Cáo buộc liên quan việc tiết lộ một cáo buộc là Hoa Kỳ đã nghe lén các đại sứ tại Hội đồng Bảo an trong giai đoạn chuẩn bị cuộc chiến Iraq.

Cô này nói là cô đã có hành động như vậy để tiết lộ những hành vi sai trái của chính phủ Mỹ và để ngăn cản cái chết của những binh sĩ Anh trong một cuộc chiến phi pháp.

Phân tích

Công tố viện giải thích quyết định không tiếp tục vụ đưa ra tòa nữa vì họ nói là không có đủ bằng cớ để có một triển vọng có thể kết tội.

Điều này nghe ra thật lạ vì Katharine Gun không chối việc cô đã tiết lộ cho một tờ báo Anh một thông điệp mật mà cô nhận được khi làm việc cho cơ quan kiểm thính của chính phủ Anh, GCHQ.

Mặt khác, hôm thứ ba, luật sư của cô đã chính thức yêu cầu chính phủ tiết lộ một số những tin tức tế nhị, kể cả những lời cố vấn họ nhận được hồi năm ngóai về tính pháp lý của cuộc chiến đối với Iraq của cố vấn cao cấp nhất của chính phủ về pháp lý, ông bộ trưởng tư pháp.

Nếu chính phủ tiết lộ những tài liệu này, họ sẽ gặp nhiều khó khăn chính trị; nếu họ từ chối, bên bị có thể lý luận là khách hàng của họ đã bị từ chối những bằng cớ cần thiết và do đó đã không được xét xử công bằng.

Hơn thế, liên hệ mật thiết giữa GCHQ và cơ quan đối tác Hoa Kỳ, Cơ quan An ninh Quốc NSA, sẽ bị đưa ra xoi mói.

Thông điệp bị tiết lộ, mà vốn không ai dám nói là giả mạo, có vẻ cho thấy phía Hoa kỳ yêu cầu GCHQ hãy giúp nghe lén những thông điệp crua các đại sứ ở Liên Hiệp Quốc khi họ đang thảo luận về một nghị quyết mới về Iraq.

Một trong những câu hỏi đầu tiên là liệu Anh quốc có tham gia vào công tác này hay không, một điều rõ ràng đã vi phạm quyền đặc miễn ngoại giao.

Nói chung, vụ xử này đã lại đưa ra một lần nữa những lý luận tai hại về liệu cuộc xâm lăng Iraq có biện minh được không, với Katharine Gun cả quyết khi ra trước tòa là lương tâm của cô buộc cô phải chấm dứt một cuộc chiến phi pháp.

Chính phủ hẳn có lý do để lo ngại ảnh hưởng chính trị của vụ xử.

Đứng về phương diện luật pháp, quyết định không đưa vụ nào ra tòa là quyền của công tố viện. Trong vai trò phi chính trị, ông bộ trưởng tư pháp cũng có quyền ngăn việc xét xử nếu ông tin là nó không nằm trong quyền lợi chung.(BBC)