Ông Simon Kukes, tân tổng giám đốc Yukos
Một người Mỹ gốc Nga đã được chọn để lên thay thế ông Mikhail Khodorkovsky làm tổng giám đốc cho công ty dầu khí lớn nhất nước.
Yukos nói là hội đồng quản trị đã chỉ định ông Simon Kukes làm tổng giám đốc thay thế cho ông Khodorkovsky, vốn đã từ chức hôm thứ Hai.
Ông Kukes, năm nay 56 tuổi, đã di dân khỏi Liên Bang Sôviet sang Hoa Kỳ trong thập niên 1970 nhưng đến thập niên 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ thì ông trở về nước.
Ông Khodorkovsky, người được coi là giàu có nhất nước Nga, hiện đang bị giữ về những cáo buộc gian lận và trốn thuế.
Nhiều người Nga tin là vụ đưa ông Khodorkovsky ra tòa là vì lý do chính trị. Ông Khodorkovsky đã kiếm được một gia tài kếch sù qua việc giải tư các công ty quốc doanh vốn đã gây nhiều tranh cãi trong thời thập niên 1990.
Ông đã tài trợ cho các nhóm đối lập, hủy điều mà các nhà bình luận gọi là một thoả thuận ngầm buộc nhà kinh doanh không được dính vào chính trị để đổi lấy việc tránh khỏi bị điều tra vào các công việc làm ăn của mình.
Vụ Yukos và việc tổng giám đốc của công ty bị bắt đã tạo nên lo sợ là đây có thể mở màn cho một cuộc đụng độ giữa điện Kremlin và các tập đoàn kinh doanh.
Ông Putin biện minh
Trong khi đó Tổng thống Putin vẫn tiếp tục cương quyết biện minh cho thành tích của chính phủ mình về vụ Yukos.
Ông Putin nói việc bắt ông Khodorkovsky không phải là bằng cơ độc tài cũng như không phải là chỉ dấu rằng Matxcơva đang tính chuyện quốc hữu hoá lại các công ty quốc doanh đã giải tư.
Nói chuyện với báo chí Ý trong một cuộc công du đến Ý, ông Putin nói vụ Yukos chỉ là việc thực thi luật pháp.
"Không có chuyện tái quốc hữu hóa hay xét lại các kết quả giải tư", ông Putin nói. "Nhưng mọi người phải hiểu phương thức sống hợp pháp và tôn trọng luật lệ".
Ông Putin đã so sánh vụ ông Khodorkovsky cũng như những vụ chính phủ Hoa Kỳ điều tra các công ty như Enron và bắt giam nhiều giám đốc của các công ty này.
Tham vọng chính trị?
Riêng ông Khodorkovsky nay nói là ông từ chức để bảo vệ công ăn việc làm cho công nhân của công ty.
Ông cho biết nay sẽ dành công sức cho Hiệp Hội Nước Nga Cởi Mở, một tổ chức mà ông nói mục đích là để xây dựng một nước Nga dân chủ và cấp tiến.
Phóng viên đài BBC ở Matxcơva nói lời tuyên bố này chứng tỏ ông Yukos đang chuẩn bị để công bố ý định tham chính và thách thức những người đã đưa ông ra toà.
Khi từ chức, ông Khodorkovsky đã tách rời cá nhân ông và những cáo buộc gian lận cũng như trốn thuế ra khỏi công ty Yukos.
Trong một thông cáo gửi cho báo chí ông nói ông "phải làm hết sức để đưa lực lượng lao động của chúng tôi ra khỏi tầm của cuộc tấn công vào cá nhân tôi và các đồng nghiệp của tôi".
Michael Sito, một nhà bình luận về thị trường chứng khoán Nga, nói thị trường đã chào đón quyết định từ chức của ông Khadorkovsky.
Ông Khodorkovsky đã cả quyết trong một cuộc họp báo là Yukos không dính đến chính trị. Ông nói: "Các đại công ty không thể tài trợ cho các đảng phái chính trị vì các cổ đông và công nhân có lập trường chính trị khác nhau".
Nhưng ông cũng đã không ngần ngại bày tỏ lập trường chính trị khuynh theo các phe chủ trương canh tân của mình. Ông đã nói, đứng về phương diện chủ thuyết, "tôi gần với Yabloko hơn", và cả quyết là sẽ tiếp tục tài trợ cho các nhóm này (BBC)
Một người Mỹ gốc Nga đã được chọn để lên thay thế ông Mikhail Khodorkovsky làm tổng giám đốc cho công ty dầu khí lớn nhất nước.
Yukos nói là hội đồng quản trị đã chỉ định ông Simon Kukes làm tổng giám đốc thay thế cho ông Khodorkovsky, vốn đã từ chức hôm thứ Hai.
Ông Kukes, năm nay 56 tuổi, đã di dân khỏi Liên Bang Sôviet sang Hoa Kỳ trong thập niên 1970 nhưng đến thập niên 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ thì ông trở về nước.
Ông Khodorkovsky, người được coi là giàu có nhất nước Nga, hiện đang bị giữ về những cáo buộc gian lận và trốn thuế.
Nhiều người Nga tin là vụ đưa ông Khodorkovsky ra tòa là vì lý do chính trị. Ông Khodorkovsky đã kiếm được một gia tài kếch sù qua việc giải tư các công ty quốc doanh vốn đã gây nhiều tranh cãi trong thời thập niên 1990.
Ông đã tài trợ cho các nhóm đối lập, hủy điều mà các nhà bình luận gọi là một thoả thuận ngầm buộc nhà kinh doanh không được dính vào chính trị để đổi lấy việc tránh khỏi bị điều tra vào các công việc làm ăn của mình.
Vụ Yukos và việc tổng giám đốc của công ty bị bắt đã tạo nên lo sợ là đây có thể mở màn cho một cuộc đụng độ giữa điện Kremlin và các tập đoàn kinh doanh.
Ông Putin biện minh
Trong khi đó Tổng thống Putin vẫn tiếp tục cương quyết biện minh cho thành tích của chính phủ mình về vụ Yukos.
Ông Putin nói việc bắt ông Khodorkovsky không phải là bằng cơ độc tài cũng như không phải là chỉ dấu rằng Matxcơva đang tính chuyện quốc hữu hoá lại các công ty quốc doanh đã giải tư.
Nói chuyện với báo chí Ý trong một cuộc công du đến Ý, ông Putin nói vụ Yukos chỉ là việc thực thi luật pháp.
"Không có chuyện tái quốc hữu hóa hay xét lại các kết quả giải tư", ông Putin nói. "Nhưng mọi người phải hiểu phương thức sống hợp pháp và tôn trọng luật lệ".
Ông Putin đã so sánh vụ ông Khodorkovsky cũng như những vụ chính phủ Hoa Kỳ điều tra các công ty như Enron và bắt giam nhiều giám đốc của các công ty này.
Tham vọng chính trị?
Riêng ông Khodorkovsky nay nói là ông từ chức để bảo vệ công ăn việc làm cho công nhân của công ty.
Ông cho biết nay sẽ dành công sức cho Hiệp Hội Nước Nga Cởi Mở, một tổ chức mà ông nói mục đích là để xây dựng một nước Nga dân chủ và cấp tiến.
Phóng viên đài BBC ở Matxcơva nói lời tuyên bố này chứng tỏ ông Yukos đang chuẩn bị để công bố ý định tham chính và thách thức những người đã đưa ông ra toà.
Khi từ chức, ông Khodorkovsky đã tách rời cá nhân ông và những cáo buộc gian lận cũng như trốn thuế ra khỏi công ty Yukos.
Trong một thông cáo gửi cho báo chí ông nói ông "phải làm hết sức để đưa lực lượng lao động của chúng tôi ra khỏi tầm của cuộc tấn công vào cá nhân tôi và các đồng nghiệp của tôi".
Michael Sito, một nhà bình luận về thị trường chứng khoán Nga, nói thị trường đã chào đón quyết định từ chức của ông Khadorkovsky.
Ông Khodorkovsky đã cả quyết trong một cuộc họp báo là Yukos không dính đến chính trị. Ông nói: "Các đại công ty không thể tài trợ cho các đảng phái chính trị vì các cổ đông và công nhân có lập trường chính trị khác nhau".
Nhưng ông cũng đã không ngần ngại bày tỏ lập trường chính trị khuynh theo các phe chủ trương canh tân của mình. Ông đã nói, đứng về phương diện chủ thuyết, "tôi gần với Yabloko hơn", và cả quyết là sẽ tiếp tục tài trợ cho các nhóm này (BBC)