lại đưa ông vào bệnh viện Grall cấp cứu nhưng vô vọng vì thuốc đã có công hiệu mạnh. Ông hôn mê đến 11 giờ 15 ngày 30.04.1975 đã tỉnh lại và thều thào hỏi hiền thê về hiện tình chiến cuộc ra sao. Sau khi được biết Tổng thống Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa buông súng và cộng quân đã vào Thủ đô. Nghe xong, Thiếu tướng nhắm mắt từ trần, lúc 47 tuổi.

2. Ông Tô Ðình Hải, người tự xưng là ‘Thằng Hèn’ để anh dũng viết ‘Hồi ký của một Thằng Hèn’, một Sự Thật trong lòng địch. Ðược Chúa gọi ra khỏi thế gian ngày 11.08.2018, linh hồn Phanxicô hiệp dâng Thánh Lễ an táng do Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh chủ tế với nhiều linh mục khác, ngày 13.08.2018 tại Nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.

Hà Minh Thảo