Châm ngôn: 9:1-6; Tvịnh 33; Êphêsô 5:15-20; Gioan 6: 51-58

Chúa Giêsu đã làm việc lớn lao cho dân Ngài. Ngài ban lương thực cho 5 ngàn người bằng 5 bánh mạch và 2 con cá.Thánh Gioan nhấn mạnh phép lạ này Ông xem đó như là “dấu chỉ” Thiên Chúa hằng thương yêu chúng ta vô cùng. Lương thực phong phú mà Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta là hình ảnh của ơn thánh sủng dồi dào của Thiên Chúa ban cho chúng ta (hình như chúng ta không có cách nào nói hơn từ "dồi dào" khi nói đến những điều Thiên Chúa ban cho chúng ta!) Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến mà ăn. Chúng ta, những người muốn nhận sự sống mà Thiên Chúa ban tặng chính là sức sống mạnh hơn sự chết. Chúng ta được kêu gọi đến Chúa Giêsu "bánh bởi trời xuống".

Bài đọc thứ nhất trích sách Châm Ngôn cho chúng ta thêm hình ảnh của bài phúc âm hôm nay. Sách Châm Ngôn nói "Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình... dọn bàn ăn Và cho của ăn và của uống cho những người ngây thơ". Qua những hình ảnh của ăn và uống, Khôn Ngoan ban cho sự sống. Và chúng ta được mời gọi đến "ăn". Theo thánh Gioan, sự Khôn Ngoan xuất phát từ trời được thể hiện trong hình thể Chúa Giêsu. Thánh Gioan nói với chúng ta trong đoạn đầu của phúc âm là "Lúc đầu đã có Ngôi Lời". Chính Lời Thiên Chúa dùng để tạo dựng thế gian bây giờ đã nhập thể để đem đến cho chúng ta sự sống đời đời. Biết Chúa Giêsu là biết Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Khôn Ngoan này dạy cho chúng ta là chính chúng ta, không thể tự phát sinh sự sống cho chính mình. Nhưng, hôm nay chúng ta được nhắc nhở là chúng ta là những người "ngây thơ" được ơn tìm thấy Khôn Ngoan. Bởi thế chúng ta là một trong những người khôn ngoan đủ để vào nhà Khôn Ngoan đã xây dựng, ngồi vào bàn ăn và ăn uống.

Trong khi chúng ta tiếp tục nghe lời Chúa trong chương 6 của thánh Gioan suốt trong tuần này, chúng ta nhận thấy nhiều hình ảnh và những câu chuyện của tổ tiên người Do thái chúng ta: Việc tiếp nhận lương thực diễn ra trong dịp lễ Vượt Qua, việc làm bánh hóa nhiều xãy ra trong sa mạc cùng với ông Môsê đã nuôi dân Israel do "bánh bởi trời" của Thiên Chúa. Ông Elisha ban lương thực cho một trăm người với 20 bánh lúa mạch là thứ bánh Chúa Giêsu làm phép hóa nhiều (bánh lúa mạch là bánh cho người nghèo). Tôi tớ ông Elisha nói với ông ta là không đủ bánh cho người ta ăn. Cũng như môn đệ Chúa Giêsu nói với Ngài. Hãy nhớ nữa là ông Elisha đã hứa Thiên Chúa sẽ lo liệu "một lễ với lương thực ngon lành" cho tất cả mọi người "trên núi này". Chúa Giêsu cũng làm đúng như thế và Ngài ban lương thực cho 5 ngàn người trên sườn núi, một lương thực ngon lành thật sự. Trong khi có những dấu chỉ liên hệ giữa Chúa Giêsu ban lương thực cho đám đông và dân Israel gặp Đức Chúa thì Chúa Giêsu làm một điều hoàn toàn mới lạ. Chúa Giêsu ban sự liên kết giữa chúng ta và Ngài. Cũng như sụ liên kết giữa tất cả những người đến bàn tiệc này. Đó là sự liên kết viên mãn.

Cách đây vài tuần chúng ta nghe Thiên Chúa than vản là những người mục tử đã dẫn dắt đoàn chiên Israel đi lạc hướng. Thiên Chúa quyết định "Chính Ta sẽ là là mục tử của dân Ta". Hôm nay chúng ta nghe trích đoạn trong phúc âm của thánh Gioan, chúng ta có kinh nghiệm về sự thực hiện lời hứa của Đức Chúa. Qua Chúa Giêsu chúng ta được vị Mục Tử dẫn dắt "qua thung lũng âm u của sự chết" với "đường đi an toàn". Bàn ăn đã dọn sẵn cho chúng ta qua phép Thánh Thể. Vị Mục Tử đã dọn sẵn bữa tiệc cho chúng ta ngay trước mặt kẻ thù chúng ta và đã cho chúng ta nơi nghỉ an toàn là nơi chúng ta sẽ ăn uống với nhau. (Tv 22)

Chúng ta đã nghe lời trích từ sách Khôn Ngoan loan báo, và bây giờ chúng ta, những người "ngây thơ, đói khát" đã tìm được của ăn và thức uống tốt lành. Thiên Chúa cũng để ý đến sự đói khát của chúng ta, và đã không tiếc gì lương thực nuôi dưởng chúng ta trong trong hành trình đi qua sa mạc của trần thế hiện nay. Trong khi chúng ta cùng nhau đến ăn và uống, chúng ta nghe lời hứa mới cho chúng ta "một ngày nào, một ngày nào đó tất cả chúng ta đến sự sống đời đời sẽ không còn đói khát nữa, và tất cả sẽ được hài lòng". Bài giảng của chúng ta hôm nay cũng như mọi lần là về Bí Tích Thánh Thể. Qua phép Thánh Thể chúng ta hy vọng giúp giáo dân dọn mình rước Thánh Thể là bửa ăn mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta chính Mình Ngài.

Người thuyết giảng có thể nói thêm vài điều khác về văn hóa chúng ta là có thể làm bánh hóa nhiều để nuôi dưởng chúng ta. Thí dụ như: những phương thức mới sau này là những dụng cụ tối tân tiện lợi. Nhưng, thử hỏi chúng ta có được gì hơn không? có yêu thương nhiều hơn không?, có cảm thông với cộng đoàn trong lúc chúng ta gặp nhau không? Bánh gì để nuôi dưởng chúng ta? Đời sống chúng ta có thật sự tốt đẹp hơn trước không? Chúng ta có thật sự được phần phước tốt hơn khi chúng ta muốn không? Chúng ta thật sự muốn gì và cần một đời sống sâu đậm và ý nghĩa hơn như thánh Gioan gọi là "sự sống đời đời" với Chúa Giêsu là Đức Khôn Ngoan có thể hiện hay không? Ngài đã tự xây cất một ngôi nhà cho chúng ta và đã mời gọi chúng ta "hãy vào đây ăn và uống. Ta là một của ăn thật sự và ly rượu Ta rót là của uống thật sự. Lương thực Ta cho sẽ ban sự thật cho anh em và gìn giữ anh em trọn vẹn với Thiên Chúa và với nhau. Hãy đến và ăn lương thực của Ta, và uống rượu Ta đã pha". Lương thực của Khôn Ngoan sẽ trường cửu và sẽ ban điều chúng ta không thể tự chúng ta làm ra được nhưng chúng ta rất cần đến... "Ai ăn thịt tôi và uống Máu tôi sẽ được sự sống muôn đời và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết".

Đến nhận biết Chúa Giêsu là biết Khôn Ngoan của Đức Chúa. Có thể Chúa Giêsu đã cho người ta lương thực đầy đủ, nhưng, Ngài đã ban cho họ và chúng ta nhiều hơn thế nữa. Chúng ta biết chứ. Trong đời sống hằng ngày có dấu chỉ Đức Chúa tiếp tục ban sự sống cho chúng ta cho chúng ta khỏi đói khát phải không? Phép Thánh Thể này là dấu chỉ bí tích khuyến khích chúng ta "nhận thấy" ơn thiêng liêng trước mắt chúng ta. Và phép Thánh Thể mở mắt chúng ta nhìn thấy những "dấu chỉ" khác của Đức Chúa dùng để dạy dỗ và nuôi dưởng chúng ta. Vì thế, hôm nay chúng ta mừng bánh hằng ngày của Đức Khôn Ngoan đặt ra trước mặt chúng ta. trong gia đình và bạn bè tốt đẹp, những người cùng làm việc với chúng ta, cùng học hỏi và phục vụ với chúng ta trong việc mục vụ và dưới sự hiện diện hằng ngày của tình yêu thương và sự lo lắng của Thiên Chúa cho chúng ta.

Lời Chúa Giêsu nói có thể nghe chướng tai đối với các thính giả của Ngài, vì người Do thái không uống máu. Ăn thịt Ngài, uống máu Ngài cũng vẫn còn là lời nói nghe chướng tai đối với người thời nay. Trong lời kinh truyền phép Thánh Thể hôm nay, chúng ta nghe "hãy cầm lấy mà ăn, nầy là mình Ta... Hãy lấy chén mà uống, nầy là máu Ta". Phần đông trong chúng ta đã quen nghe những lời này từ lúc còn bé. Có thể những lời lạ lùng này đã qua đi sau bao nhiêu năm tháng. Lời Chúa Giêsu nói thẳng là lời nhắc nhở cho đức tin chúng ta hôm nay. Trong Bí tích Thánh Thể này Ngài ở gần chúng ta trong việc ăn và uống.

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến gần và cảm nhận sự hiện diện của ngài và ăn uống với sự tin tưởng đó là chính Ngài, Đức Chúa đã phá bỏ sự ngăn cách giữa Thiên Chúa và mỗi người trong chúng ta. Thiên Chúa đến rất gần chúng ta trong Chúa Giêsu. Vậy chúng ta có đói về sự kết hợp này không? Chúng ta có tin tưởng Đấng mà chúng ta lãnh nhận trong Bí tích Thánh Thể hôm nay không? tin tưởng đủ để theo đường lối của Ngài không? Khi chúng ta đến ăn và uống, đó là lời "kêu gọi" từ bàn thờ. Chúng ta đứng dậy từ chỗ ngồi hiện tại trong đời sống và lần nữa bước lên nơi lãnh nhận Đấng đã cho chúng ta một lương thực nuôi dưởng trong cuộc lữ h.ành di qua sa mạc trần thế. Người phát Mình Máu Thánh Chúa đưa bánh lên và nói "đây là Mình Chúa Ki tô". Chúng ta đáp lại với sự thiếu đói của đức tin "Amen". Người khác đưa ly rượu thánh lên và nói "đầy là Máu Chúa Ki tô", và chúng ta người thiếu đói đáp lại "Amen". Như bài đọc thứ nhất nhắc nhở chúng ta là "Khôn Ngoan đã xây cất nhà... sửa soạn sẵn thịt, pha chế rượu" Thật thế Khôn Ngoan đã dọn bàn ăn. Đức Khôn Ngoan còn lên nơi cao trong thành phố và kêu gọi "Hởi người ngây thơ, hãy lại đây, hãy đến mà ăn bánh của Ta và uống rượu Ta pha chế"

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


20th SUNDAY (B)
Proverbs 9: 1-6; Psalm 34; Ephesians 5: 15-20; John 6: 51-58

Jesus has performed a great wonder for the people; he fed 5,000 by multiplying five loaves and two fish. John makes much of this miracle, he sees it as a "sign" of God's multiplication of goodness towards us. The abundant food Jesus provides points to the abundance of grace Jesus offers us. (It seems we can't overuse the word "abundant" when it comes to what God is offering us!) Jesus invites us to come and eat. We who want the life that God is offering us, a life that is even stronger than death, are urged to reach out to Jesus, "the bread that came down from heaven."

The first reading from Proverbs gives us added insights into today's gospel. Proverbs tells us that Wisdom has "built her house... spread her table" and offers her food and drink to the "simple." Through the images of food and drink, Wisdom is offering what is life-giving – we are invited to "eat" God's Wisdom. In John, Wisdom comes down from heaven embodied in Jesus. John tells us in his Prologue that God has spoken a Word. The very Word God used to create the world, has now become human in order to bring us eternal life. To come to know Jesus is to know the Wisdom of God. This Wisdom teaches us that, on our own, we can not multiply life for ourselves. But today we are reminded that we are the fortunate "simple" who have found wisdom. Thus, we are among those who are wise enough to go into the house Wisdom has built, sit at her table and eat.

As we continue to hear John 6 over these weeks, we recognize many allusions to the stories of our Hebrew ancestors: the feeding takes place at Passover; the multiplication is in the wilderness, where Moses also fed the Israelites with God's "bread from heaven"; Elisha fed a hundred people with 20 barley loaves, the same type of bread Jesus multiplied (barley was used to make the bread of the poor); Elisha's servant told him the bread was insufficient, as Jesus' disciples did. Remember too, that Isaiah had promised God would provide, "a feast of rich food" for all peoples, "on this mountain." Jesus does just that, he feeds the 5,000 on the mountain, a very rich food indeed! While there are such symbolic links between Jesus' feeding the crowds and the Israelites’ encounters with God, nevertheless, Jesus is doing something entirely new. He is establishing a communion between us and himself, as well as between all who sit at his table. It is a communion that will never be broken.

Several weeks ago we heard God lament that the appointed shepherds had led the Israelites astray. God resolved, "I myself will shepherd my people." As we hear today's readings from John 6, we experience the fulfillment of God's promise, In Jesus we are led by the shepherd, "through the valley of death" along "sure paths." The table is set for us at this Eucharist. The shepherd has "spread a table" for us in the sight of our foes and has provided a safe dwelling where we can eat together (cf. Psalm 23).

We have heard Wisdom's voice in the proclaimed word and now we, who are the "simple-hungry" find the best food and drink. God has again noticed our hunger and has spared nothing to nourish us for our continued journey through the wilderness of modern life. As we come forward to eat and drink we hear the promise whispered to us anew, "Someday, someday...all together in eternal life... no more hunger, no more thirst, all will be satisfied." Our preaching today, as always, is eucharistic. Through it we hope to prepare people for the eucharistic meal in which Jesus gives us his total self.

The preacher will want to point to some of the other ways our culture thinks it can multiple bread and feed us. For example. The latest technologies are such wonderful conveniences and tools. But are we a better, more loving and compassionate people because we have them? What kind of "bread" have they fed us? Are our lives truly better than before. Will we become still better when we get the latest upgrades we want? What we really want and need is a deeper, more meaningful life – John's calls it "eternal life." Jesus is Wisdom enfleshed. He has built a house for us in his own person and invites us, "Enter here, eat and drink. I am 'true food' and the cup I pour is 'true drink.' This food I give will be true to you and keep you true to God and each other. 'Come eat of my food and drink of the wine I have mixed.'" Wisdom's food is lasting and offers what we cannot accomplish on our own – but desperately need. "Whoever eats my flesh and drinks my blood has eternal life and I will raise you up on the last day."

To come to know Jesus, is to know the Wisdom of God. Jesus may have filled the crowd's bellies, but he is offering them and us so much more. Aren't there "signs" in our daily lives through which God continues to give us life and satisfy our hungers? This Eucharist is a sacramental sign that encourages us to "see" the divine gift before us. And the Eucharist opens our eyes to other "signs" God uses to teach us and feed us. So, today we celebrate the daily bread of divine Wisdom placed before us – in good families and friends; dedicated people with whom we work, study and minister; in creation and its daily manifestations of God's love and care for us.

The words Jesus spoke must have sounded offensive to his hearers, for no Jew would drink blood. Eating his flesh, drinking his blood still has an off-putting sound to modern ears as well. During the Eucharistic Prayer today we will hear, "Take...and eat, this is my body....Take and drink...this is my blood." Most of us have heard these words from childhood; maybe their strangeness has dissipated for us over the years. Jesus straight-forward language serves as a faith reminder today. At this Eucharist he is as close to us as the bread and wine; his life joins with ours in the eating and drinking.

Jesus invites us to come close, to acknowledge his presence and eat and drink with the confidence that, in him, God has broken down the former barriers that separated us from God and each other. God comes so very close to us in Jesus. Are we hungry for this union? Do we believe in the One we receive at this Eucharist today – believe enough to follow his ways? When we come to eat and drink it is a kind of "altar call." We rise from our current place in life and come forward to once again accept the One who is offering us an ever-nourishing food for the present stage of our journey across the wilderness. The eucharistic minister holds up the bread and says, "the Body of Christ." We say, with hungry faith, "Amen." Another minister holds up the cup and says,"the Blood of Christ" and we who are hungry and thirsty simply say, "Amen." As the first reading reminds us, "Wisdom has built her house...dressed her meat, mixed her wine, yes, she has spread her table..., she calls from the heights out over the city: 'Let whoever is simple turn in here....come, eat of my food, and drink of the wine I have mixed!'"