Đệ Nhị Luật 18: 15-20; T.vịnh 95; 1Côrintô 7: 32-35; Mácco 1: 21-28

Người thời xưa thường nghĩ là loài người không thể trông thấy Thiên Chúa giáp mặt và sống được. Bởi thế khi dân Israel trông thấy sét, và nghe tiếng sấm trên đỉnh núi, họ hoảng hốt và hỏi ông Môsê là người trung gian giữa họ và Thiên Chúa "xin chính ông nói với chúng tôi, chúng tôi mới dám nghe; nhưng xin Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi kẻo chúng tôi chết mất". Không những Thiên Chúa nói qua ông Môsê, nhưng Ngài còn hứa sẽ gởi ngôn sứ lớn như ông Môsê để đem lời Thiên Chúa nói cho họ. Và bởi đó có truyền thống có lời ngôn sứ.

Sau 4 thế kỷ dân Israel không có ngôn sứ, Rồi Chúa Giêsu ra đời giảng dạy lời Thiên Chúa. Trước đó thì ngôn sứ luôn bắt đầu "Theo lời Thiên Chúa..." rồi mới nói tin Thiên Chúa muốn họ đưa đến cho dân chúng. Nhưng mỗi khi Chúa Giêsu nói Ngài đều bắt đầu "Tôi nói với anh em". Lời của Ngài có uy quyền chữa lành, trừ quỷ dử, và mạc khải sự hiên diện của Thiên Chúa. Dân chúng ngưỡng mộ và nhận thấy quyền năng độc nhất của Chúa Giêsu. Sau việc trừ quỷ trong câu chuyện hôm nay, dân chúng đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau "Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có quyền lực".

Sau đó, khi Chúa Giêsu từ kẻ chết sống lại, các môn đệ hiểu thêm rằng Chúa Giêsu không phải chỉ là một ngôn sứ như ông Môsê, nhưng với sự hiện diện của Thiên Chúa hành động có uy quyền ở giữa họ, làm nhiều điều tốt lành cho tất cả những ai cần đến.

Năng quyền của Chúa Giêsu tràn ngập trên chúng ta suốt bao thế kỷ kể từ ngày Ngài sống trên đất này. Chúng ta vẫn còn ngạc nhiên vì những lời Ngài nói. Chúng ta cảm thấy uy quyền và năng lực của những lời đó dẫn dắt chúng ta. Chúng ta làm sao đem lời Ngài sống động trong đời sống chúng ta? Thiên Chúa tiếp tục gởi ngôn sừ mới đến cho chúng ta để giúp chúng ta hiểu biết và áp dụng lời dạy dỗ của Chúa Giêsu trong những trường hợp cúa thời đại và thế giới này cho chúng ta.

Trong phúc âm thánh Máccô, sức mạnh của quỷ dử rất lớn lao. Phải có một Đấng có năng quyền mạnh hơn để thắng sức mạnh của quỷ thần trong tội lỗi và trong sự chết. Suốt Phúc âm thánh Máccô chúng ta sẽ thấy dân chúng đã nhận biết là Chúa Giêsu "dạy điều mới với uy quyền". Ngài sẽ chia sẻ với các đệ tử theo Ngài quyền khai trừ nhiều quỷ dử và các người đó và chúng ta sẽ gặp trong việc phục vụ tha nhân vì danh Ngài.

Phúc âm thánh Máccô bắt đầu với sự giảng dạy của Chúa Giêsu "Nước Trời đã đến". Chúa Giêsu mời gọi chúng ta theo Ngài bằng cách chấp nhận Ngài và tin mừng Ngài đem đến. Chúa Giêsu nói với lời có uy quyền của Thiên Chúa cho chúng ta, và chúng ta chấp nhận lời Ngài trong thâm tâm chúng ta, và thay đổi lối sống chúng ta theo lời Ngài. Chúng ta cần được giúp đở để hiểu biết chúng ta làm sao sống theo lời Chúa Giêsu nói với chúng ta bây giờ. Đó là ngôn sứ mới thời nay, riêng đối với chúng ta, người được sống trong thế gian hãy là người giúp giảng giải lời quyền uy của Chúa Giêsu trong thời này cho mọi người.

Thật là đúng lúc cho chúng ta suy ngẫm về ai là người giảng giải dẫn dắt đời sống chúng ta hôm nay. Chúng ta cần tin tưởng vào ai? Đức Giáo Hoàng?, Các Giám Mục? Tổng thống Trump hay bà Dorothy Day? Một giáo chức? Linh mục giáo xứ? Một người bạn rất gần? Lời nói và gương lành của ai giúp lòng trí chúng ta nghe được lời quyền uy của Chúa Giêsu? Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi chúng ta hãy nên giáo hội thương xót. Các nhà bác học khuyên chúng ta nên cẩn thận về môi trường bị hủy hoại. Các phụ nữ lên tiếng về những việc lợi dụng áp bức vể tình dục v.v... Ông Môsê là ngôn sứ của thời đại xưa nói về nhu cầu của dân chúng thời đó. Ai là ngôn sứ như ông Môsê trong thời này để đáp ứng với các nhu cầu của chúng ta?

Chúng ta đang còn trong đoạn thứ nhất của phúc âm thánh Máccô. và Chúa Giêsu đã cho thấy quyền ngôn sứ của Ngài. Sau khi Ngài đuổi quỷ ô uế ra khỏi người thanh niên trong đền thờ, dân chúng bàn tán "Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền". Cũng như ông Môsê Chúa Giêsu sẽ dẫn dắt những người theo Ngài đến thành quả của lời Thiên Chúa hứa, Có hai chủ đề nói về quyền năng của người trong câu chuyện hôm nay: Chủ đề thứ nhất nói về năng quyền hướng dẫn của người: Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người... Chủ đề thứ hai: Quyền năng của Chúa Giêsu đối với ma quỷ.

Thánh Máccô thường trình bày Chúa Giêsu là thầy dạy hơn là trong phúc âm thánh Mathêu và thánh Luca.

Thánh Máccô nói điều này một cách đặc biệt mỗi khi Chúa Giêsu làm phép lạ như: khi hóa bánh ra nhiều cho người đói ăn, hay chữa người bị tàn tật, hay ra lệnh giông tố trên biển lặng xuống. Dân chúng nhận thấy quyền năng của Chúa Giêsu, nên họ xem Ngài như một thầy dạy về giáo lý của họ. Sự dạy dỗ của Chúa Giêsu có kèm hành động đi cùng. Ngài không chỉ nói về tình thương yêu của Thiên Chúa cho dân chúng, nhất là cho người tội lỗi hay cho những người yếu đuối do sức mạnh của ma quỷ... Ngài dẫn dụ bằng lời nói kèm theo những hành vi quyền năng cho những người cần được giúp đở.

Dân chúng nhận thấy uy quyền của Chúa Giêsu và lời dạy dổ có hiệu quả của Ngài, nhưng, họ lại không theo Ngài mà họ theo ra khỏi đền thờ. Họ không dấn thân theo thầy dạy, là người chỉ cho họ sự hiện diện quyền năng của Thiên Chúa qua hành vi của Ngài. Họ không thay đổi đời sống họ. Họ chỉ ngưởng mộ, nhưng họ không đi theo Chúa Giêsu. Đó cũng là cung cách của nhiều người hiện nay là "Chỉ ngưởng mộ một thầy dạy là Chúa Giêsu" nhưng lại không theo Ngài.

Người bị thần ô uế nhập la lên "Ông Giêsu Nadarét. Chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi?" Đó là một câu hỏi đúng dể chúng ta tự hỏi. Điều gì Chúa Giêsu đã làm cho đời sống của tôi thay đổi tốt hơn? Rồi chúng ta sẽ nhận thấy quyền năng của Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta đó là một ánh sáng dẫn dắt và cứu rổi chúng ta, và chúng ta sẵn sàng cảm tạ Thiên Chúa trong bí tích Thánh Thể Bí tích của sự Biết Ơn này.


Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th Sunday (B)
Deuteronomy 18: 15-20; Psalm 95; 1Corinthians 7: 32-35; Mark 1: 21-28

Ancient people believed that no human could meet God face-to-face and survive. So, when the Israelites saw the lightning, and heard the thunderings from the mountaintop, they were afraid and asked Moses to be their intermediary with God (Ex 20:18-21). Not only did God speak through Moses, but also promised to send another great prophet like him to bring God’s word to them. Thus, began prophetic tradition.

After four centuries without Israel having a prophet, Jesus appears preaching God’s word. Previously prophets would say, "Thus says the Lord…" And then deliver God’s message. However, Jesus begins his preachings, "I say to you." When he speaks, his words have power to heal, drive out demons and reveal God’s presence. The people were amazed and recognized Jesus’ uniqueness. After today’s exorcism they exclaim, "What is this? A new teaching with authority."

Later, when Jesus rises from the dead the disciples will come to realize that Jesus wasn’t just a prophet like Moses, but the very presence of God working powerfully in their midst, doing good for all in need.

Jesus’ authority reaches out to us over the many centuries since he walked the earth. We are still captured by his words. We feel the authority and power of those words to guide and direct us. How are we to hear his words fresh and anew for our lives? God continues to send us new prophets who can help us discern how to apply the teachings of Jesus to the circumstances of our time and our world.

In Mark’s gospel the power of the demons is strong. It will take one more powerful to overcome the evil powers of sin and death. Mark will show throughout his gospel, what people have already recognized: that Jesus brings with him "a new teaching with authority." He will share with his followers his power to drive out the multitude of unclean spirits that they, and we, meet in the course of our service to our neighbors in his name.

The gospel of Mark begins with Jesus preaching, "The kingdom of God is at hand." He offers us an invitation to follow him by accepting his person and message. He speaks an authoritative word from God to us and we receive it into our hearts and shape our lives according to it. We need help discerning how we are to live according to what Jesus is now saying to us. It’s the modern prophets, personal to us, or known in the greater world, who help us interpret Jesus’ authoritative word for our place and time.

It’s an appropriate moment to reflect on who are the voices that guide our lives today. Whom do we trust and follow? The Pope? The bishops? President Trump, Dorothy Day? A teacher? A local pastor? A close friend? Whose words and examples shape our minds and consciences to Jesus’ word of authority? Pope Francis calls us to be a church of mercy. Scientists warn us about global devastation of the environment. Women speak up about sexual harassment and abuse, etc. Moses was the prophet for his time and for the needs of his people. Who are the Moses-like prophets for this time with our needs?

We are still in chapter 1 of Mark and Jesus is already revealing his prophetic gifts. After driving out the unclean spirit from the man in the synagogue, the people ask, "What is this? A new teaching with authority." Like Moses, Jesus will lead his followers to the fulfillment of God’s promises. There is a double focus in today’s story: one on Jesus as an authoritative teacher (vs. 21-22, 27). The other on Jesus’ power over evil spirits (23-26).

Mark refers most frequently to Jesus as teacher, more than Matthew and Luke.

He does this especially when Jesus performs a miracle: the feeding of the hungry; the cure of the epileptic; the calming of the sea. By recognizing his authority the people put him in the lineage of their religious teachers. But his teaching was backed by his actions. He didn’t just speak of God’s love for people – especially sinners and those distressed by evil forces – he backed his words with powerful acts on behalf of those in need.

The people acknowledged Jesus’ powerful and effective teaching, but they didn’t line up behind him and follow him out of the synagogue. They didn’t make a commitment to follow this teacher who showed forth God’s authoritative presence by his teaching and deeds. They didn’t change their lives. They were admirers, but not followers. Which is something a lot of modern people do – admire the "great teacher Jesus" but not follow him.

The man with the unclean spirit cried out, "What have you to do with us, Jesus of Nazareth?" That’s a good question for us to ask ourselves. What changes for the better has Jesus caused in my life? Then, when we realize his authority over our lives has been a guiding and saving light for us, we are ready to give thanks at our Eucharist of Thanksgiving.