Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đi tới kết luận rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không gửi quân tới Iraq như đã định.

Tháng trước Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý gửi tới 10.000 binh lính tới Iraq thế nhưng các quan chức trong Hội đồng Quản trị do Mỹ bổ nhiệm đã phản đối kế hoạch này.

Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao, ông Richard Boucher, cho biết là Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Abdullah Gul, đã xác nhận quyết định trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ, ông Colin Powell.

Người phát ngôn này cũng đã bày tỏ sự thất vọng.

Ông nói: "Rõ ràng đáng lẽ ra chúng tôi muốn là chuyện này tất cả được bàn soạn rất tốt đẹp làm hài lòng mọi người, nhưng chúng ta hãy nhớ rằng mục đích là thiết lập một nưóc Iraq mới và có sự công nhận, mà tôi nghĩ là cuả tất cả các thành phần của chúng ta - Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ kỳ cũng như là ngưòi Iraq – là có lẽ công cuộc bố trí này sẽ không đóng góp thêm vào mục tiêu đó theo cách mà chúng ta từng hy vọng.

Hàng động của Thổ Nhĩ kỳ có nghĩa là Mỹ nay lại phải tìm cách làm sao để tìm được lực lượng tăng viện ngoại quốc ở Iraq.

Chiến lược của Washington đã là để cho vấn đề quân dội Thổ Nhĩ Kỳ ầm ĩ lên với hy vọng là sẽ lẩn tránh được ý kiến là hoặc là tình hình an ninh ở Iraq sẽ cải thiện đến mức độ là sự đóng góp của Thổ nhĩ kỳ không còn thiết yếu nữa -- hoặc là tính hình sẽ trở nên tồi tệ đến mức độ là Hội Ðồng Quản Trị Iraq sẽ dịu bớt thái độ hằnhọc trưóc sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nay Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã phủi tay về chuyện này.

Người Mỹ được để cho có hai con bài để sử dụng.

Một là tiếp tục thuyết phục các nước khác cung cấp hay tăng cường sự đóng góp quân sự - có hay là không có lệnh ủy quyền của Liên Hiệp Quốc.

Hai là sử dụng một số trong ngân khoản 87 tỷ rưỡi đô la mà Quốc Hội nay đã chấp thuận để gia tốc tiến trình Iraq hoá, mà nhân tố chủ chốt của tiến trình này là phát triển lực lượng cảnh sát và quân sự ở trong nước do ngưòi Iraq điều khiển. (BBC)