Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul nói những kẻ khủng bố tấn công nước ông vì nền cộng hòa vừa là Hồi giáo vừa theo chế độ dân chủ.
Hai cuộc đánh bom nhằm vào lãnh sự quán Anh và trụ sở ngân hàng HSBC nhưng đa số những người thiệt mạng là công dân Thổ Nhĩ Kỳ:
Người Thổ Nhĩ Kỳ có truyền thống chôn người chết càng sớm càng tốt và khắp thành phố Istanbul đã diễn ra tiếng nhạc đám.
Trong khi đó tại một nhà thờ Anh ở đây, một buổi cầu nguyện đã diễn ra cho những người Anh bị tử nạn trong đó có vị Tổng lãnh sự.
Những người tham dự đều bị sốc, sợ hãi và tức giận. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một số vụ bắt kẻ tình nghi nhưng Bộ Ngoại giao Anh cảnh báo rằng những biện pháp an ninh cũng chỉ có giới hạn đối với những kẻ sẵn sàng chết để khủng bố.
Ngoại trưởng Anh Jack Straw nói: "Cho dù chúng ta có đề phòng tới đâu thì chúng ta cũng phải nói rõ rằng khi đối mặt với nguy cơ khủng bố, khả năng một số kẻ khủng bố có thể lọt lưới là luôn có thể xảy ra."
Trong lúc đó một số chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ tự hỏi liệu đất nước của họ đã trở thành mục tiêu rõ ràng hơn kể từ cuộc chiến Iraq hay không.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Anh nói rằng những kẻ khủng bố luôn có cớ để tấn công nếu không có cuộc chiến ở Iraq. Và hai vụ đánh bom cũng khiến các chính trị gia ở Châu Âu suy nghĩ thêm về đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ về chuyện sớm được gia nhập Liên hiệp Châu Âu EU.
Điều mà họ quan ngại là biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia hồi giáo hiện đang còn lỏng lẻo và những kẻ đột nhập sẽ dễ dàng vào Châu Âu một khi Thổ Nhĩ Kỳ đã là một thành viên EU.
Điều tra tiến triển
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul xác nhận là đã có một số vụ bắt bớ sau khi hai địa điểm tại Istambul hôm qua bị đánh bom.
Nhưng ông phủ nhận tin nói rằng những kẻ đánh bom tự sát là công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ông chỉ nói danh tính của những người này sẽ được cơ quan điều tra công bố nay mai.
Trước đó, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết sẽ đánh bại những kẻ tấn công bom vào lãnh sự quán Anh và ngân hàng HSBC tại Istanbul, làm ít nhất 27 người thiệt mạng và khoảng 450 người bị thương.
Vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Anh tại thành phố Istanbul, Tổng lãnh sự Roger Short, nằm trong số ít nhất 14 người thiệt mạng trong vụ tấn công nhằm vào tòa lãnh sự quán Anh tại đây.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho hay các vụ tấn công này là do những kẻ đánh bom tự sát gây ra, được biết có liên hệ với al-Qaeda.
Các vụ nổ này xảy ra trong khi vừa thứ Bảy tuần trước, những cuộc tấn công bằng bom nhằm vào hai giáo đường Do Thái tại Istanbul đã làm cho ít nhất 25 người thiệt mạng
Phản ứng
Sau khi vụ nổ xảy ra, ông Chris Brown, nhân viên của Hội đồng Anh tại Istanbul cho biết: "Quả bom tại ngân hàng HSBC phát nổ trước, tiếng nổ vang trên toàn thành phố, ngay sau đó là đến quả bom tại lãnh sự quán".
"Dĩ nhiên là tất cả mọi người đều bị sốc, bởi vì rất nhiều nhân viên tại Hội đồng Anh làm việc rất thân cận với lãnh sự quán, do đó, mọi người đều rất lo lắng tìm hiểu xem ai bị thương, ai thiệt mạng".
Trong khi cả ông Bush và Blair tại Luân Đôn ngay lập tức lên án vụ tấn công, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã lên tiếng.
Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ, Cemil Cicek nói: "Là một quốc gia, chúng tôi tham gia vào những nỗ lực trên nhiều phương diện trong cuộc chiến này. Vào thời điểm này, chúng tôi rất quyết tâm".
"Nhà nước hiện đang làm việc với tất cả các đơn vị và tất cả các sức lực để có thể ngăn ngừa những sự việc này. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận rằng để có thể có kết quả tốt trong cuộc chiến chống khủng bố, phải có sự hợp tác quốc tế, nếu không có sự hợp tác này thì các quốc gia sẽ rất khó chống chọi với khủng bố".
Các vụ đánh bom này đã làm thành phố Istanbul hoàn toàn hỗn loạn.
Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngay lập tức đã thông qua một nghị quyết lên án các hành động bạo lực tại Istanbul.
Tổng thư ký LHQ, Kofi Annan, nói: "Tôi hoàn toàn lên án các cuộc tấn công khủng bố mới nhất này tại Istanbul, và tôi xin gửi đến những lời chia buồn sâu sắc nhất đối với chính phủ và nhân dân của Thổ Nhĩ Kỳ và Anh Quốc. Và tôi xin chia buồn tới những người đã mất đi người thân và những người bị thương".
"Những kẻ thực hiện các cuộc tấn công này không được ai coi trọng, và chúng ta nên mạnh mẽ lên án hành động này".(BBC)
Hai cuộc đánh bom nhằm vào lãnh sự quán Anh và trụ sở ngân hàng HSBC nhưng đa số những người thiệt mạng là công dân Thổ Nhĩ Kỳ:
Người Thổ Nhĩ Kỳ có truyền thống chôn người chết càng sớm càng tốt và khắp thành phố Istanbul đã diễn ra tiếng nhạc đám.
Trong khi đó tại một nhà thờ Anh ở đây, một buổi cầu nguyện đã diễn ra cho những người Anh bị tử nạn trong đó có vị Tổng lãnh sự.
Những người tham dự đều bị sốc, sợ hãi và tức giận. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một số vụ bắt kẻ tình nghi nhưng Bộ Ngoại giao Anh cảnh báo rằng những biện pháp an ninh cũng chỉ có giới hạn đối với những kẻ sẵn sàng chết để khủng bố.
Ngoại trưởng Anh Jack Straw nói: "Cho dù chúng ta có đề phòng tới đâu thì chúng ta cũng phải nói rõ rằng khi đối mặt với nguy cơ khủng bố, khả năng một số kẻ khủng bố có thể lọt lưới là luôn có thể xảy ra."
Trong lúc đó một số chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ tự hỏi liệu đất nước của họ đã trở thành mục tiêu rõ ràng hơn kể từ cuộc chiến Iraq hay không.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Anh nói rằng những kẻ khủng bố luôn có cớ để tấn công nếu không có cuộc chiến ở Iraq. Và hai vụ đánh bom cũng khiến các chính trị gia ở Châu Âu suy nghĩ thêm về đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ về chuyện sớm được gia nhập Liên hiệp Châu Âu EU.
Điều mà họ quan ngại là biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia hồi giáo hiện đang còn lỏng lẻo và những kẻ đột nhập sẽ dễ dàng vào Châu Âu một khi Thổ Nhĩ Kỳ đã là một thành viên EU.
Điều tra tiến triển
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul xác nhận là đã có một số vụ bắt bớ sau khi hai địa điểm tại Istambul hôm qua bị đánh bom.
Nhưng ông phủ nhận tin nói rằng những kẻ đánh bom tự sát là công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ông chỉ nói danh tính của những người này sẽ được cơ quan điều tra công bố nay mai.
Trước đó, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết sẽ đánh bại những kẻ tấn công bom vào lãnh sự quán Anh và ngân hàng HSBC tại Istanbul, làm ít nhất 27 người thiệt mạng và khoảng 450 người bị thương.
Vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Anh tại thành phố Istanbul, Tổng lãnh sự Roger Short, nằm trong số ít nhất 14 người thiệt mạng trong vụ tấn công nhằm vào tòa lãnh sự quán Anh tại đây.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho hay các vụ tấn công này là do những kẻ đánh bom tự sát gây ra, được biết có liên hệ với al-Qaeda.
Các vụ nổ này xảy ra trong khi vừa thứ Bảy tuần trước, những cuộc tấn công bằng bom nhằm vào hai giáo đường Do Thái tại Istanbul đã làm cho ít nhất 25 người thiệt mạng
Phản ứng
Sau khi vụ nổ xảy ra, ông Chris Brown, nhân viên của Hội đồng Anh tại Istanbul cho biết: "Quả bom tại ngân hàng HSBC phát nổ trước, tiếng nổ vang trên toàn thành phố, ngay sau đó là đến quả bom tại lãnh sự quán".
"Dĩ nhiên là tất cả mọi người đều bị sốc, bởi vì rất nhiều nhân viên tại Hội đồng Anh làm việc rất thân cận với lãnh sự quán, do đó, mọi người đều rất lo lắng tìm hiểu xem ai bị thương, ai thiệt mạng".
Trong khi cả ông Bush và Blair tại Luân Đôn ngay lập tức lên án vụ tấn công, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã lên tiếng.
Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ, Cemil Cicek nói: "Là một quốc gia, chúng tôi tham gia vào những nỗ lực trên nhiều phương diện trong cuộc chiến này. Vào thời điểm này, chúng tôi rất quyết tâm".
"Nhà nước hiện đang làm việc với tất cả các đơn vị và tất cả các sức lực để có thể ngăn ngừa những sự việc này. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận rằng để có thể có kết quả tốt trong cuộc chiến chống khủng bố, phải có sự hợp tác quốc tế, nếu không có sự hợp tác này thì các quốc gia sẽ rất khó chống chọi với khủng bố".
Các vụ đánh bom này đã làm thành phố Istanbul hoàn toàn hỗn loạn.
Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngay lập tức đã thông qua một nghị quyết lên án các hành động bạo lực tại Istanbul.
Tổng thư ký LHQ, Kofi Annan, nói: "Tôi hoàn toàn lên án các cuộc tấn công khủng bố mới nhất này tại Istanbul, và tôi xin gửi đến những lời chia buồn sâu sắc nhất đối với chính phủ và nhân dân của Thổ Nhĩ Kỳ và Anh Quốc. Và tôi xin chia buồn tới những người đã mất đi người thân và những người bị thương".
"Những kẻ thực hiện các cuộc tấn công này không được ai coi trọng, và chúng ta nên mạnh mẽ lên án hành động này".(BBC)