Êzêkien 2: 2-5; Tvịnh 122; 2 Côrintô 12: 7-10; Máccô 6: 1-6

Phần đông người giáo dân chúng ta không biết nhiều về lịch sử dân Israel, và cũng không biết tên các Vua giỏi hay dở đã cai trị Israel. Nhưng, tôi chắc là ngay cả những người chưa đọc Kinh Thánh có thể kể tên vài vị ngôn sứ. Các ngôn sứ đã để lại dấu ấn của họ về sự hình thành của dân Thiên Chúa qua nhiều thế kỷ cho đến bây giờ.

Hôm nay bài đọc thứ nhất kể chuyện ơn gọi ngôn sứ Edêkien. Bốn lần ông ta kể về những lời Thiên Chúa gọi ông ta. Tất cả những lần này điều nói về việc Thiên Chúa sai ông đi rao giảng cho những người dân Israel cứng đầu cứng cổ cải lại Thiên Chúa. Chúng ta, là những phàm nhân, không thể gánh vác nổi với những sự việc quan trọng, và đôi khi có những việc nguy hiểm đe dọa đến tánh mạng khi làm ngôn sứ. Nhưng, Thiên Chúa gọi ông Edêkien và các ngôn sứ khác đều luôn luôn có sự giúp đở lớn lao của Chúa Thánh Thần. Ông Edêkien hân hoan nói khi Thiên Chúa ban ơn Thánh linh thì "một Thần Khí đã nhập vào tôi đúng như lời Người phán với tôi và làm cho chân tôi đứng vững".

Ông Edêkien không chỉ nói về việc đứng vững trên đôi chân phải không? Một ngôn sư bất kỳ ở tuổi nào, ngay cả chính chúng ta, đều cần được ơn Thần Khí của sức mạnh mà ông Edêkien đã nhận được để chúng ta đứng vững.

Khi chúng ta được gọi đứng lên: bênh vực quyền lợi của người khác, phù hợp với giới luật của Thiên Chúa và để an ủi người bị áp bức chúng ta cần được sự giúp đở của Chúa Thánh Linh vì sợ rằng tinh thần của chúng ta thì hạn hẹp vì nhiệm vụ. ngay cả trong khuôn khổ gia đình, hay nơi cơ quan làm việc, cộng đoàn giáo xứ hay trong định chế chính trị, là một rủi ro và có người cho đó là việc làm thiếu hiểu biết. Người dân không thích thay đổi cách làm hay cách suy nghỉ và họ không thích những người kêu gọi họ thay đổi, và đó là điều được nêu ra trong phúc âm đọc hôm nay.

Trong khi tôi lái xe đi quanh các đường lộ và đường cao tốc ở Texas tôi thấy các giấy dán thêm trên xe hơi khác như "chủ tôi là một thợ mộc người Do Thái". Bảng tin của giáo xứ ghi "Giêsu Đấng Cứu Độ". Những bảng lớn dọc hai bên đường nói đến tên Chúa Giêsu và những lời hứa trao ban cho những ai tin vào Ngài. Dân chúng đều biết Chúa Giêsu là ai, và Ngài đã chữa lành và dạy những lời khôn ngoan. Các bức tượng và tranh ảnh trình bày Chúa Giêsu trong gia đình và ở nơi công cộng đã nói lên điều đó.

Thật đáng quý khi thấy Đấng Thiên Chúa sai đến nhập thể và sống giữa chúng ta làm chúng ta nhớ nhiều đến Ngài. Nhưng có một cách mà Ngài ở khắp mọi nơi và cũng không ở nơi nào cả! Sự quen thuộc có thể gây sự thờ ơ. Chúa Giêsu hiện diện trong đời sống chúng ta rất nhẹ nhàng như tấm giây dán trên tường, như máy giặt, như tiệm ăn McDonald gần nhà, hay như người phát thanh viên thông báo tin tức ban chiều. Chúng ta có thể nói như những người sống trong quê hương của Chúa Giêsu "Ồ! chắc rồi, tôi biêt Giêsu. ông ấy là một người trong chúng tôi, ông ta đã ở đó nhiều năm rồi". Nơi đất nước của chúng ta có nhiều chuyện xãy đến trong suy nghỉ của chúng ta trong mỗi sáng khi chúng ta thức dậy. Điều nguy hiểm nhất là chúng ta có thể quên Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta, vì Ngài là người quá quen thuộc, và trong đời sống hằng ngày, chúng ta cũng có bao nhiêu chuyện khác phải lo toan nữa,

Có lẻ phúc âm hôm nay giúp mở mắt chúng ta trông thấy điều mà chúng ta chưa nhận biết – Đấng mà chúng ta trót quên. Hãy để ý đến sự tương đồng giữa đời sống chúng ta và Chúa Giêsu. Chúa Giêsu trở về quê quán, nơi mà dân chúng quá quen thuộc với Ngài (Anh chị em bà con họ hàng trong đại gia đình của Ngài). Họ biết ông Giêsu làm nghề thợ mộc. Họ biết Giêsu đã làm nhiều việc lớn lao và tỏ ra rất khôn ngoan. Trước khi ông Giêsu ra đi giảng dạy họ đã biết ông ta và đã từng nói chuyện với ông ta. Có thể ông ta đã sữa mái nhà cho họ, hay đã đóng cho họ một cái ghế. Có thể họ đã thích ông ta.

Nhưng, họ không sẵn sàng thực hiện bước quan trọng kế tiếp - ngoài sự quen thuộc và biết thật sự về Ngài - Là họ không muốn tin vào Ngài, mặc dù Ngài sống đơn sơ như người dân thường, và họ không sẵn sàng chấp nhận là qua Chúa Giêsu Thiên Chúa đã đến trong đời sống của họ. Thiên Chúa vẫn hiện diện, sẵn sàng làm nhiều việc lớn lao cho họ. Thiên Chúa sẵn sàng chia sẻ sự khôn ngoan của Ngài cho họ vì tự thân, họ không làm được những việc đó.

Thật là một việc khác hẵn nếu họ chấp nhận những điều Chúa Giêsu đem đến cho họ. Họ có thể nhìn thấy bản thân họ và bao nhiêu người khác là người dược Thiên Chúa yêu thương. Do không tự đánh giá được bản thân nên họ có thể đối xử với nhau bằng nhiều cách, khác với cách Chúa Giêsu đối xử với dân chúng. Họ thay đổi cách xử thế với nhau thông qua giá trị của: nhà cửa, tiền tài, và địa vị trong cộng đoàn. Mọi sự sẽ khác hẵn với họ khi họ đã biết Thiên Chúa qua sự chấp nhận Chúa Giêsu.

Có gì bình thường cho bằng bánh và rượu nho phải không?. Hôm nay trên bàn thờ không có nhiều vật phẩm đó. Có lẻ ở nhà chúng ta có rượu nho ngon hơn. Phụng vụ, kinh nguyện hôm nay có vẻ bình thường. Những vật phẩm đó là một phần trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vì là quen với chúng nên chúng ta có thể quên đi ý nghĩa của vật phẩm trên bàn thờ. Chính nhờ Thần Khí mà ông Edêkien đã lãnh nhận làm cho ông ta đứng vững để đem về cho Thiên Chúa dân Israel. Và cũng chính Thần Khí của Chúa Giêsu Kitô mà chúng được lãnh nhận hôm nay qua Lời Chúa giúp chúng ta nhận được lương thực nuôi chúng ta để cùng nhau chia sẻ.

Có lẻ chúng ta nên nhìn lại các bảng quảng cáo hai bên lề đường lộ "Giêsu Đấng Cứu Độ" và tự hỏi "cứu khỏi cái gì?" Ngài cứu chúng ta khỏi nơi tăm tối nhỏ hẹp; khỏi bị lạc hướng; khỏi tội lỗi và buồn phiền. Giúp chúng ta luôn có Thiên Chúa, là Đấng hằng ở với chúng ta hằng ngày trong đời sống bình thường, qua khuôn mặt của những người anh em tại “quê hương” của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


14th SUNDAY (B)
Ezekiel 2: 2-5; Psalm 123; 2 Corinthians 12: 7-10; Mark 6: 1-6

Most people are not very knowledgeable about Israel’s history, nor can they name the great king’s who ruled and misruled. But, I bet even these non-Bible readers can name at least a few of the prophets. The prophets have made their mark on the formation of God’s people through the centuries, right up to the present time.

Today’s first reading narrates the call of the great prophet Ezekiel. Four times he tells about the occasions when God called him. All of these accounts tell of how God is sending him to preach to the hardhearted and rebellious Israelites. On our own we humans are not up to the important, and sometimes, life-threatening task of prophesying. But God’s call to Ezekiel and to the other prophets always includes help – big help! – the gift of God’s Spirit. Ezekiel tells with wonder of the moment when God gifted him: "the Spirit entered me and set me on my feet."

He’s not just talking about standing upright, is he? A prophet in any age, including our own, also needs the same life-giving and fortifying spirit Ezekiel received – to stand us up on our feet.

When we are called upon to speak up for: the rights of others, conformity to God’s law and comfort for the afflicted, we need help, lest our own spirit shrink from the task. Being a prophet, even in the confines of our homes, workplace, church community, or civil setting, is a risky and, some would say, a foolish business. People don’t like to change their ways of acting and thinking and they don’t like the one calling them to make those changes. Which takes us to today’s gospel.

As I drive around our Texas roads and highways I see bumper stickers that say, "My boss is a Jewish carpenter"; church bulletin boards read, "Jesus saves!" Large billboards along the roads invoke the name of Jesus and make promises to those who believe in him. People all know something about Jesus; his reputation for cures, and his wise sayings. Statues and paintings depict him in both private and public places.

It seems good that the one who was sent from God and was God-in-flesh is so much a part of our lives. We have many reminders of him. But there is a way he can be everywhere, but nowhere. Familiarity can breathe indifference. He can be so present that he just fits comfortably into the background of our lives, like wallpaper, our washing machine, the McDonald’s just a few blocks away, and our evening newscaster. We can say, as the people did in his native place, "Oh sure, we know Jesus. He’s one of us. He has been around for years." In our "native place," we have lots on our minds that take up our every waking moment. There is a danger that we miss Jesus’ among us, because he so familiar to us, so much part of the furnishings of our lives – and we have other things on our minds.

Perhaps today’s gospel will open our eyes to what we are missing – whom we missing. Notice the parallels to our own lives. Jesus returns to a place where people are very familiar with him. ("Sisters" and "brothers" may have been his cousins in the close knit community in which he was raised.) They know his trade, he’s the carpenter. They know he has done mighty deeds and is noted for his wisdom. Before he left to go preaching he was part of the local scene, someone they would have spoken with daily. Maybe he even repaired a roof, or made a chair for them. They probably even liked him.

But they weren’t willing to take the important next step – beyond familiarity, beyond knowing the facts about him. They weren’t willing to believe that, despite his most ordinary appearances and his, up till then, most ordinary life, that in Jesus, God had entered their lives. God was there ready to perform powerful deeds on their behalf, willing to share a wisdom with them they could not achieve on their own.

What a difference it would have made had they accepted what he was bringing to them! They would have seen themselves and one another, as God-loved. They would have treated each other differently, the way Jesus treated people. They might have changed their priorities and not measured themselves, or others, by the size of their homes, property, or their standing in the community. Nothing would have been the same for them, because they would have known God, by knowing God in Jesus.

What could be more ordinary than bread and wine? There’s not a lot on the altar today. We probably serve a better grade wine in our own homes. This ritual, these prayers, seem so ordinary. They are so much a part of our lives that we can get used to them and forget what is being offered here to us. It is the same Spirit that was given to the prophet Ezekiel, that set him on his feet and sent him to bring God’s word to the Israelites. It is the very Spirit of Jesus Christ and it is given to us here today through the Word we hear and the food we share.

Maybe we can look again at the familiar billboard signs by the roadside. "Jesus saves" and ask "From what?" Saves us from going down blind alleys. Saves us from aimlessness. Saves us from guilt and self-incrimination. Saves us from missing our God, who comes in the most everyday and ordinary ways to us – those familiar faces in our own "native place."