Sau cuộc họp thượng đỉnh ở London giữa hai lãnh tụ Anh và Pháp, các ông Tony Blair và Jacques Chirac đã nhấn mạnh đến những điều họ đồng ý và tỏ ra tin tưởng là họ sẽ tìm được một dàn xếp thỏa đáng cho việc điều hành các chiến dịch quân sự của Âu châu.
Nhưng dư âm của vụ tranh cãi và bất đồng gay gắt về cuộc chiến ở Iraq cũng còn đó khi ông Chirac nói là thời biểu chuyển giao quyền hành cho người Iraq quá chậm.
Hai chính phủ Pháp và Anh đều tập trung vào việc nhìn về tương lai ở Iraq chứ không nhìn lại quá khứ.
Tuy vậy, Pháp vẫn nghĩ là những diễn biến mới đây đã chứng minh lập trường chống đối chiến tranh của họ là đúng và họ kêu gọi phải chuyển quyền nhanh chóng cho một chính quyền của người Iraq.
Thành ra khi Jacques Chirac chào đón chính sách mới của Mỹ thúc đẩy tiến trình chuyển quyền chính trị cho nhanh chóng hơn, ông nói vẫn còn quá lâu và chưa ấn định cho rõ ràng đủ về vai trò của Liên Hiệp Quốc.
Thân thiện hơn
Bầu không khí giữa Anh và Pháp đã khá hơn cách đây vài tháng, đủ để hai lãnh tụ có thể nói một cách khá nồng nhiệt về lễ lạc kỷ niệm thỏa ước hữu nghị Pháp Anh sẽ một trăm năm vào năm tới.
Nhưng cuộc tranh luận giữa họ nay vào việc làm sao thực thi những chiến dịch bảo vệ hòa bình chung của toàn Âu châu và những chiến dịch quân sự khác, thì vẫn chưa được giải quyết.
Một tuyên ngôn của cuộc họp thượng đỉnh về việc tăng cường hợp tác quốc phòng bên trong Âu châu không thấy nói đến một tổng hành dinh riêng cho EU khác với bộ chỉ huy của Liên Minh NATO, một điều mà Pháp và Đức muốn nhưng Anh quốc thì rất ngần ngại.
Ông Chirac nói đáng lẽ phải có một tổ chức để bảo đảm là những chiến dịch như vậy được chuẩn bị cho đúng và chỉ huy cho hữu hiêu, nhưng những điều họ đang bàn thảo hoàn toàn hòa hợp với NATO và sẽ không làm giảm sức mạnh của NATO.
Ông Tony Blair nói họ cần phải bảo đảm là những điều thực tế không đi ngược lại với NATO.
Ông cũng nhắc đến vấn đề ấn định tầm mức của phòng thủ Âu châu trong hiến pháp của liên hiệp hiện đang được điều đình.
Về vấn đề gai góc này thì ông Blair đang chịu nhiều áp lực của Tổng thống Bush. Hơn thế bản chất của ông là liên Đại tây dương hơn là ông Chirac, một người mà quan niệm Âu châu là một đối trọng hay một đối lực cho Hoa Kỳ đã nằm trong xương tủy. (BBC)
Nhưng dư âm của vụ tranh cãi và bất đồng gay gắt về cuộc chiến ở Iraq cũng còn đó khi ông Chirac nói là thời biểu chuyển giao quyền hành cho người Iraq quá chậm.
Hai chính phủ Pháp và Anh đều tập trung vào việc nhìn về tương lai ở Iraq chứ không nhìn lại quá khứ.
Tuy vậy, Pháp vẫn nghĩ là những diễn biến mới đây đã chứng minh lập trường chống đối chiến tranh của họ là đúng và họ kêu gọi phải chuyển quyền nhanh chóng cho một chính quyền của người Iraq.
Thành ra khi Jacques Chirac chào đón chính sách mới của Mỹ thúc đẩy tiến trình chuyển quyền chính trị cho nhanh chóng hơn, ông nói vẫn còn quá lâu và chưa ấn định cho rõ ràng đủ về vai trò của Liên Hiệp Quốc.
Thân thiện hơn
Bầu không khí giữa Anh và Pháp đã khá hơn cách đây vài tháng, đủ để hai lãnh tụ có thể nói một cách khá nồng nhiệt về lễ lạc kỷ niệm thỏa ước hữu nghị Pháp Anh sẽ một trăm năm vào năm tới.
Nhưng cuộc tranh luận giữa họ nay vào việc làm sao thực thi những chiến dịch bảo vệ hòa bình chung của toàn Âu châu và những chiến dịch quân sự khác, thì vẫn chưa được giải quyết.
Một tuyên ngôn của cuộc họp thượng đỉnh về việc tăng cường hợp tác quốc phòng bên trong Âu châu không thấy nói đến một tổng hành dinh riêng cho EU khác với bộ chỉ huy của Liên Minh NATO, một điều mà Pháp và Đức muốn nhưng Anh quốc thì rất ngần ngại.
Ông Chirac nói đáng lẽ phải có một tổ chức để bảo đảm là những chiến dịch như vậy được chuẩn bị cho đúng và chỉ huy cho hữu hiêu, nhưng những điều họ đang bàn thảo hoàn toàn hòa hợp với NATO và sẽ không làm giảm sức mạnh của NATO.
Ông Tony Blair nói họ cần phải bảo đảm là những điều thực tế không đi ngược lại với NATO.
Ông cũng nhắc đến vấn đề ấn định tầm mức của phòng thủ Âu châu trong hiến pháp của liên hiệp hiện đang được điều đình.
Về vấn đề gai góc này thì ông Blair đang chịu nhiều áp lực của Tổng thống Bush. Hơn thế bản chất của ông là liên Đại tây dương hơn là ông Chirac, một người mà quan niệm Âu châu là một đối trọng hay một đối lực cho Hoa Kỳ đã nằm trong xương tủy. (BBC)