Nam Phi, Aug 26, 2002 (AFP) – Hội Nghị Thượng đỉnh Ðịa cầu có khoảng 60 ngàn người tham dự, gồm 100 quốc trưởng ,các đại diện chính quyền nhiều quốc gia và các Ðại công ty, các nhà báo và quan sát viên. Mọi người biết chắc chắn là Hội Nghị sẽ được kết thúc bằng một bản văn thật mơ hồ, đươc cân nhắc từng chữ để khỏi làm mếch lòng ai mà cũng chẵng làm cho ai hồ hi.

Làm thế nào để tưởng tượng là đến năm 2015 thì sự nghèo đói trên thế giới sẽ giảm đi phân nữa trong khi đó thì quỷ tài trợ cho chương trình đóng góp chưa được phân nữa như biên bản Hôi nghị Thượng đỉnh vừa qua tại Rio năm 1992? Lòng ước ao làm cho mọi người được no cơm ấm áo, có nhà ở tạm được, được săn sóc thuốc men tối thiểu. Lòng ước ao của Hội Nghị thật tốt đẹp và của những người đang làm chủ Ðịa Càu, nhưng tìm được rất ít ai chịu chi tiêu cho những chương trình tốt đẹp như trên.

Cải tổ những sự trao đổi thương mại trên thế giới không thể hòan bị trong 10 năm cũng như cũng không thể hoàn bị trong 20 năm. Những tham vọng của Hội nghị dường như không thực tiễn và nhất là các vấn đề như ô nhiểm, việc phân phối các năng lượng cho những quốc gia trên đà phát triển. Những nước như Hoa kỳ, thực tiển và tự do thị trường, tìm mọi cách để không dính líu vào những ràng buộc vì bị nhiều áp lực của các Ðại Công ty. Trái lại Âu châu thì nghĩ rằng chỉ có nhà nước mới có thể giúp các chương trình như trên.

Sự vắng mặt của Tổng thống Bush không phải là sự vắng mặt của người Hoa kỳ. Ðông đảo các đại điện của người Hoa kỳ chứng tỏ họ rất quan tâm đến vắn đề thương mại toàn cầu và những trợ giúp mà họ thấy cần thiết. Họ không muốn bước đi trên con đường đày mìn bẩy và mang theo những ý tưởng mà họ cho là không thực tiển.

Tuy vậy, cũng có nhiều mối lạc quan. Tại Johannesburg, mọi quốc gia, giàu cũng như nghèo, đến đó để trao đổi những quan điểm, trình bày những nhu cầu, mục tiêu và phương cách giải quyết. Không nên chỉ dừng lại những dị biệt, những va chạm ngòai hành lang các vấn đề chánh kiến,và những tranh đãu ngoài đường phố. Một thức tỉnh lương tri đang tiến triển tuy rất chậm chap. Chúng ta hãy lấy những ví dụ các trận lụt ở Au châu và ở Trung quốc, nạn hạn hán ở Phi châu là do những ô nhiểm sa thải từ các nhà máy làm cho khí hậu thay đổi bất thường và khí hậu quả đîa cầu trở nên nóng hơn. Bây giờ là lúc mọi người cần phải tìm phương pháp ngăn ngừa để làm giảm ô nhiểm?

Cũng như làm suy giảm sự nghèo đói. Dân chúng trong các nước nghèo cũng biết là tình trạng đói kém không phải là vấn đề nan giải. Những quốc gia tiến bộ thì kết hợp chặt chẻ trước làn sóng di dân. Họ thường trách cứ những người di dân có tinh thần nhờ vả. Họ quên rằng những trợ giúp quốc tế cũng nhắm môt phần vào việc giải quyết phong trào di dân này. Ở Johnnesburgcũng có những cuộc bàn cải, đề nghị sáng kiến đáng khích lệ nhằm giúp giải quyết nhiều vấn đề trong tương lai.