Nga cho biết sẽ không ký kết Hiệp ước Kyoto về khí thải nhà kính và ngăn chặn tình trạng ấm nóng toàn cầu nếu như Hiệp ước này không được sửa đổi.
"'Hiệp ước Kyoto đã đưa ra những giới hạn đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế của Nga," phụ tá cho Tổng thống Nga Andrei Illarionov phát biểu tại một hội thảo ở Milan.
Như vậy Hiệp ước này sẽ chưa thể có hiệu lực một cách chính thức, nhất là sau khi Hoa Kỳ cũng đã từ chối tham gia.
Hiện có hai khả năng, một là đàm phán lại Hiệp ước này, hai là những quốc gia đã từng ký kết cứ việc tiến hành.
Quyết định của Nga đưa ra tại hội nghị của các nước thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Thay đổi khí hậu là một cú sốc cho các hy vọng rằng sẽ đạt được một thỏa ước quốc tế về thay đổi khí hậu.
Hiệp ước Kyoto yêu cầu các nước công nghiệp hóa cắt giảm 6 loại khí thải mà các nhà khoa học tin rằng đang gây ra tình trạng thay đổi khí hậu.
Các nước ký Hiệp ước trong thời kỳ từ 2008 tới 2012 sẽ phải cắt giảm lượng khí thải xuống dưới mức của năm 1990 là 5,2 phần trăm.
Thế nhưng nhiều chuyên gia nói rằng để thực sự ngăn chặn thay đổi khí hậu cần phải giảm lượng khí thải tới 60-70 phần trăm.
Hiệp ước này chỉ thực sự đi vào hiệu lực khi mà các nước công nghiệp hóa, những nước sản sinh ra 55 phần trăm lượng khí thải toàn cầu ký Hiệp ước này.(BBC)
"'Hiệp ước Kyoto đã đưa ra những giới hạn đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế của Nga," phụ tá cho Tổng thống Nga Andrei Illarionov phát biểu tại một hội thảo ở Milan.
Như vậy Hiệp ước này sẽ chưa thể có hiệu lực một cách chính thức, nhất là sau khi Hoa Kỳ cũng đã từ chối tham gia.
Hiện có hai khả năng, một là đàm phán lại Hiệp ước này, hai là những quốc gia đã từng ký kết cứ việc tiến hành.
Quyết định của Nga đưa ra tại hội nghị của các nước thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Thay đổi khí hậu là một cú sốc cho các hy vọng rằng sẽ đạt được một thỏa ước quốc tế về thay đổi khí hậu.
Hiệp ước Kyoto yêu cầu các nước công nghiệp hóa cắt giảm 6 loại khí thải mà các nhà khoa học tin rằng đang gây ra tình trạng thay đổi khí hậu.
Các nước ký Hiệp ước trong thời kỳ từ 2008 tới 2012 sẽ phải cắt giảm lượng khí thải xuống dưới mức của năm 1990 là 5,2 phần trăm.
Thế nhưng nhiều chuyên gia nói rằng để thực sự ngăn chặn thay đổi khí hậu cần phải giảm lượng khí thải tới 60-70 phần trăm.
Hiệp ước này chỉ thực sự đi vào hiệu lực khi mà các nước công nghiệp hóa, những nước sản sinh ra 55 phần trăm lượng khí thải toàn cầu ký Hiệp ước này.(BBC)