Cơ quan nghiên cứu vũ trụ châu Âu, Esa, đã hủy bỏ chuyến thám hiểm vũ trụ nhằm tìm kiếm các hành tinh quay quanh các vì sao.
Hơn 400 nhà thiên văn học đã viết cho Esa đề nghị họ nên giữ chuyến thám hiểm vào năm 2008.
Nhưng các vấn đề về ngân sách, vốn do việc trì hoãn tên lửa Ariane 5 có nhiều nhiều rắc rối gây ra, đã buộc người ta chấm dứt dự án này, cùng với dự định gửi máy móc đổ bộ lên sao Thủy.
Tiến sĩ David Southwood của Esa cho biết việc trì hoãn chuyến thám hiểm này gây nhiều tổn thất.
Tổn thất
Trong một cuộc họp, Ủy ban chương trình khoa học của Cơ quan nghiên cứu vũ trụ châu Âu quyết định rằng do có vấn đề về tài chính, người ta buộc phải hủy chuyến thám hiểm mang tên Eddington tìm kiếm hành tinh và giảm bớt chuyến thám hiểm BepiColombo lên sao Thủy.
Đây là lần đầu tiên Esa hủy bỏ chuyến thám hiểm vũ trụ.
Eddington là chuyến thám hiểm hàng đầu, được thiết kế để theo dõi các vì sao gần và tìm kiếm các hành tinh quay quanh chúng.
Việc mất đi chương trình đổ bộ BepiColombo cũng là một điều rất khó chấp nhận, về mặt khoa học.
Esa, kết hợp với cơ quan vũ trụ của Nhật Bản, JAXA, sẽ vẫn đưa hai tàu vào quĩ đạo quanh hành tinh hiếm khi được tham quan là sao Thủy, thế nhưng, việc bỏ đi phần đổ bộ bị coi là một sự mất mát lớn đối với sứ mạng này.
Người ta quyết định rằng việc đổ bộ lên một hành tinh quá gần mặt trời hiện quá khó khăn trong hoàn cảnh hiện nay.
"Thảo luận mệt mỏi"
Nguồn gốc của các vấn đề về ngân sách hiện nay là việc có một số yêu cầu đột xuất về tài chính của Esa sau khi tên lửa Ariane 5 quay trở lại vào tháng Giêng.
Người ta đã tạm thời nhận được một khoản vay 100 triệu Euro, nhưng sẽ phải trả lại vào cuối năm 2006 bằng các nguồn lực hiện thời.
Sau một cuộc thảo luận lâu dài và mệt mỏi, Esa quyết định rằng cho tới giờ, người ta chỉ có thể quyết định bắt đầu một chuyến thám hiểm có tên Lisa, sẽ được thực hiện vào năm 2012. (BBC)
Hơn 400 nhà thiên văn học đã viết cho Esa đề nghị họ nên giữ chuyến thám hiểm vào năm 2008.
Nhưng các vấn đề về ngân sách, vốn do việc trì hoãn tên lửa Ariane 5 có nhiều nhiều rắc rối gây ra, đã buộc người ta chấm dứt dự án này, cùng với dự định gửi máy móc đổ bộ lên sao Thủy.
Tiến sĩ David Southwood của Esa cho biết việc trì hoãn chuyến thám hiểm này gây nhiều tổn thất.
Tổn thất
Trong một cuộc họp, Ủy ban chương trình khoa học của Cơ quan nghiên cứu vũ trụ châu Âu quyết định rằng do có vấn đề về tài chính, người ta buộc phải hủy chuyến thám hiểm mang tên Eddington tìm kiếm hành tinh và giảm bớt chuyến thám hiểm BepiColombo lên sao Thủy.
Đây là lần đầu tiên Esa hủy bỏ chuyến thám hiểm vũ trụ.
Eddington là chuyến thám hiểm hàng đầu, được thiết kế để theo dõi các vì sao gần và tìm kiếm các hành tinh quay quanh chúng.
Việc mất đi chương trình đổ bộ BepiColombo cũng là một điều rất khó chấp nhận, về mặt khoa học.
Esa, kết hợp với cơ quan vũ trụ của Nhật Bản, JAXA, sẽ vẫn đưa hai tàu vào quĩ đạo quanh hành tinh hiếm khi được tham quan là sao Thủy, thế nhưng, việc bỏ đi phần đổ bộ bị coi là một sự mất mát lớn đối với sứ mạng này.
Người ta quyết định rằng việc đổ bộ lên một hành tinh quá gần mặt trời hiện quá khó khăn trong hoàn cảnh hiện nay.
"Thảo luận mệt mỏi"
Nguồn gốc của các vấn đề về ngân sách hiện nay là việc có một số yêu cầu đột xuất về tài chính của Esa sau khi tên lửa Ariane 5 quay trở lại vào tháng Giêng.
Người ta đã tạm thời nhận được một khoản vay 100 triệu Euro, nhưng sẽ phải trả lại vào cuối năm 2006 bằng các nguồn lực hiện thời.
Sau một cuộc thảo luận lâu dài và mệt mỏi, Esa quyết định rằng cho tới giờ, người ta chỉ có thể quyết định bắt đầu một chuyến thám hiểm có tên Lisa, sẽ được thực hiện vào năm 2012. (BBC)