Đặc sứ về nhân quyền tại Miến điện của Liên hiệp quốc Paulo Sergio Pinheiro vừa kết thúc chuyến thăm kéo dài một tuần, trong đó ông đã có các cuộc gặp với cả chính phủ quân sự cầm quyền lẫn lãnh đạo phe đối lập.
Tại một cuộc họp báo tổ chức ở Rangoon, ông Pinheiro cho biết bà Aung San Suu Kyi, nhà đấu tranh cho dân chủ ở Miến điện nói bà sẽ không chấp thuận được trả tự do nếu những người ủng hộ cho bà vẫn còn bị tù đày.
Bà nói bà muốn là người cuối cùng được thả.
Hiện vẫn còn 35 người thân tín với bà đang bị giam cầm, cùng với 8 lãnh đạo của Đảng Quốc đoàn vị Dân chủ của bà đang bị quản chế tại gia.
Tất cả các vị này đều bị bắt trong chuyến tấn công vào đoàn xe của bà Suu Kyi hồi cuối tháng Năm, khi những người theo chính phủ đã đụng độ dữ dội với những người theo đảng đối lập.
Trong những tuần vừa rồi nhà cầm quyền đã đưa ra những thông tin khác nhau về bà Suu Kyi, người đã từng được trao giải thưởng Nobel.
Tại một cuộc họp của khối ASEAN, họ cho biết bà Aung San Suu Kyi không bị giam giữ hay quản thúc, mà đang được chăm sóc sức khỏe. Họ cũng nói với ông Pinheiro là bà vẫn hoàn toàn tự do.
Dù thế nào thì bà vẫn đang bị bó buộc trong hoạt động. Chính ông Pinheiro khi muốn gặp mặt với bà cũng phải xin phép Thủ tướng chính phủ.
Các nước ngoài, trong đó có cả Hoa Kỳ lẫn Anh quốc, đều đã yêu cầu Rangoon phải trả tự do cho không chỉ các lãnh đạo của Quốc đoàn vị Dân chủ mà của tất cả những người nào đấu tranh cho dân chủ, trước khi các nước này có thể tháo gỡ cấm vận trừng phạt đối với Miến điện mà họ áp dụng từ tháng Năm.
Việc nhà cầm quyền bỏ tù các thành viên phong trào dân chủ đã làm gián đoạn quá trình hòa giải giữa chính phủ và bà Suu Kyi do Liên hiệp quốc làm trung gian từ ba năm trước.
Trong chuyến đi lần này, ngoài việc tiếp kiến bà Suu Kyi và thủ lĩnh các sắc tộc, ông đặc sứ Liên hiệp quốc cũng phỏng vấn 20 tù chính trị đang bị giam giữ trong nhà tù Insein ở Rangoon. Ông mô tả điều kiện trong tù là ‘vô cùng kinh khủng’.
Tuần tới ông Pinheiro sẽ có bản báo cáo tường tận về chuyến đi của ông gửi tới Liên hiệp quốc ở New York. Quốc hội Hoa Kỳ đang gây áp lực buộc Liên hiệp quốc phải chứng tỏ đã đạt được tiến bộ ở Miện điện. (BBC)
Tại một cuộc họp báo tổ chức ở Rangoon, ông Pinheiro cho biết bà Aung San Suu Kyi, nhà đấu tranh cho dân chủ ở Miến điện nói bà sẽ không chấp thuận được trả tự do nếu những người ủng hộ cho bà vẫn còn bị tù đày.
Bà nói bà muốn là người cuối cùng được thả.
Hiện vẫn còn 35 người thân tín với bà đang bị giam cầm, cùng với 8 lãnh đạo của Đảng Quốc đoàn vị Dân chủ của bà đang bị quản chế tại gia.
Tất cả các vị này đều bị bắt trong chuyến tấn công vào đoàn xe của bà Suu Kyi hồi cuối tháng Năm, khi những người theo chính phủ đã đụng độ dữ dội với những người theo đảng đối lập.
Trong những tuần vừa rồi nhà cầm quyền đã đưa ra những thông tin khác nhau về bà Suu Kyi, người đã từng được trao giải thưởng Nobel.
Tại một cuộc họp của khối ASEAN, họ cho biết bà Aung San Suu Kyi không bị giam giữ hay quản thúc, mà đang được chăm sóc sức khỏe. Họ cũng nói với ông Pinheiro là bà vẫn hoàn toàn tự do.
Dù thế nào thì bà vẫn đang bị bó buộc trong hoạt động. Chính ông Pinheiro khi muốn gặp mặt với bà cũng phải xin phép Thủ tướng chính phủ.
Các nước ngoài, trong đó có cả Hoa Kỳ lẫn Anh quốc, đều đã yêu cầu Rangoon phải trả tự do cho không chỉ các lãnh đạo của Quốc đoàn vị Dân chủ mà của tất cả những người nào đấu tranh cho dân chủ, trước khi các nước này có thể tháo gỡ cấm vận trừng phạt đối với Miến điện mà họ áp dụng từ tháng Năm.
Việc nhà cầm quyền bỏ tù các thành viên phong trào dân chủ đã làm gián đoạn quá trình hòa giải giữa chính phủ và bà Suu Kyi do Liên hiệp quốc làm trung gian từ ba năm trước.
Trong chuyến đi lần này, ngoài việc tiếp kiến bà Suu Kyi và thủ lĩnh các sắc tộc, ông đặc sứ Liên hiệp quốc cũng phỏng vấn 20 tù chính trị đang bị giam giữ trong nhà tù Insein ở Rangoon. Ông mô tả điều kiện trong tù là ‘vô cùng kinh khủng’.
Tuần tới ông Pinheiro sẽ có bản báo cáo tường tận về chuyến đi của ông gửi tới Liên hiệp quốc ở New York. Quốc hội Hoa Kỳ đang gây áp lực buộc Liên hiệp quốc phải chứng tỏ đã đạt được tiến bộ ở Miện điện. (BBC)