Rời khỏi thị trấn Ushuaia, chúng tôi đi qua Drake Passage tiến xuống Nam Cực. Cuộc thám hiểm qua Vịnh Drake và Drake Shake, vùng nước thường xuyên sôi động của Mũi Cape Horn. Bao nhiêu người thám hiểm trong các thế kỷ trước đã từng chôn thây trong dòng nước lũ nguy hiểm, vì nơi đây nước nhiệt đới phù hợp với nước lạnh, tạo ra một thời tiết cực kỳ khó đoán.

Hình ảnh

Nhiều người ngần ngại du lịch Nam Cực chỉ vì họ sợ kênh Drake. Phải mất 8 ngày khởi hành đi từ San Antonio hay từ Valparaiso của Chilê.

Chẳng mấy chốc những chú cá heo vui vẻ phô mình dọc theo tầu chúng tôi. Thế là cuộc mạo hiểm và trải nghiệm về Antarctica, lục địa lạnh nhất, khô nhất và tuyệt vời nhất trên trái đất đã bắt đầu.

Hành trình đi Nam Cực đưa chúng tôi như được trở lại mái trường xưa vì mỗi ngày chúng tôi được tham dự ít nhất một bài tuyết trình do các chuyên gia về lịch sử, về sông băng, về địa chất, khí hậu, nguồn nước, thám hiểm, về các loại chim và động vật có vú ở Nam Cực… 'Kleptoparasitism”. Đại lục Antarctica (Tiếng Hy Lạp gọi Bắc Cực là Arctic, nên đối ngược lại với Bắc Cực, tiếp Hy Lạp gọi là Anti – Arctica tức là Nam Cực)

Tới Half Moon thuộc đảo Shelands ở Nam Cực

Chuông báo thức đổ dồn… Sáng sớm tinh mơ, mới 6 giờ sáng chúng tôi đã tới vịnh Half Moon. Tôi vội bước ra phía cửa sổ mở màn gió xem cảnh trí ra sao… Trong phòng ngủ nhiệt độ ấm cúng, trang trí sang trọng không khác gì một phòng tại hotel hạng sang, đang khi đó sờ vào cửa kính bên ngoài thì thấy lạnh toát, và những hạt mưa rơi đến đâu thành hạt đá tới đó và bị gió đánh mạnh. Chúng chạy theo hàng ngang như hàng trăm viên đạn tuyết trắng đang bay ngang qua cửa sổ.

Sau khi dâng thánh lễ ban sáng cho một số anh chị em Công Giáo trên tầu vào lúc 8 giờ sáng, chúng tôi thầm cám tạ hồng ân Thiên Chúa vì những công trình vĩ đại và kỳ quan Chúa tạo dựng lên… Trời đất mây mưa vũ bão muôn đời ca tụng kỳ công của Chúa.

Chiều hôm qua, các chuyên viên đoàn thám hiểm đã giải thích về môi trường và Lục Địa Trắng mà du khách tới thăm phải tuân thủ ra sao: Lục địa này là của chung mọi người, (tuy dù đã có nhiều quốc gia chiếm cứ và tuyên bố một phần chủ quyền, nhưng Hiệp ước 1959 các quốc gia đồng ý là từ đó trở đi không một quốc gia nào được chiếm cho riêng mình mà là của chung mọi người). Các quốc gia đồng ý giữ cho môi trường Lục địa trắng này trong sạch và môi sinh lành mạnh, do vậy không ai được đem bất kỳ cái gì đến và để lại nơi đây: dù là hạt cây, đất, đồ ăn, hay kỷ vật nào. Cũng vậy không ai được nhặt bất kỳ dù cục đá hay thú vật nào ở đây đưa đi cả…

Ngày hôm qua đoàn thám hiểm và chuyên viên đã khám quần áo ngoài mà du khách sẽ mặc đi thăm đảo hôm nay… rồi sáng nay trước khi bước xuống chiếc zodiac (một loại thuyền canô bằng caosu đặc biệt) mọi người còn phải dìm đôi dầy cao su (boots) và gậy chống vào thùng khử trùng trước khi đổ bộ lên đảo.

Chỉ có 100 người được phép xuống lục địa cùng lúc, nên du khách được chia thành các nhóm mang một đai mầu khác nhau, đoàn này về thì đoàn kia tới… Tôi được xếp mầu trắng vào đoàn đầu tiên. Sau khi trang bị mặc áo parka ba lớp (lớp trong cùng là áo thường, lớp giữa là áo ấm, và lớp ngoài cùng là áo chống nước), ngoài cùng là chiếc phao nó tự động mở nếu khi có biến cố… chân đi giầy boot cao chống tuyết, quần dry pant hai lớp, mủ nỉ bên trong và cap của áo parka choàng trên … Thế là đủ ấm đề chống chọi với cái giá băng bên ngoài.

Khi xuống khỏi zodiac, một cảm nghiệm thật khó tả khi được đặt chân đến Nam Cực “lục địa trắng hay còn gọi là lục địa thứ 7” mà không phải ai cũng có cơ hội có thể tới được. Tôi nhớ tới bước chân của Amstrong khi đặt chân lên Mặt Trăng chắc là đối với phi hành gia này là một kỷ niệm khó quên… Còn tôi không là gì, nhưng khi đặt chân xuống đây, tôi cũng hãnh diện được in dấu chân nơi này, tôi đã vọi chụp tấm hình làm kỷ niệm.

Tôi thầm nghĩ, tuy không nói ra nhưng ai cũng có một cảm giác kỳ lạ lâng lâng… Đứng bâng khuâng giữa những cơn gió thổi mạnh và tuyết đang rơi, nhìn lên trời một mầu trắng đục sương khói, nhìn xa không thấy đường chân trời, và chung quanh đây có vài chú chim cánh cụt mặc áo tuxedo đón chào du khách… Chúng xem ra không lạ gì du khách và cũng chẳng sợ ai cả. Đại lục này không có công dân người và cũng không có ai ở thường trú ở đây cả… Tất cả thuộc về chúng: các thú vật và sinh vật sống nơi đây, chúng là chủ, và trên các “đại lộ penguin” thì chim cánh cụt có quyền ưu tiên.