Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan, nói ông đang xem xét về khả năng gửi một nhóm làm việc sang Iraq để đánh giá xem có thể tổ chức cuộc bầu cử tại đây trước tháng Sáu hay không.

Sau cuộc hội đàm tại New York với các nhà lãnh đạo lâm thời của Iraq, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan nói là sẽ ra quyế́t định sau khi kết thúc các cuộc bàn luận cuối cùng.

Nhưng một nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc nói ông Annan đã quyết định sẽ gởi nhóm làm việc sang Iraq.

Vào hôm thứ hai, hàng ngàn người Hồi giáo Shia đi biểu tình ở Baghdad để phản đối các kế hoạch đề cử chính quyền của khối liên quân.

Trong kế hoạch này của Hoa Kỳ, các cơ quan địa phương do Hoa Kỳ thành lập sẽ lựa chọn một quốc hội trước tháng năm, sau đó sẽ có các cuộc bầu cử trực tiếp vào năm 2005.

Hoa Kỳ hy vọng các nhân viên Liên Hiệp Quốc sẽ quay lại Iraq, nơi mà họ đã phải rút lui ngay sau khi các trụ sở của tổ chức tại Baghdad bị bom tấn công vào tháng tám, làm thiệt mạng 23 người, trong đó có phái viên đặc biệt Sergio Vieira de Mello.

Nhóm cố vấn

Ông Anna nói ông đang xem xét lời yêu cầu của nhà điều hành dân sự tại Mỹ, ông Paul Bremer và các thành viên Hội Đồng Quản Trị Iraq. Họ yêu cầu Liên Hiệp Quốc gởi một nhóm người làm việc sang Iraq để đánh giá xem có thể tổ chức các cuộc bầu cử trực tiếp tại đây trước tháng Năm hay không.

“Tôi đang xem xét việc gởi một nhóm cố vấn sang Iraq,” Ông Annan nói với các phóng viên.

Nhóm đa số người Hồi giáo Shia của Iraq đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối mấy ng̀y gần đây, yêu cầu phải có các cuộc bầu cử trực tiếp.

Ông Annan nói các kế hoạch cho cả hai bên vẫn có khả năng được sửa đổi.

Ông Bremer nói các nhà lãnh đạo lâm thời của Iraq hy vọng Liên Hiệp Quốc “sẽ quay trở lại Iraq và tiếp tục giữ vai trò trước đây. Và chúng tôi mong điều này sẽ xảy ra nhanh chống”. Tuy nhiên Tổng Thư Ký nói việc Liên Hiệp Quốc quay lại Iraq phải từ từ.

Phản đối mạnh mẽ

Vào hôm thứ hai, mười ngàn người biểu tình xuyên qua thủ đô, nhiều người nắm chặt tay nhau.

“ Phải có bầu cử, không nên chọn lựa”, là một trong những khẩu ngữ đượv hô to.

Caroline Hawley của BBC tại Baghdad nói những người Shias bị Saddam Hussein đàn áp mấy thập niên qua lo sợ là các kế hoạch của Hoa Kỳ sẽ mang lại cho họ một số phận tương tự.

Cuộc biểu tình tại Baghdad xảy ra bốn ngày sau cuộc phản đối khá ôn hòa tại Basra để đòi có các cuộc bầu cử trực tiếp.

Các phóng viên cho biết sự phản đối của nhóm Hồi giáo Shia, nếu kéo dài sẽ gây nhiều trở ngại cho Hoa Kỳ.

Các cuộc biểu tình phản đối này làm mạnh lên tiếng nói của người lãnh đạo nhóm Shia, Ayatollah Ali al-Sistani. Sự ủng hộ của ông đóng vai trò chủ chốt trong việc hợp thức hóa cơ quan điều hành do Iraq nắm quyền.(BBC)