Do lòng thành kính và yêu mến, con cái của Đức Maria qua các thời đại đã tặng cho Mẹ rất nhiều danh hiệu như chúng ta thấy liệt kê trong Kinh Cầu Đức Bà. Mỗi danh hiệu mô tả một nhân đức của Mẹ như “Đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh”; hay một tước hiệu như “Mẹ Chúa Trời”; hoặc nói lên lòng yêu thương của người mẹ như “Yên ủi kẻ âu lo”.
Ngoài ra Đức Maria còn có nhiều danh hiệu khác, được gọi theo tên của nơi Mẹ hiện ra. Nổi tiếng nhất chúng ta có Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp, Đức Mẹ Fatima ở Bồ, Đức Mẹ Guadalupe ở Mễ, Đức Mẹ Medjugorje ở Bosnia, và.. . Đức Mẹ La Vang của Việt Nam v v.
Ở mỗi nơi hiện ra dù được Vatican công nhận hay không, thường thường Đức Maria gởi cho con cái một sứ điệp tinh thần như xác nhận tính không mắc tội tổ tông của Mẹ ở Lộ Đức, sứ điệp về chuỗi mân côi và sám hối ở Fatima, sứ điệp cầu nguyện, ăn chay và sám hối ở Medjurgoje v. v. Nhưng ở La Vang thì khác. Đức Maria tới La Vang không mang theo một sứ điệp nào. Mẹ chỉ mang tình thương.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Sự kiện La Vang xảy ra năm 1798 tại vùng rừng núi phía tây Quảng Trị, bây giờ thuộc huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Đức Mẹ hiện ra trong bối cảnh một cuộc cấm đạo nghiệt ngã dưới thời vua Cảnh Thịnh của nhà Tây Sơn. Cuộc cấm đạo rất tàn bạo và ác liệt, giáo dân phải bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy vào rừng sâu hoặc nơi xa xôi hoang vu để lánh nạn. Họ thường tụ tập quây quần với nhau để nương tựa nhau. Họ thường đặt tên cho các địa điểm mới tới bằng một cái tên đánh lạc hướng quan quân mà chỉ người trong cuộc mới biết đó là nơi dung thân của những người chạy trốn. Người ngoài nghe qua tưởng đó là tên người chứ không phải là một địa danh. Ở phía bắc, những nơi đó thường có cái tên bắt đầu với chữ “Kẻ” như Kẻ Sặt, Kẻ Sở.. . Trong nam tên gọi thường có chữ “Cái” như Cái Nhum, Cái Mơn, Cái Bè.. . Động Phong Nha nổi tiếng ở Quảng Bình chỉ mới được khám phá cách đây trên 10 năm vì nó quá hoang vu khuất nẻo. Nhưng giáo dân đã chạy về đó ẩn náu trước đây cả mấy trăm năm trong thời cấm đạo và để lại một địa danh mập mờ Kẻ Bàng. Đi sâu hơn nữa vào rừng núi khoảng 20 cây số hướng tây nam của Phong Nha, ta có Động Thiên Đường, mà cư dân trong vùng hiện nay hầu hết là Công Giáo thuộc hai ba xứ đạo với nhà thờ có tháp nhọn cao chót vót. Họ là con cháu của các anh hùng tử đạo thời xưa trôi dạt về đó ẩn náu.
Vua Quang Trung mất năm 1792, trước sự kiện La Vang sáu năm. Con thứ là Thái Tử Nguyễn Quang Toản lên ngôi mới 10 tuổi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh. Thái Sư Bùi Đắc Tuyên, cậu của vua, giúp vua trẻ trị vì, nắm hết quyền hành trong tay.
Thông thường ngược đãi hay bách hại tôn giáo xảy từ hai nguồn chính: hoặc do quần chúng hoặc do chính quyền. Kỳ thị và ngược đãi tôn giáo trong quần chúng xảy ra do đố kỵ về văn hoá tập tục hoặc do cuồng tín, quá khích. Hiện nay cảnh dân đàn áp dân vì lý do tôn giáo vẫn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại các nước Hồi Giáo và Ấn giáo cực đoan. Ở đó nhiều tín hữu Ky Tô và các tôn giáo thiểu số khác bị người theo đạo đa số cáo buộc xúc phạm tôn giáo của họ và giết chết. Đó là sự đàn áp của một đa số áp đảo trên một thiểu số yếu ớt. Nhưng nếu bên bị áp bức có lực lượng tương đương với bên đàn áp thì tình thế có thể biến thành xung đột võ trang như cảnh chém giết đẫm máu giữa người Miến Điện Phật Giáo và người thiểu số Rhingya theo Hồi Giáo cách đây mấy năm và hiện vẫn còn âm ỷ; hay xung đột võ trang giữa người đạo Ky Tô và đạo Hồi ở Cộng Hòa Trung Phi những năm 2012-2014 v.v...
Đàn áp tôn giáo trên bình diện nhà nước là do chính sách của chính quyền, nhất là trong các chế độ độc tài. Nhà nước đàn áp một tôn giáo hay mọi tôn giáo trong nước vì nhà nước thấy tôn giáo đe dọa quyền lực của mình. Nổi tiếng nhất là cuộc cấm đạo Công Giáo 300 năm của đế quốc La Mã và các cuộc cấm đạo sau này của các vua chúa ở nhiều nước trên thế giới như thời Cảnh Thịnh,Minh Mạng ở VN.
Ngay từ khi lập nghiệp, nhà Tây Sơn từ Nguyễn Nhạc đến Nguyễn Huệ nói chung không chủ trương cấm đạo Công Giáo. Đôi khi họ còn có cái nhìn tích cực đối với tôn giáo này. Năm 1779 Nguyễn Nhạc gửi cho cha D’Ars, tức thày Thiện, một thẻ bài “ được tự do giảng đạo”. Ông còn khen người Công Giáo biết sống hoà thuận không tranh chấp. Năm 1783 khi quân Tây Sơn vào đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định lần thứ ba, bắt hai linh mục dòng Phan Xi Cô vì nghi các ông theo Nguyễn Ánh. Nhưng sau khi hỏi cung điều tra nhà chửc trách đã thả hai ông vì “thấy họ hoàn toàn không có gì đáng nghi ngờ. Còn giáo dân, họ được tự do giữ đạo nếu đó là đạo thật. Còn nếu đó là đạo lừa dối, chúng tôi sẽ không dung thứ.(Theo Học Viện Đa Minh; Những Văn Kiện Cấm Đạo Của Nhà Tây Sơn)
Có một điểm cần nêu rõ ở đây là trong lần tiến đánh Gia Định lần thứ hai năm 1782, quân Tây Sơn đã phải đương đầu với lực lượng thủy quân hùng mạnh hơn của Nguyễn Ánh vì Ánh có một đơn vị chiến thuyền tây phương do sự trợ giúp của ông giám mục thực dân Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam là Bá Đa Lộc thường gọi là Cha Cả có mộ là lăng Cha Cả gần phi trường Tân Sơn Nhứt) và nhà buôn thích mạo hiểm trở thành lính đánh thuê Manuel. Đội thuyền này do chính Manuel chỉ huy nhưng đã bị quân Tây Sơn tiêu diệt ở sông Vàm Cỏ và Manuel tử trận. Sau đó Pigneau tiếp tục giúp đỡ Nguyễn Ánh tận lực về kỹ thuật và tài chánh. Thế nhưng khi hai linh nục Phan Xi Cô bị Tây Sơn bắt trong cuộc chinh phạt Gia Định lần thứ ba năm 1783, hai ông vẫn được xét xử công tâm, không bị thiên kiến vơ đũa cả nắm. So với cách Tây Sơn tàn sát người Minh Hương ở Cù Lao Phố, Biên Hòa; Chợ Lớn và Mỹ Tho vì người Hoa phò Nguyễn Ánh thì Tây Sơn đối xử với người Công Giáo quả là phân minh và tiến bộ.
Nhưng chính sách đúng đắn và tiến bộ lúc đầu của nhà Tây Sơn chẳng bao lâu sau đã biến thành đàn áp khởi đầu với sắc lệnh cấm đạo năm 1783của Nguyễn Nhạc và sắc lệnh bắt giáo sĩ thừa sai nước ngoài năm 1790 của Nguyễn Huệ. Đến thời Nguyễn Quang Toản thì việc đàn áp càng gay gắt khiến giáo dân phải trốn tránh qua địa phương khác. Một số chạy lên rừng ẩn náu.
Lý do thường được nêu ra là nhà vua sợ rằng người Công Giáo sẽ theo Giám Mục Pigneau de Béhaine ủng hộ Nguyễn Ánh và chống lại Tây Sơn. Thực ra anh em nhà Tây Sơn không sợ Nguyễn Ánh mà còn phạm sai lầm chiến lược là coi thường Nguyễn Ánh, không cho đó là lực lượng đối kháng nguy hiểm cần phái tiêu diệt để trừ hậu họa. Có lẽ vì Nguyễn Huệ thấy ba lần ông vào dẹp loạn là ba lần quân Nguyễn thua chạy tả tơi. Do đó anh em Tây Sơn đã chú tâm vào việc tiêu diệt lẫn nhau hơn là tiêu diệt Nguyễn Ánh.
Năm 1787 Nguyễn Huệ, vì mối hiềm khích anh em phát sinh do nghi kỵ và tham vọng quyền lực, đã đưa 60,000 quân từ Phú Xuân vào đánh và vây khốn Nguyễn Nhạc ở thành Quy Nhơn đến nỗi Nhạc phải lên thành khóc xin Huệ rút quân. Tháng 9 năm 1792 Nguyễn Huệ chết. Nguyễn Nhạc ra viếng tang nhưng con của Nguyễn Huệ là vua Quang Toản cho quân ngăn chặn không cho Nhạc đến Phú Xuân. Sử không nói lý do, nhưng người ta nghĩ có thể Quang Toản, đúng hơn là nhiếp chính Bùi Đắc Tuyên, sợ Nguyễn Nhạc lợi dụng tình huống tang gia bối rối sẽ đánh cướp Phú Xuân, hoặc dò la tình thế để tính chuyện thôn tính sau này.
Năm sau 1793 Nguyễn Ánh từ trong Nam kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc cự không nổi phải cầu cứu cháu là Quang Toản. Toản cử Ngô Văn Sở và Phạm Công Hưng đem quân vào giải nguy. Nguyễn Ánh thua bỏ chạy về Nam. Theo chiến lược quân sự thông thường thì lẽ ra bác cháu phải hợp tác với nhau truy đuổi để tiêu diệt kẻ thù chung, trừ khử cái họa về sau. Đằng này quân của Quang Toản nhân dịp chiếm luôn thành Quy Nhơn, khiến Nguyễn Nhạc, sẵn đang có bạo bịnh, uất ức thổ huyết mà chết.
Đàng khác số người theo đạo Công Giáo lúc đó không đáng kể, so với toàn dân số, không thể là một đe dọa cho nhà vua được. Trong sắc chỉ cấm đạo năm 1783 Nguyễn Nhạc không hề đề cập tới vấn đề chính trị, chỉ nói về lý do văn hóa, tập tục và đạo lý, khác hẳn với nguyên nhân đàn áp thời nhà Nguyễn và Cộng Sản.
Vậy lý do chính của việc cấm đạo thời Tây Sơn phải nói là trên bề mặt do khác biệt về văn hóa, tập tục và đạo lý. Chẳng hạn việc thờ kính tổ tiên. Người Công Giáo vẫn tôn kính, tưởng nhớ tổ tiên, nhưng không thờ lạy, cúng bái tổ tiên. Vì không thờ cúng tổ tiên họ bị coi là bất hiếu và mất gốc và đạo Công Giáo bị coi là tà đạo. Những kẻ hoạt đầu đã chính trị hóa vấn đề để trục lợi.
Dưới thời Quang Toản cấm đạo có thể nói là một chiến dịch chính trị của nhiếp chính Bùi Đắc Tuyên. Ông này là một gian thần. Lợi dụng quyền nhiếp chính ông thu tóm quyền lực trong tay,mưu đồ soán đoạt ngôi vua. Trong triều đình ông ám hại các tướng sĩ không ăn cánh. Ngoài xã hội ông mượn danh vua Cảnh Thịnh ra hai sắc chỉ cấm đạo Công Giáo ngày 07/01/1795 và 24/01/1975. Sắc chỉ thứ nhất nêu chuyện củng cố đạo Nho và sắc chỉ thứ hai phục hưng đạo Phật và đạo thờ Thần làm cớ diệt Công Giáo. Thưc ra đó chỉ là ngụy tạo chính nghĩa để chiêu dụ dân chúng bởi chính bản thân ông sống rất phóng đãng trác táng thì lấy gì để phục hưng cương thường đạo lý. Cũng giống như các quan chức cộng sản bây giờ tha hóa và nhũng lạm đến tàn ác nhưng vẫn lớn giọng dạy dân phải liêm khiết đạo đức. Bởi vì cấm đạo là một phần trong mưu đồ đen tối của Bùi Đắc Tuyên, khi ông bị Vũ Văn Dũng trừ khử rồi, vua Cảnh Thịnh không ra thêm sắc chỉ cấm đạo nào nứa.
MẸ CỦA NGƯỜI BỊ ÁP BỨC
Khi tôi vượt biên vào giữa năm 1989, thì các trại tị nạn ở Thái Lan, Singapore và Mã Lai đã đóng cửa không nhận người tị nạn nữa. Thuyền của chúng tôi được tàu tuần duyên của Mã Lai vớt lên bờ. Nhưng sau 10 ngày họ cho chúng tôi lên một con thuyền đánh cá ọp ẹp, kéo ra khơi, cắt cáp và ra hiệu cho chúng tôi đi xuống Nam Dương. Buổi chiều ngày thứ hai tàu chết máy cách một đảo nhỏ chừng 100 thước. Trời bắt đầu nổi dông, mây kéo đen trời, gió giựt mạnh. Thuyền bắt đầu bị sóng xô đẩy nghiêng qua nghiêng lại. Chúng tôi hết sức lo lắng, tìm đủ cách nhưng không sao nhúc nhích được con thuyền. Rất may cho chúng tôi là dân đảo thấy bão lớn đang tới mà thuyền của chúng tôi không chịu vào bãi. Họ nghĩ là chúng tôi bị nạn nên huy động nhiều thuyền con ra đón chúng tôi vào bờ. Chiều tối thì bão lớn ập tới. Sáng hôm sau ra coi thì thuyền đã bị lật nằm nghiêng một bên. Nhờ gần bờ nước nông nên thuyền không bị lật úp. Hai tuần sau tàu Cao Ủy Tị Nạn đón chúng tôi về trại Galang. Lên đảo tôi thấy tượng đài Đức Mẹ La Vang đứng trên con thuyền vượt biên. Tôi bật khóc và nhiều người đã khóc. Tôi chợt hiểu rằng Đức Mẹ La Vang đã cứu chúng tôi
Tôi vẫn có lòng sùng kính Đức Mẹ từ thủa bé do thói quen gia đình lần chuỗi cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Điều nữa là khi mẹ tôi mất lúc tôi chín tuổi có một người nào đó nói với tôi rằng tôi mất mẹ nhưng lại có một bà mẹ khác rất quyền năng ở trên trời là Đức Mẹ Maria. Vậy khi nào nhớ mẹ hoặc cần mẹ giúp đỡ thì hãy cầu xin với Đức Mẹ Maria. Và tôi đã làm như vậy suốt đời tôi. Đức Maria đã phù hộ tôi vượt qua rất nhiều khó khăn, có trường hợp tưởng chừng không lối thoát, nhất là thời gian 13 năm trong nhà tù cộng sản sau 1975. Bây giờ nghĩ lại tôi không biết làm sao vào những lúc đó tôi có được ý tưởng như vậy, nếu không có ơn trên.
Đầu năm 1979 ở trại tù Số 5 Thanh Hóa sau cuộc tuyệt thực toàn trại đòi cải thiện chế độ lao tù, người quản giáo buồng giam chúng tôi phát giấy bắt chúng tôi phải làm đơn xin ăn mới cho ăn lại. Lúc đó tôi nghĩ: xin ăn.. . nhục thật. Mà tôi cũng đói thật! Đàng khác tôi nghĩ: bắt xin ăn không phải chỉ để làm nhục mà còn để bẻ gãy ý chí của chúng tôi. Nếu chúng tôi khuất phục, không biết họ sẽ đẩy chúng tôi tới vực thẳm nào nữa, bởi vì họ đã đè bẹp được chúng tôi rồi thì họ muốn làm gì chúng tôi là họ làm.
Nhưng tôi không biết phải làm gì, nhất là mình đang ở thế yếu. Tôi đọc thầm kinh Kính Mừng, xin Chúa và Đức Mẹ giúp tôi. Anh em bắt đầu nhận giấy bút để viết. Tôi thấy rõ nét băn khoăn dằn vặt trên mặt họ. Cũng là băn khoăn trăn trở trong lòng tôi. Bỗng một ý tưởng đến trong đầu. Tôi e ngại vì sợ hậu quả. Nhưng ý tưởng như càng thôi thúc vì đó là điều hợp lý. Đó là là lẽ phải. Ai cũng sợ lẽ phải. Và tôi tin tưởng anh em sẽ ủng hộ tôi như đã đồng ý với tôi là buồng chúng tôi phải tham gia tuyệt thực với các buồng khác vào đêm bắt đầu. Tôi quyết định nói lên. Tôi nói với người quản giáo, “Các ông đưa chúng tôi vào đây. Các ông có trách nhiệm phải nuôi ăn chúng tôi. Chúng tôi không xin vào đây. Chúng tôi không phải xin ăn. Nuôi ăn chúng tôi là trách nhiệm của các ông. Ăn hay không là quyền của chúng tôi.”
Anh em không làm đơn. Quản giáo đứng nhìn một lúc rồi bỏ đi. Lát sau trở lại anh ta kêu chúng tôi ra ngoài sân tập họp, và ngồi xuống. Rồi anh ta nói ai muốn xin ăn thì đứng qua một bên. Tôi nhì quanh quẩn thấy còn mình tôi ngồi lại, Tôi lại cầu nguyện với Đức Mẹ. Viên quản giáo nhìn tôi mặt đỏ gay, nhưng không nói gì. Có lẽ anh ta đang bối rối không biết xử trí thế nào. Trại đã lùi một bước rồi là không đòi phải viết đơn nữa. Nhưng vẫn bắt xin ăn. Tôi không biết tình thế sẽ ra sao. Tôi chỉ biết tôi không thể xin ăn được. Tôi nghĩ chắc họ sẽ đưa tôi đi cùm. Trong lúc căng thẳng đó bỗng một anh bạn tới xốc tôi dậy. Tôi chống cự, và vì sau tuyệt thực ai cũng yếu, cả hai ngã lăn kềnh ra sân. Mấy người nữa xúm vào khiêng tôi nhập chung với anh em. Viên quản giáo kêu moi người vào buồng và sau đó họ trói giải tôi qua một phân trại khác giam chung với một số anh em đã bị bắt đi trước đó.
Trước đây Đức Mẹ đối với tôi là một Đức Mẹ chung chung. Tôi biết các danh xưng Đức Me Fatima, Đức Me Lộ Đức, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.. . nhưng không hiểu sự phân biệt và cũng chẳng để ý vì tôi tiếp nhận không thắc mắc từ thuở nhỏ. Đức Mẹ La Vang cũng chỉ là một danh xưng khác.
Nhưng từ ngày vượt biên Đức Mẹ chung chung đã trở thành Đức Mẹ La Vang của tôi. Trước hết là do khuynh hướng tình cảm chung của con người đối với mẹ của mình. Con cái luôn luôn muốn ở gần mẹ vì con người luôn luôn cần tình thương không nhất thiết phải là lúc gặp khó khăn. Nó giống như em bé đang chơi với bạn, khi cảm thấy cần tình thương, nó bỏ đó chạy tới mẹ, kéo áo bà và người mẹ hiểu ý cúi xuống ôm con và hôn. Em bé thấy hạnh phúc và trở lại chơi với bạn. Nhu cầu gần gũi tình cảm này đã làm nảy sinh việc địa phương hóa Đức Mẹ thành những Đức Mẹ Việt Nam, Trung Hoa, Phi Châu, Nam Mỹ.. . Đức Mẹ đã được địa phương hóa toàn diện trong y phục, nét mặt và cả màu da. Tôi vẫn thích nhìn Đức Mẹ La Vang dịu hiền, có gương mặt VN mũi thấp, trong tà áo tứ thân và khăn mỏ quạ.
Đối với người VN Công Giáo Đức Mẹ La Vang là tiêu biểu cho VN như Đức Mẹ Guadalupe đối với người Mễ Tây Cơ. Nhất là với người VN Công Giáo xa quê hương, thấy Đức Mẹ La Vang là thấy quê hương và đỡ nhớ nhà. Cho nên người VN ngoài nước sùng kính Đức Mẹ La Vang hơn người trong nước. Người đi xa mới nhớ nhà. Ở đâu có cộng đồng VN Công Giáo ở đó có nhà thờ hoặc tượng đài Đức Mẹ La Vang. Ở Mỹ có 19 xứ La Vang, Phi Luật Tân có ba. Canada có một. Tôi không có số liệu về Châu Âu và Úc. Đức Mẹ La Vang đi theo cả với các anh chị em lao động xuất khẩu ở Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan.. .
Với người vượt biên tị nạn, Đức Mẹ La Vang có ý nghĩa đặc biệt. Lễ Giáng Sinh 1989 ở trại tị nạn Galang, Nam Dương tôi băn khoăn không biết nói gì với mấy em minors (trẻ em vượt biên không có người thân lớn tuổi đi theo) đang khóc vì buồn tủi, bơ vơ nhớ nhà. Tôi phải nói gì để các em thấy Chúa sinh ra có dính dáng tới các em chứ không phải chỉ là mấy đèn ngôi sao, cờ hoa trưng bày nhộn nhịp càng làm các em nhớ nhà. Tôi chợt nhận ra rằng Đức Mẹ, Thánh Giu Se và Chúa Giê Su cũng đã trải qua thân phận tị nạn như chúng tôi nên rất hiễu và thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi. Các ngài là những nạn nhân bị đàn áp phải vượt biên đầu tiên của kỷ nguyên này. Chúa Giê Su lúc đó tối đa chỉ mới hai tuổi.bởi vì Hê Rôđ Cả (Herod the Great, cha của Hê Rôđ thời Chúa Giê Su) ra lệnh giết hết trẻ em từ hai tuổi trở xuống trong vùng Giê Ru Sa Lem để loại bỏ Chúa khỏi mặt đất vì ông nghĩ em bé Giê Su sẽ là mối nguy cho vương quyền của ông. Giết lầm còn hơn bỏ sót.
Mức độ tàn sát con nít của Hê Rôđ cho thấy cuộc đàn áp rất triệt để và bạo tàn. Vì thế Thánh Giu Se phải đưa gia đình chạy xuống tận Ai Cập xa xôi. Syria và Jordan lúc đó cũng là những tỉnh thuộc địa của đế quốc La Mã và gần Do Thái hơn nhưng ông không tới đó bởi vì ông sợ thế lực rất lớn của Hê Rôđ Cả trong vùng. Hê Rôđ là vua chư hầu nhưng ông là bạn của hoàng đế La Mã và có quốc tịch La Mã.. Giống như người VN trốn bọn cộng sản cai trị. Trịnh Xuân Thanh phải chạy thật xa khỏi VN qua tận Châu Âu chứ không chỉ quanh quẩn ở Lào hay Cam Bốtm mà vẫn không yên.
Cuộc vượt biên của gia đình Đức Mẹ có nhiều gian truân. Ngoài những khó khăn thiên nhiên của địa thế sa mạc, còn có thể bị nguy hiểm vì thú dữ và cướp bóc. Vì thế đi trong sa mạc, người ta thường phải đi từng đoàn để nương tựa và bảo vệ nhau. Việc định cư cũng không hề dễ dàng. Người ti nạn ngày nay thường được quốc tế, các chính phủ hay tổ chức tư giúp đỡ. Thời Đức Mẹ không có chuyện đó. Ngày nay ở Ai Cập có nhiều nhà thờ Công Giáo Coptíc dâng kính Đức Mẹ vì tương truyền ngày xưa khi đi tị nạn gia đình Đức Mẹ đã ở những nơi đó. Điều này có nghĩa rằng cuộc sống nơi đất khách quê người của Đức Mẹ có nhiều khó khăn và phải đỗi chỗ ở nhiều lần. Có thể vì sinh kế khó khăn. Có thể vì bị kỳ thị vì khác biệt ngôn ngữ, tập tục, hay lễ nghi tôn giáo.. . Lý do Môi Sê đưa ra để đòi cho dân Do Thái đi ra hoang địa để phụng sự Chúa là của lễ họ dâng cho Chúa sẽ làm người Ai Cập ghê sợ. Nên họ phải đi cách thật xa người Ai Cập.
Đức Mẹ đến La Vang để yên ủi nâng đỡ con cái như một người đồng cảnh ngộ là nạn nhân của sự đàn áp. Hơn thế, Mẹ còn đến với tư cách là mẹ của người con bị đàn áp nữa. Trong khoảng 2000 lần hiện ra được biết từ trước tới nay, chỉ có dưới 10 lần Đức Mẹ bế theo Chúa Giê Su. La Vang là một trong số ít ỏi đó. Ở Lộ Đức, Fatima, Guadalupe.. . Đức Mẹ chỉ đến một mình. Bế theo con thơ, Mẹ muốn nói rằng Mẹ thương yêu và che chở con cái VN như thương yêu và che chở con thơ của Mẹ. Hãy tín thác vào Mẹ. Chính con Mẹ cũng đã bị đàn áp bách hại từ lúc mới sinh.
Hỡi những ai đang bị đàn áp hãy đến với Mẹ La Vang!
Ngoài ra Đức Maria còn có nhiều danh hiệu khác, được gọi theo tên của nơi Mẹ hiện ra. Nổi tiếng nhất chúng ta có Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp, Đức Mẹ Fatima ở Bồ, Đức Mẹ Guadalupe ở Mễ, Đức Mẹ Medjugorje ở Bosnia, và.. . Đức Mẹ La Vang của Việt Nam v v.
Ở mỗi nơi hiện ra dù được Vatican công nhận hay không, thường thường Đức Maria gởi cho con cái một sứ điệp tinh thần như xác nhận tính không mắc tội tổ tông của Mẹ ở Lộ Đức, sứ điệp về chuỗi mân côi và sám hối ở Fatima, sứ điệp cầu nguyện, ăn chay và sám hối ở Medjurgoje v. v. Nhưng ở La Vang thì khác. Đức Maria tới La Vang không mang theo một sứ điệp nào. Mẹ chỉ mang tình thương.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Vua Quang Trung mất năm 1792, trước sự kiện La Vang sáu năm. Con thứ là Thái Tử Nguyễn Quang Toản lên ngôi mới 10 tuổi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh. Thái Sư Bùi Đắc Tuyên, cậu của vua, giúp vua trẻ trị vì, nắm hết quyền hành trong tay.
Thông thường ngược đãi hay bách hại tôn giáo xảy từ hai nguồn chính: hoặc do quần chúng hoặc do chính quyền. Kỳ thị và ngược đãi tôn giáo trong quần chúng xảy ra do đố kỵ về văn hoá tập tục hoặc do cuồng tín, quá khích. Hiện nay cảnh dân đàn áp dân vì lý do tôn giáo vẫn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại các nước Hồi Giáo và Ấn giáo cực đoan. Ở đó nhiều tín hữu Ky Tô và các tôn giáo thiểu số khác bị người theo đạo đa số cáo buộc xúc phạm tôn giáo của họ và giết chết. Đó là sự đàn áp của một đa số áp đảo trên một thiểu số yếu ớt. Nhưng nếu bên bị áp bức có lực lượng tương đương với bên đàn áp thì tình thế có thể biến thành xung đột võ trang như cảnh chém giết đẫm máu giữa người Miến Điện Phật Giáo và người thiểu số Rhingya theo Hồi Giáo cách đây mấy năm và hiện vẫn còn âm ỷ; hay xung đột võ trang giữa người đạo Ky Tô và đạo Hồi ở Cộng Hòa Trung Phi những năm 2012-2014 v.v...
Đàn áp tôn giáo trên bình diện nhà nước là do chính sách của chính quyền, nhất là trong các chế độ độc tài. Nhà nước đàn áp một tôn giáo hay mọi tôn giáo trong nước vì nhà nước thấy tôn giáo đe dọa quyền lực của mình. Nổi tiếng nhất là cuộc cấm đạo Công Giáo 300 năm của đế quốc La Mã và các cuộc cấm đạo sau này của các vua chúa ở nhiều nước trên thế giới như thời Cảnh Thịnh,Minh Mạng ở VN.
Đền Đức Mẹ La Vang ngày xưa |
Có một điểm cần nêu rõ ở đây là trong lần tiến đánh Gia Định lần thứ hai năm 1782, quân Tây Sơn đã phải đương đầu với lực lượng thủy quân hùng mạnh hơn của Nguyễn Ánh vì Ánh có một đơn vị chiến thuyền tây phương do sự trợ giúp của ông giám mục thực dân Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam là Bá Đa Lộc thường gọi là Cha Cả có mộ là lăng Cha Cả gần phi trường Tân Sơn Nhứt) và nhà buôn thích mạo hiểm trở thành lính đánh thuê Manuel. Đội thuyền này do chính Manuel chỉ huy nhưng đã bị quân Tây Sơn tiêu diệt ở sông Vàm Cỏ và Manuel tử trận. Sau đó Pigneau tiếp tục giúp đỡ Nguyễn Ánh tận lực về kỹ thuật và tài chánh. Thế nhưng khi hai linh nục Phan Xi Cô bị Tây Sơn bắt trong cuộc chinh phạt Gia Định lần thứ ba năm 1783, hai ông vẫn được xét xử công tâm, không bị thiên kiến vơ đũa cả nắm. So với cách Tây Sơn tàn sát người Minh Hương ở Cù Lao Phố, Biên Hòa; Chợ Lớn và Mỹ Tho vì người Hoa phò Nguyễn Ánh thì Tây Sơn đối xử với người Công Giáo quả là phân minh và tiến bộ.
Nhưng chính sách đúng đắn và tiến bộ lúc đầu của nhà Tây Sơn chẳng bao lâu sau đã biến thành đàn áp khởi đầu với sắc lệnh cấm đạo năm 1783của Nguyễn Nhạc và sắc lệnh bắt giáo sĩ thừa sai nước ngoài năm 1790 của Nguyễn Huệ. Đến thời Nguyễn Quang Toản thì việc đàn áp càng gay gắt khiến giáo dân phải trốn tránh qua địa phương khác. Một số chạy lên rừng ẩn náu.
Lý do thường được nêu ra là nhà vua sợ rằng người Công Giáo sẽ theo Giám Mục Pigneau de Béhaine ủng hộ Nguyễn Ánh và chống lại Tây Sơn. Thực ra anh em nhà Tây Sơn không sợ Nguyễn Ánh mà còn phạm sai lầm chiến lược là coi thường Nguyễn Ánh, không cho đó là lực lượng đối kháng nguy hiểm cần phái tiêu diệt để trừ hậu họa. Có lẽ vì Nguyễn Huệ thấy ba lần ông vào dẹp loạn là ba lần quân Nguyễn thua chạy tả tơi. Do đó anh em Tây Sơn đã chú tâm vào việc tiêu diệt lẫn nhau hơn là tiêu diệt Nguyễn Ánh.
Năm 1787 Nguyễn Huệ, vì mối hiềm khích anh em phát sinh do nghi kỵ và tham vọng quyền lực, đã đưa 60,000 quân từ Phú Xuân vào đánh và vây khốn Nguyễn Nhạc ở thành Quy Nhơn đến nỗi Nhạc phải lên thành khóc xin Huệ rút quân. Tháng 9 năm 1792 Nguyễn Huệ chết. Nguyễn Nhạc ra viếng tang nhưng con của Nguyễn Huệ là vua Quang Toản cho quân ngăn chặn không cho Nhạc đến Phú Xuân. Sử không nói lý do, nhưng người ta nghĩ có thể Quang Toản, đúng hơn là nhiếp chính Bùi Đắc Tuyên, sợ Nguyễn Nhạc lợi dụng tình huống tang gia bối rối sẽ đánh cướp Phú Xuân, hoặc dò la tình thế để tính chuyện thôn tính sau này.
Năm sau 1793 Nguyễn Ánh từ trong Nam kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc cự không nổi phải cầu cứu cháu là Quang Toản. Toản cử Ngô Văn Sở và Phạm Công Hưng đem quân vào giải nguy. Nguyễn Ánh thua bỏ chạy về Nam. Theo chiến lược quân sự thông thường thì lẽ ra bác cháu phải hợp tác với nhau truy đuổi để tiêu diệt kẻ thù chung, trừ khử cái họa về sau. Đằng này quân của Quang Toản nhân dịp chiếm luôn thành Quy Nhơn, khiến Nguyễn Nhạc, sẵn đang có bạo bịnh, uất ức thổ huyết mà chết.
Đàng khác số người theo đạo Công Giáo lúc đó không đáng kể, so với toàn dân số, không thể là một đe dọa cho nhà vua được. Trong sắc chỉ cấm đạo năm 1783 Nguyễn Nhạc không hề đề cập tới vấn đề chính trị, chỉ nói về lý do văn hóa, tập tục và đạo lý, khác hẳn với nguyên nhân đàn áp thời nhà Nguyễn và Cộng Sản.
Vậy lý do chính của việc cấm đạo thời Tây Sơn phải nói là trên bề mặt do khác biệt về văn hóa, tập tục và đạo lý. Chẳng hạn việc thờ kính tổ tiên. Người Công Giáo vẫn tôn kính, tưởng nhớ tổ tiên, nhưng không thờ lạy, cúng bái tổ tiên. Vì không thờ cúng tổ tiên họ bị coi là bất hiếu và mất gốc và đạo Công Giáo bị coi là tà đạo. Những kẻ hoạt đầu đã chính trị hóa vấn đề để trục lợi.
Dưới thời Quang Toản cấm đạo có thể nói là một chiến dịch chính trị của nhiếp chính Bùi Đắc Tuyên. Ông này là một gian thần. Lợi dụng quyền nhiếp chính ông thu tóm quyền lực trong tay,mưu đồ soán đoạt ngôi vua. Trong triều đình ông ám hại các tướng sĩ không ăn cánh. Ngoài xã hội ông mượn danh vua Cảnh Thịnh ra hai sắc chỉ cấm đạo Công Giáo ngày 07/01/1795 và 24/01/1975. Sắc chỉ thứ nhất nêu chuyện củng cố đạo Nho và sắc chỉ thứ hai phục hưng đạo Phật và đạo thờ Thần làm cớ diệt Công Giáo. Thưc ra đó chỉ là ngụy tạo chính nghĩa để chiêu dụ dân chúng bởi chính bản thân ông sống rất phóng đãng trác táng thì lấy gì để phục hưng cương thường đạo lý. Cũng giống như các quan chức cộng sản bây giờ tha hóa và nhũng lạm đến tàn ác nhưng vẫn lớn giọng dạy dân phải liêm khiết đạo đức. Bởi vì cấm đạo là một phần trong mưu đồ đen tối của Bùi Đắc Tuyên, khi ông bị Vũ Văn Dũng trừ khử rồi, vua Cảnh Thịnh không ra thêm sắc chỉ cấm đạo nào nứa.
MẸ CỦA NGƯỜI BỊ ÁP BỨC
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang đang được xây cất |
Tôi vẫn có lòng sùng kính Đức Mẹ từ thủa bé do thói quen gia đình lần chuỗi cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Điều nữa là khi mẹ tôi mất lúc tôi chín tuổi có một người nào đó nói với tôi rằng tôi mất mẹ nhưng lại có một bà mẹ khác rất quyền năng ở trên trời là Đức Mẹ Maria. Vậy khi nào nhớ mẹ hoặc cần mẹ giúp đỡ thì hãy cầu xin với Đức Mẹ Maria. Và tôi đã làm như vậy suốt đời tôi. Đức Maria đã phù hộ tôi vượt qua rất nhiều khó khăn, có trường hợp tưởng chừng không lối thoát, nhất là thời gian 13 năm trong nhà tù cộng sản sau 1975. Bây giờ nghĩ lại tôi không biết làm sao vào những lúc đó tôi có được ý tưởng như vậy, nếu không có ơn trên.
Đầu năm 1979 ở trại tù Số 5 Thanh Hóa sau cuộc tuyệt thực toàn trại đòi cải thiện chế độ lao tù, người quản giáo buồng giam chúng tôi phát giấy bắt chúng tôi phải làm đơn xin ăn mới cho ăn lại. Lúc đó tôi nghĩ: xin ăn.. . nhục thật. Mà tôi cũng đói thật! Đàng khác tôi nghĩ: bắt xin ăn không phải chỉ để làm nhục mà còn để bẻ gãy ý chí của chúng tôi. Nếu chúng tôi khuất phục, không biết họ sẽ đẩy chúng tôi tới vực thẳm nào nữa, bởi vì họ đã đè bẹp được chúng tôi rồi thì họ muốn làm gì chúng tôi là họ làm.
Nhưng tôi không biết phải làm gì, nhất là mình đang ở thế yếu. Tôi đọc thầm kinh Kính Mừng, xin Chúa và Đức Mẹ giúp tôi. Anh em bắt đầu nhận giấy bút để viết. Tôi thấy rõ nét băn khoăn dằn vặt trên mặt họ. Cũng là băn khoăn trăn trở trong lòng tôi. Bỗng một ý tưởng đến trong đầu. Tôi e ngại vì sợ hậu quả. Nhưng ý tưởng như càng thôi thúc vì đó là điều hợp lý. Đó là là lẽ phải. Ai cũng sợ lẽ phải. Và tôi tin tưởng anh em sẽ ủng hộ tôi như đã đồng ý với tôi là buồng chúng tôi phải tham gia tuyệt thực với các buồng khác vào đêm bắt đầu. Tôi quyết định nói lên. Tôi nói với người quản giáo, “Các ông đưa chúng tôi vào đây. Các ông có trách nhiệm phải nuôi ăn chúng tôi. Chúng tôi không xin vào đây. Chúng tôi không phải xin ăn. Nuôi ăn chúng tôi là trách nhiệm của các ông. Ăn hay không là quyền của chúng tôi.”
Anh em không làm đơn. Quản giáo đứng nhìn một lúc rồi bỏ đi. Lát sau trở lại anh ta kêu chúng tôi ra ngoài sân tập họp, và ngồi xuống. Rồi anh ta nói ai muốn xin ăn thì đứng qua một bên. Tôi nhì quanh quẩn thấy còn mình tôi ngồi lại, Tôi lại cầu nguyện với Đức Mẹ. Viên quản giáo nhìn tôi mặt đỏ gay, nhưng không nói gì. Có lẽ anh ta đang bối rối không biết xử trí thế nào. Trại đã lùi một bước rồi là không đòi phải viết đơn nữa. Nhưng vẫn bắt xin ăn. Tôi không biết tình thế sẽ ra sao. Tôi chỉ biết tôi không thể xin ăn được. Tôi nghĩ chắc họ sẽ đưa tôi đi cùm. Trong lúc căng thẳng đó bỗng một anh bạn tới xốc tôi dậy. Tôi chống cự, và vì sau tuyệt thực ai cũng yếu, cả hai ngã lăn kềnh ra sân. Mấy người nữa xúm vào khiêng tôi nhập chung với anh em. Viên quản giáo kêu moi người vào buồng và sau đó họ trói giải tôi qua một phân trại khác giam chung với một số anh em đã bị bắt đi trước đó.
Trước đây Đức Mẹ đối với tôi là một Đức Mẹ chung chung. Tôi biết các danh xưng Đức Me Fatima, Đức Me Lộ Đức, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.. . nhưng không hiểu sự phân biệt và cũng chẳng để ý vì tôi tiếp nhận không thắc mắc từ thuở nhỏ. Đức Mẹ La Vang cũng chỉ là một danh xưng khác.
Nhưng từ ngày vượt biên Đức Mẹ chung chung đã trở thành Đức Mẹ La Vang của tôi. Trước hết là do khuynh hướng tình cảm chung của con người đối với mẹ của mình. Con cái luôn luôn muốn ở gần mẹ vì con người luôn luôn cần tình thương không nhất thiết phải là lúc gặp khó khăn. Nó giống như em bé đang chơi với bạn, khi cảm thấy cần tình thương, nó bỏ đó chạy tới mẹ, kéo áo bà và người mẹ hiểu ý cúi xuống ôm con và hôn. Em bé thấy hạnh phúc và trở lại chơi với bạn. Nhu cầu gần gũi tình cảm này đã làm nảy sinh việc địa phương hóa Đức Mẹ thành những Đức Mẹ Việt Nam, Trung Hoa, Phi Châu, Nam Mỹ.. . Đức Mẹ đã được địa phương hóa toàn diện trong y phục, nét mặt và cả màu da. Tôi vẫn thích nhìn Đức Mẹ La Vang dịu hiền, có gương mặt VN mũi thấp, trong tà áo tứ thân và khăn mỏ quạ.
Đối với người VN Công Giáo Đức Mẹ La Vang là tiêu biểu cho VN như Đức Mẹ Guadalupe đối với người Mễ Tây Cơ. Nhất là với người VN Công Giáo xa quê hương, thấy Đức Mẹ La Vang là thấy quê hương và đỡ nhớ nhà. Cho nên người VN ngoài nước sùng kính Đức Mẹ La Vang hơn người trong nước. Người đi xa mới nhớ nhà. Ở đâu có cộng đồng VN Công Giáo ở đó có nhà thờ hoặc tượng đài Đức Mẹ La Vang. Ở Mỹ có 19 xứ La Vang, Phi Luật Tân có ba. Canada có một. Tôi không có số liệu về Châu Âu và Úc. Đức Mẹ La Vang đi theo cả với các anh chị em lao động xuất khẩu ở Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan.. .
Với người vượt biên tị nạn, Đức Mẹ La Vang có ý nghĩa đặc biệt. Lễ Giáng Sinh 1989 ở trại tị nạn Galang, Nam Dương tôi băn khoăn không biết nói gì với mấy em minors (trẻ em vượt biên không có người thân lớn tuổi đi theo) đang khóc vì buồn tủi, bơ vơ nhớ nhà. Tôi phải nói gì để các em thấy Chúa sinh ra có dính dáng tới các em chứ không phải chỉ là mấy đèn ngôi sao, cờ hoa trưng bày nhộn nhịp càng làm các em nhớ nhà. Tôi chợt nhận ra rằng Đức Mẹ, Thánh Giu Se và Chúa Giê Su cũng đã trải qua thân phận tị nạn như chúng tôi nên rất hiễu và thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi. Các ngài là những nạn nhân bị đàn áp phải vượt biên đầu tiên của kỷ nguyên này. Chúa Giê Su lúc đó tối đa chỉ mới hai tuổi.bởi vì Hê Rôđ Cả (Herod the Great, cha của Hê Rôđ thời Chúa Giê Su) ra lệnh giết hết trẻ em từ hai tuổi trở xuống trong vùng Giê Ru Sa Lem để loại bỏ Chúa khỏi mặt đất vì ông nghĩ em bé Giê Su sẽ là mối nguy cho vương quyền của ông. Giết lầm còn hơn bỏ sót.
Mức độ tàn sát con nít của Hê Rôđ cho thấy cuộc đàn áp rất triệt để và bạo tàn. Vì thế Thánh Giu Se phải đưa gia đình chạy xuống tận Ai Cập xa xôi. Syria và Jordan lúc đó cũng là những tỉnh thuộc địa của đế quốc La Mã và gần Do Thái hơn nhưng ông không tới đó bởi vì ông sợ thế lực rất lớn của Hê Rôđ Cả trong vùng. Hê Rôđ là vua chư hầu nhưng ông là bạn của hoàng đế La Mã và có quốc tịch La Mã.. Giống như người VN trốn bọn cộng sản cai trị. Trịnh Xuân Thanh phải chạy thật xa khỏi VN qua tận Châu Âu chứ không chỉ quanh quẩn ở Lào hay Cam Bốtm mà vẫn không yên.
Cuộc vượt biên của gia đình Đức Mẹ có nhiều gian truân. Ngoài những khó khăn thiên nhiên của địa thế sa mạc, còn có thể bị nguy hiểm vì thú dữ và cướp bóc. Vì thế đi trong sa mạc, người ta thường phải đi từng đoàn để nương tựa và bảo vệ nhau. Việc định cư cũng không hề dễ dàng. Người ti nạn ngày nay thường được quốc tế, các chính phủ hay tổ chức tư giúp đỡ. Thời Đức Mẹ không có chuyện đó. Ngày nay ở Ai Cập có nhiều nhà thờ Công Giáo Coptíc dâng kính Đức Mẹ vì tương truyền ngày xưa khi đi tị nạn gia đình Đức Mẹ đã ở những nơi đó. Điều này có nghĩa rằng cuộc sống nơi đất khách quê người của Đức Mẹ có nhiều khó khăn và phải đỗi chỗ ở nhiều lần. Có thể vì sinh kế khó khăn. Có thể vì bị kỳ thị vì khác biệt ngôn ngữ, tập tục, hay lễ nghi tôn giáo.. . Lý do Môi Sê đưa ra để đòi cho dân Do Thái đi ra hoang địa để phụng sự Chúa là của lễ họ dâng cho Chúa sẽ làm người Ai Cập ghê sợ. Nên họ phải đi cách thật xa người Ai Cập.
Đức Mẹ đến La Vang để yên ủi nâng đỡ con cái như một người đồng cảnh ngộ là nạn nhân của sự đàn áp. Hơn thế, Mẹ còn đến với tư cách là mẹ của người con bị đàn áp nữa. Trong khoảng 2000 lần hiện ra được biết từ trước tới nay, chỉ có dưới 10 lần Đức Mẹ bế theo Chúa Giê Su. La Vang là một trong số ít ỏi đó. Ở Lộ Đức, Fatima, Guadalupe.. . Đức Mẹ chỉ đến một mình. Bế theo con thơ, Mẹ muốn nói rằng Mẹ thương yêu và che chở con cái VN như thương yêu và che chở con thơ của Mẹ. Hãy tín thác vào Mẹ. Chính con Mẹ cũng đã bị đàn áp bách hại từ lúc mới sinh.
Hỡi những ai đang bị đàn áp hãy đến với Mẹ La Vang!