Nhiều thế hệ nhân dân Iraq sẽ vẫn phải chịu các hậu quả về sức khỏe của cuộc chiến tại Iraq, theo một báo cáo của Tổ chức Y tế từ thiện Medact.
Báo cáo này ước tính rằng khoảng từ 22 ngàn cho tới 55 ngàn người, chủ yếu là lính và dân thường, sẽ bị chết do hậu quả của cuộc chiến tại Iraq năm nay.
Báo cáo này cho biết cuộc chiến gần đây đã có hậu quả rất nghiêm trọng lên nhóm những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, là trẻ em, phụ nữ và người già.
Theo Medact, việc môi trường xuống cấp, việc hủy hoại các hệ thống nước và vệ sinh và khói từ các đám cháy dầu đều góp phần vào vấn đề tại đây. Còn có cả vấn đề về chính chăm sóc sức khỏe nữa.
1/4 triệu trẻ em không được tiêm phòng sởi khi cuộc chiến bắt đầu - bây giờ thì chiến dịch tiêm phòng đã được bắt đầu trở lại, nhưng không rõ số trẻ em đó đã được tiêm phòng hay chưa.
Tiến sĩ Sabya Farooq là tác giả của bản báo cáo cho biết: "Chủ yếu vẫn là bạo lực và sự mất an ninh, cộng thêm sự suy sụp của các dịch vụ y tế công cộng, hiện đang đặt ra rủi ro chính cho sức khỏe mọi người".
"Được biết có sự gia tăng tỉ lệ tử vong khi sinh nở, và suy dinh dưỡng cấp hầu như đã tăng gấp đôi từ 4 lên 8% so với năm ngoái. Ngoài ra các bệnh liên quan đến nước và những bệnh nhẽ ra phòng ngừa được bằng tiêm chủng thì bây giờ đều gia tăng".
Thu thập thông tin
Tuy nhiên, để ước lượng chính xác những gì đang xảy ra với tình trạng sức khỏe của mọi người tại đây là rất khó khăn.
Tổ chức nhân đạo này cho biết LHQ và rất nhiều tổ chức phi chính phủ chỉ mới có sự hiện diện tối thiểu tại đây, do đó, không thể đưa ra những thu thập dữ liệu được, mà nếu không có thông tin tin cậy thì hầu như không thể đưa ra những chính sách về y tế được.
Tuy nhiên, cho tới khi người ta có thể đưa ra những chính sách y tế thì người dân Iraq vẫn tiếp tục phải trả cái giá là tử vong, thương tật và các bệnh tâm thần. (BBC)
Báo cáo này ước tính rằng khoảng từ 22 ngàn cho tới 55 ngàn người, chủ yếu là lính và dân thường, sẽ bị chết do hậu quả của cuộc chiến tại Iraq năm nay.
Báo cáo này cho biết cuộc chiến gần đây đã có hậu quả rất nghiêm trọng lên nhóm những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, là trẻ em, phụ nữ và người già.
Theo Medact, việc môi trường xuống cấp, việc hủy hoại các hệ thống nước và vệ sinh và khói từ các đám cháy dầu đều góp phần vào vấn đề tại đây. Còn có cả vấn đề về chính chăm sóc sức khỏe nữa.
1/4 triệu trẻ em không được tiêm phòng sởi khi cuộc chiến bắt đầu - bây giờ thì chiến dịch tiêm phòng đã được bắt đầu trở lại, nhưng không rõ số trẻ em đó đã được tiêm phòng hay chưa.
Tiến sĩ Sabya Farooq là tác giả của bản báo cáo cho biết: "Chủ yếu vẫn là bạo lực và sự mất an ninh, cộng thêm sự suy sụp của các dịch vụ y tế công cộng, hiện đang đặt ra rủi ro chính cho sức khỏe mọi người".
"Được biết có sự gia tăng tỉ lệ tử vong khi sinh nở, và suy dinh dưỡng cấp hầu như đã tăng gấp đôi từ 4 lên 8% so với năm ngoái. Ngoài ra các bệnh liên quan đến nước và những bệnh nhẽ ra phòng ngừa được bằng tiêm chủng thì bây giờ đều gia tăng".
Thu thập thông tin
Tuy nhiên, để ước lượng chính xác những gì đang xảy ra với tình trạng sức khỏe của mọi người tại đây là rất khó khăn.
Tổ chức nhân đạo này cho biết LHQ và rất nhiều tổ chức phi chính phủ chỉ mới có sự hiện diện tối thiểu tại đây, do đó, không thể đưa ra những thu thập dữ liệu được, mà nếu không có thông tin tin cậy thì hầu như không thể đưa ra những chính sách về y tế được.
Tuy nhiên, cho tới khi người ta có thể đưa ra những chính sách y tế thì người dân Iraq vẫn tiếp tục phải trả cái giá là tử vong, thương tật và các bệnh tâm thần. (BBC)