Giữa những đợt sóng đồn đoán về vụ việc Yukos, tuyên bố của chính ông Khodorkovsky thuộc vào trong số những sự kiện yên ả nhất.
Ông giải thích việc mình từ chức là cách để cố gắng bảo vệ Yukos và các nhân viên khỏi bị tấn công thêm nữa.
Luật sư của ông Khodorkovsky thì thẳng thừng hơn, đề cập tới cái mà ông gọi là “một căn bệnh ung thư đang lây lan trên cơ thể hệ thống chính trị của Nga.”
Ông Khodorkovsky đã tỏ ra mềm mỏng, một điều có thể lấy được cảm tình của khá lớn dân số Nga, cũng như những cựu nhân viên KGB mang đầu óc bảo thủ mà hiện đang phục vụ trong nhóm của tổng thống Putin.
Xu hướng cứng rắn
Nhưng ông Khodorkovsky không phải là công dân Nga duy nhất cảm nhận sức mạnh của lực lượng đang chiếm ưu thế tại Nga hiện nay.
Thậm chí việc cấp visa cho người nước ngoài giờ đây cũng là đặc quyền cho bộ máy an ninh.
Một lần nữa hệ thống tư pháp của Nga lại có vẻ trở nên chọn lọc và trở thành một công cụ của nhà cầm quyền.
Cuộc bầu cử sắp diễn ra dường như bộc lộ các dấu hiệu có sự sắp xếp của nhà nước.
Những doanh nghiệp tư nhân thành công dường như bị xem là mối đe dọa cho quyền uy của nhà nước.
Giới quan sát chia rẽ
Vậy thì sắp tới điều gì sẽ xảy ra? Ý kiến của các nhà quan sát tỏ ra chia rẽ.
Một bên tin rằng ông Vladimir Putin sẽ lắng nghe lo lắng của quốc tế và hạn chế ảnh hưởng của những người thuộc phe bảo thủ.
Một luồng ý kiến khác lại cho rằng ông Putin chưa bao giờ thật sự là người theo xu hướng dân chủ mà từ trong bản chất đã là nhà độc tài. Và bản chất ấy giờ đây mới bắt đầu bộc lộ. (BBC)
Ông giải thích việc mình từ chức là cách để cố gắng bảo vệ Yukos và các nhân viên khỏi bị tấn công thêm nữa.
Luật sư của ông Khodorkovsky thì thẳng thừng hơn, đề cập tới cái mà ông gọi là “một căn bệnh ung thư đang lây lan trên cơ thể hệ thống chính trị của Nga.”
Ông Khodorkovsky đã tỏ ra mềm mỏng, một điều có thể lấy được cảm tình của khá lớn dân số Nga, cũng như những cựu nhân viên KGB mang đầu óc bảo thủ mà hiện đang phục vụ trong nhóm của tổng thống Putin.
Xu hướng cứng rắn
Nhưng ông Khodorkovsky không phải là công dân Nga duy nhất cảm nhận sức mạnh của lực lượng đang chiếm ưu thế tại Nga hiện nay.
Thậm chí việc cấp visa cho người nước ngoài giờ đây cũng là đặc quyền cho bộ máy an ninh.
Một lần nữa hệ thống tư pháp của Nga lại có vẻ trở nên chọn lọc và trở thành một công cụ của nhà cầm quyền.
Cuộc bầu cử sắp diễn ra dường như bộc lộ các dấu hiệu có sự sắp xếp của nhà nước.
Những doanh nghiệp tư nhân thành công dường như bị xem là mối đe dọa cho quyền uy của nhà nước.
Giới quan sát chia rẽ
Vậy thì sắp tới điều gì sẽ xảy ra? Ý kiến của các nhà quan sát tỏ ra chia rẽ.
Một bên tin rằng ông Vladimir Putin sẽ lắng nghe lo lắng của quốc tế và hạn chế ảnh hưởng của những người thuộc phe bảo thủ.
Một luồng ý kiến khác lại cho rằng ông Putin chưa bao giờ thật sự là người theo xu hướng dân chủ mà từ trong bản chất đã là nhà độc tài. Và bản chất ấy giờ đây mới bắt đầu bộc lộ. (BBC)