(Tiếp theo)

VI./ HẠN KỲ NĂM 2020.

Ngày 04.09.1990 Hội nghị Thành Đô nhóm họp tại Tứ Xuyên kết thúc với ‘kết luận’ như sau: « Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc ».

Ðể so sánh Việt Nam, một khu vực tự trị thời ‘mất nước’, với khu vực đã được Trung Quốc dành cho trước đó là Tây Tạng, trung tâm truyền thống Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana). Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở Tây Tạng. Cùng với các vị Đạt-Lai-Lạt-Ma (Dalai Lama, Phật sống) được nhiều người tôn thờ. Hiện nay, khu tự trị Tây Tạng tổng cộng có hơn 1.700 chùa chiền, với khoảng 46.000 tăng ni.

Nhà nước Tàu cộng khuyên người Tây Tạng ‘đồng bào đừng no, để nhà nước no (lo)’, tức cứ ăn uống, vui chơi, giải trí thỏa thích… chứ cần chi Phật giáo và tu trì. Sau cuộc nổi loạn chống luật phá thai áp đặt bởi Tàu cộng năm 1959, Đạt-Lai-Lạt-Ma phải lưu vong sang Ấn Ðộ. Từ năm 2009, đã có 117 người, đa số là tu sĩ, đã tự thiêu để đòi tự lập và chống bạo quyền Tàu cộng. Đạt-Lai-Lạt-Ma tuyên bố Ngài hiểu họ, nhưng không khuyến khích làm vậy.

Nhân đây, chúng ta thử tìm hiểu về phản ứng của người Công Giáo Việt, nếu chẳng may phải rơi vào hoàn cảnh của người Tây Tạng và phải chịu (hay được hưởng, nếu thân với nhà nước cầm quyền, trung ương hay (và) địa phương) từ năm 1959.

Khi đó, người Công Giáo, ngoài Hiến pháp và Luật lệ Tàu cộng, còn có Tin Mừng Chúa Kitô, được diễn dạy qua :

A.- ‘Sưu Tập Những Bản Văn của Huấn Quyền về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo’, do Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Chủ tịch Hội Ðồng Cổ Võ "Công Lý và Hoà Bình", đã ký ban hành tại Vatican City, ngày 01.05.2000, Lễ kính Thánh Giuse Thợ.

Trong Chương V, Ngài đã viết : VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

[Lưu Ý quan trọng : Huấn quyền này có tính cách phổ quát, chứ không chỉ cho Việt cộng, hôm nay và có thể cho ngày mai. Kim chỉ nam cho những đồng bào đang tham gia biểu tình vì ‘Tổ Quốc Lâm Nguy’.]

I. Quyền về Phần Ðời

“Xã hội loài người sẽ không có trật tự và phồn vinh nếu thiếu những người cầm quyền hợp pháp để bảo tồn các định chế và phục vụ công ích một cách đầy đủ" (Hòa bình tại thế, số 46). ‘Quyền bính’ là đặc tính của những con người hay những định chế, nhờ đó, họ ban hành lề luật và mệnh lệnh cho con người, và buộc phải tuân phục. Mọi cộng đoàn nhân loại đều cần có một quyền bính để quản trị nó. Quyền bính này đặt nền tảng trên bản tính con người, cần thiết để tạo sự thống nhất cho cộng đoàn. Vai trò của nó là bảo đảm tối đa cho Công ích xã hội. Quyền bính theo trật tự luân lý đòi hỏi phát xuất từ Thiên Chúa: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống đối lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt" (Rm 13). Bổn phận vâng phục đòi buộc mọi người phải tôn trọng quyền bính cho xứng hợp; đối với những người đang thi hành công vụ, phải tôn trọng và tùy công trạng của họ mà tỏ lòng biết ơn và quí mến.

Việc hành xử quyền bính chính trị trong cộng đoàn hoặc trong các định chế quốc gia luôn phải nằm trong giới hạn của trật tự luân lý để đem lại kết quả và mưu cầu công ích, tùy theo trật tự pháp lý được thiết lập cách hợp pháp. Trong trường hợp đó, mọi công dân buộc phải theo lương tâm mà tuân phục. Do đó, những người lãnh đạo đương nhiên có trách nhiệm và có uy quyền. Vì cần phải có trật tự luân lý trong cộng đồng dân sự, một quyền bính để cai trị và không thể đi ngược lại trật tự nầy mà không sớm bị tiêu diệt. Chúa đã cảnh cáo: "Vậy, hãy lắng nghe, hãy cố hiểu, hỡi các bậc quân vương; hãy học cho biết, hỡi những vị đang nắm quyền trên khắp cõi trần gian. Mở tai ra, hỡi những ai đứng đầu trong thiên hạ, đang tự hào vì có đông đảo chư dân. Vì chính Ðức Chúa đã ban cho chư vị quyền bính và chính Ðấng Tối Cao đã ban quyền thống trị. Cũng chính Người sẽ kiểm tra các việc chư vị làm và dò xét những điều chư vị toan tính” (Kn 6, 1-4).

Về mặt luân lý, không phải người cầm quyền làm gì cũng hợp pháp. Họ không được xử sự cách chuyên chế, nhưng phải hành động cho Công ích vì quyền bính là một sức mạnh tinh thần đặt nền tảng trên tự do và ý thức trách nhiệm. "Luật pháp của loài người chỉ là luật khi phù hợp với lẽ phải; có hiệu lực là nhờ luật vĩnh cửu; khi xa lìa lẽ phải, nó không còn là luật nữa, nhưng là một sự bất công, thậm chí là một hình thức bạo lực" (Thánh Thomas d'Aquin).

II. Vai Trò Luật Pháp

“Pháp trị" (état de droit) là điều kiện cần thiết để xây dựng nền dân chủ đích thực . Muốn cho nền dân chủ nầy phát triển, việc giáo dục công dân và việc thăng tiến trật tự công cộng vàsự bình an là những việc làm cần thiết. Không có dân chủ đích thực và vững bền mà không có công bình xã hội. Do đó, Giáo Hội phải lưu tâm rất nhiều vào việc giáo dục lương tâm, chuẩn bị những người lãnh đạo xã hội để lo cho đời sống công, khuyến khích giáo dục công dân, tuân giữ luật pháp và những quyền nhân bản. Không nên vì thế mà nghĩ rằng quyền bính không bị một lệ thuộc nào; ngược lại, vì quyền bính xuất phát từ khả năng điều khiển theo lẽ phải, nên điều hợp lý là coi quyền lực có ràng buộc bởi trật tự các phong hoá, do Chúa làm nguyên thủy và cùng đích. Bởi thế, chúng ta cần tăng cường cấp bách hơn những khí cụ pháp lý có khả năng thăng tiến sự tự do lương tâm cả trong lãnh vực chính trị và xã hội. Sự phát triển lần hồi và liên tục của một chế độ pháp lý được công nhận trên bình diện quốc tế, có thể là một trong những nền tảng vững chắc nhất cho hoà bình và cho sự phát triển đúng đắn của gia đình nhân loại. Ðồng thời, cần làm thế nào cho tất cả mọi người, được bảo vệ bởi những quy luật pháp lý được nhìn nhận trên bình diện quốc tế.

Quyền cai trị là điều phải có, do trật tự xuất phát từ Thiên Chúa.
Những người điều khiển quốc gia có ra những luật hay lệnh nghịch với trật tự nầy thì những luật nầy không thể bắt buộc lương tâm người công dân, vì “phải vâng lời Chúa hơn vâng lời người ta” (Cv. 5, 29). Lúc đó, quyền bính thôi là quyền bính mà biến chất thành áp bức, như Thánh Thomas d'Aquin dạy: "Luật do con người chỉ có tính chất luật bao lâu nó hợp với lẽ phải; và với danh hiệu này, rõ ràng nó xuất phát từ ø luật đời đời. Nhưng bao lâu nó đi xa lẽ phải, nó bị công bố là một bất công, và lúc đó nó không còn tính chất luật nữa, nhưng đúng hơn nó là một hình thức bạo tàn". Ðây là nguyên tắc “pháp trị", trong đó luật pháp có tính cách tối thượng, và không phải là ước muốn độc đoán của cá nhân.

Cần nhắc thêm rằng không một nhóm xã hội nào, một đảng phái chẳng hạn, có quyền chiếm đoạt vai trò chỉ đạo duy nhất, vì việc đó đưa tới sự huỷ diệt nhân cách đích thực của xã hội và của các cá nhân thành viên của quốc gia, như sự đó xảy ra trong mọi chế độ độc tài.

III. Vai Trò Chính Phủ

Các cấu trúc chính trị và pháp lý phải sinh ra những lợi ích như người ta hy vọng, các công chức phải ra sức đáp ứng những vấn đề xảy ra, phù hợp với những phức tạp của hoàn cảnh và thi hành đúng theo nhiệm vụ mình. Việc nầy đòi hỏi, dưới những điều kiện biến hoá không ngừng, các nhà lập pháp không bao giờ quên những quy luật của luân lý, những dự định trong hiến pháp và những lợi ích chung. Những quyền hành pháp phải phối hợp các sinh hoạt của xã hội theo một quyết định sau khi hiểu biết hoàn toàn về luật pháp và sau khi đã xem xét kỹ lưỡng những hoàn cảnh. Các toà án phải bảo đảm đức công bình một cách vô tư không bị ảnh hưởng bởi chế độ ưu đãi hay áp bức.

Hành động (của các quyền bính) có một đặc tính hướng dẫn, khích lệ, phối hợp, bổ sung và hội nhập. Chủ đích tự nhiên của mọi can thiệp trong vấn đề xã hội là giúp các phần tử đoàn thể xã hội, chớ không phải tiêu diệt hay thôn tính chúng. Trong địa hạt chính trị, cần phải ghi nhận rằng tất cả những yếu tố như chân lý trong các mối quan hệ giữa những người bị trị với những người cai trị, sự trong suốt trong sự quản trị công cộng, thái độ chí công vô tư, sự tôn trọng đối với quyền lợi của các đối lập chính trị, việc bảo toàn quyền lợi cho những người bị lên án trước những vụ xét xử.

IV. Giáo Hội và Nhà Nước

Nhiệm vụ thiết yếu của quyền bính dân sự là bảo vệ và phát huy những quyền lợi bất khả xâm phạm của con người. Do đó, quyền bính nầy phải bảo vệ cách hữu hiệu quyền tự do tôn giáo của mọi công dân bằng những đạo luật chính đáng và những phương tiện thích hợp khác, tạo những điều kiện thuận lợi giúp phát triển đời sống tôn giáo, nhờ đó các công dân có thể thực sự hưởng dụng những quyền lợi và chu toàn những nhiệm vụ đối với tôn giáo, đồng thời xã hội sẽ được hưởng nhờ những lợi ích của công lý và hoà bình, phát sinh do lòng trung thành của con người đối với Thiên Chúa và thánh ý Ngài.

V. Những Hình Thức Chính Phủ

Quyền bính "do Thiên Chúa an bài, nhưng việc định đoạt những thể chế chính trị hay cắt cử người cầm quyền, vẫn là quyền tự do của mọi công dân" (Vui Mừng và Hy Vọng số 74). Về mặt luân lý, các thể chế chính trị có thể khác nhau miễn sao các thể chế nầy mang lợi ích chính đáng cho cộng đồng đã thừa nhận chúng. Các thể chế có bản chất trái ngược với luật tự nhiên, với trật tự công cộng và các quyền căn bản của con người, thì không thể đem lại công ích cho những quốc gia.

Quan niệm nầy đã bị chủ nghĩa chuyên chế chống đối. Chủ nghĩa Mácxít-Lêninít chủ trương rằng một số người nhờ có sự thông hiểu sâu xa hơn về luật pháp trong lãnh vực phát triển xã hội hoặc vì thuộc một giai cấp đặc biệt nào đó, hay nhờ được tiếp xúc với những nguồn sâu sắc hơn của ý thức tập thể, nên không thể sai lầm và như vậy có thể tự ban cho mình uy quyền tuyệt đối. Chủ nghĩa chuyên chế phát sinh ra từ việc chối bỏ chân lý theo nghĩa khách quan. Nhờ biết vâng phục chân lý ấy, con người có thể nhận biết được căn tính trọn vẹn của mình, một nguyên tắc chắc chắn bảo đảm cho mối liên hệ chính đáng giữa những con người. Nếu một phía không nhìn nhận chân lý ưu việt, khi đó sức mạnh của quyền bính sẽ ngự trị và mỗi người sẽ sử dụng tối đa những phương tiện sẵn có để áp đặt các quyền lợi của mình hoặc ý kiến của mình, bất chấp quyền lợi của người khác. Khi biết vâng phục chân lý ấy, đa số của một xã hội không thể chà đạp lên những quyền nầy bằng cô lập, đàn áp, bóc lột hay tìm cách tiêu diệt thiểu số đó.

Văn hoá và chủ nghĩa chuyên chế trong thực tế cũng chối bỏ Giáo Hội. Nhà Nước hoặc đảng phái cho rằng họ có khả năng hướng dẫn lịch sử tới chỗ thiện hảo và tự đặt mình ở trên mọi giá trị. Ðiều nầy giải thích vì sao chủ nghĩa chuyên chế tìm cách tiêu diệt Giáo Hội hoặc ít ra tìm cách áp đặt Giáo Hội dưới sự thống trị của mình, biến Giáo Hội thành công cụ của guồng máy ý thức hệ của họ. Hơn nữa, Nhà Nước chuyên chế thường sát nhập toàn bộ quốc gia, xã hội, gia đình, các tôn giáo và chính các cá nhân vào trong guồng máy của họ. Giáo Hội khi bảo vệ tự do của mình, cũng đồng thời bảo vệ con người.
Ðể việc cộng tác của các công dân có ý thức trách nhiệm đem lại kết quả tốt đẹp trong đời sống chính trị thường ngày, cần phải có một nền pháp lý thiết định, giúp phân phối hợp lý các nhiệm vụ và các cơ quan của công quyền và đồng thời giúp bảo vệ một cách hữu hiệu quyền lợi người công dân. Quyền lợi của cá nhân, gia đình và đoàn thể cũng như việc sử dụng những quyền đó phải được công nhận, tôn trọng và cổ võ, nhưng đồng thời cũng phải chú trọng tới bổn phận công dân của họ. Người công dân có nghĩa vụ phải đóng góp cho quốc gia những phục vụ về tài lực cũng như nhân lực mà công ích đòi hỏi. Chính quyền không nên ngăn cản những hiệp hội có tính cách gia đình, xã hội hay văn hoá, những đoàn thể hay tổ chức trung gian hoạt động hữu hiệu và chính đáng. Về phía người công dân, cá nhân hay đoàn thể không nên trao cho chính quyền một quyền hành quá lớn, cũng đừng đòi hỏi ở chính quyền những giúp đỡ hay những đặc ân quá đáng không phải lúc, vì như thế là làm giảm trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cả các đoàn thể xã hội.

VI. Dân Chủ

Giáo Hội đánh giá cao hệ thống dân chủ như là một hệ thống bảo đảm cho người dân được tham dự vào việc lựa chọn các quyết định về chính trị, bảo đảm cho những người bị trị được quyền bầu cử lẫn quyền quy trách những người cai trị họ và thay thế những người cầm quyền nầy bằng các phương thế ôn hoà khi cần. Giáo Hội không khuyến khích việc hình thành những nhóm cai trị thu hẹp tìm cách lạm dụng quyền bính của quốc gia cho những lợi ích riêng tư hoặc cho những mục tiêu ý thức hệ. Một thể chế dân chủ chân chính chỉ có thể có được trong một quốc gia pháp trị và dựa trên căn bản một ý niệm chính đáng về con người. Nó đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết cho việc thăng tiến cá nhân qua công việc giáo dục và đào tạo theo những lý tưởng chân chính. Nếu không có chân lý tối hậu để hướng dẫn và chỉ huy hoạt động chính trị, những tư tưởng và xác tín có thể dễ bị thao túng vì lý do quyền lực. Dân chủ mà không có những giá trị đạo đức làm căn bản dễ biến thành chế độ chuyên chế công khai hoặc ngụy trang khéo léo.

Giáo Hội tôn trọng quyền tự trị hợp pháp của trật tự dân chủ và không có tư cách để phát biểu những thiên vị nghiêng về giải pháp có tính cách định chế hay hiến chế nầy nọ. Sự đóng góp của Giáo Hội vào trật tự chính trị chính là cái nhìn của Giáo Hội về phẩm giá của con người được biểu lộ hoàn toàn trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Trên thực tế, dân chủ không thể là chuyện thần thoại, biến thành một cái gì thay thế luân lý hay là liều thuốc trị bịnh vô luân. Cơ bản, nó là một ‘hệ thống’ và, như vậy, nó là một dụng cụ chớ không phải là một cùng đích. Ðặc tính ‘luân lý’ của nó không phải là tự động, nhưng tùy thuộc vào sự hoà hợp với luật luân lý. Ngày nay, người ta nghiệm thấy một sự đồng thuận gần như phổ quát về giá trị của dân chủ, cần coi đó là một ‘dấu chỉ thời đại’ tích cực, như Huấn Quyền Giáo Hội đã nhiều lần nhắc tới.

Khi người ta không tuân giữ những yếu tố trên, chính nền tảng của sự chung sống chính trị sẽ bị lung lay và dần dà toàn bộ đời sống xã hội sẽ bị lũng đoạn, đe doạ và suy thoái. Tại nhiều quốc gia, sau sự sụp đổ của các ý thức hệ nối liền chính trị với một quan điểm chuyên chế về thế giới -như chủ nghĩa mácxít- có một mối nguy đang hình thành do tình trạng chối bỏ những nhân quyền cơ bản và do sự kiện nuốt trững khát vọng tôn giáo trong khuôn khổ chính trị, tìềm tàng trong lòng mỗi người: đó là mối nguy do sự liên minh giữa nền dân chủ với chủ nghĩa tương đối về luân lý, một chủ nghĩa làm cho tình trạng chung sống giữa người dân với nhau không còn một qui chiếu nào vững chắc về mặt luân lý và, cách triệt để hơn, bị tước đoạt mất khả năng đón nhận chân lý. Trong tất cả mọi lãnh vực của đời sống cá nhân, gia đình, xã hội và chính trị, nền luân lý cung ứng một nguồn phục vụ độc đáo, bất khả thay thế và rất cao về giá trị, chẳng những cho cá nhân ngõ hầu con người tiến tới trong sự Thiện, mà còn cho xã hội ngõ hầu xã hội thực sự phát triển.

Chỉ sự tôn trọng sự sống mới có thể xây dựng và bảo đảm những tài sản quí báu nhất và cần thiết nhất của xã hội, như nền dân chủ và hoà bình. Không thể có dân chủ thật sự nếu người ta không công nhận phẩm giá của mọi người và nếu người ta không tôn trọng các quyền con người.

B./ Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo trình bày giá trị của Học thuyết Xã hội Công Giáo như một phương tiện để rao giảng Tin Mừng (x. Centesimus Annus, 54), bởi vì tài liệu này đặt con người và xã hội trong mối tương quan với ánh sáng Tin Mừng. Những nguyên tắc của Học thuyết Xã hội Công Giáo đặt nền tảng trên luật tự nhiên, vì thế được xác nhận và củng cố trong niềm tin của Giáo Hội nhờ Tin Mừng của Đức Kitô.

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo