Việc sử dụng mạng, máy tính và điện thoại ngày càng nhiều đã làm gia tăng lượng thông tin khổng lồ mà con người trao đổi.

Các nhà nghiên cứu người Mỹ ước tính rằng mỗi năm, có tới 800Mb thông tin được tạo ra cho mỗi cá nhân trên toàn hành tinh.

Nghiên cứu của họ cho biết thông tin được lưu trữ trên giấy tờ, phim và các loại đĩa đã gia tăng gấp đôi kể từ năm 1999.

Tuy vậy, việc sử dụng giấy vẫn còn khá phổ biến. Số lượng thông tin chứa trong các sách, tạp chí và các tài liệu khác đã gia tăng 43% trong ba năm qua.

Ngập lụt thông tin

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Berkeley đã thực hiện nghiên cứu về chuyện thông tin được tạo ra thế nào và được lưu trữ tại đâu ba năm trước đây, dựa trên các dữ liệu từ năm 1999.

Nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy kể từ đó, mỗi năm, số lượng thông tin được tạo ra đã gia tăng tới 30%.

Nhưng con số này vẫn chưa cho thấy được một khối lượng thông tin khổng lồ được tạo ra.

Nếu chúng ta để ý một chút thì cũng nhận ra rằng: cho đến nay, nguyên trang của VietCatholic cũng đã có tới trên 4 triệu lượt người vào thăm, và trung bình mỗi ngày có tới chừng 10,000 lượt người vào thăm trang Thông Tin Công Giáo này, và cộng thêm 3000 người gồm giám mục, linh mục và giáo dân ở Việt Nam mỗi ngày nhận được tin của VietCatholic gửi trực tiếp qua hệ thống email của VietCatholic nữa. Tin tức của trang VietCatholic về Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và Giáo Hội Việt Nam được cập nhật hằng ngày, và nhanh chóng, chính xác nhất. Nếu tính ra thì trung bình mỗi năm VietCatholic lưu trữ khoảng trên 200,000 trang các tài liệu trong Website của VietCatholic.

Ngoài hệ thống thông tin trên trang Web, VietCatholic còn có chương trình phát thanh, đặc biệt trong những biến cố quan trọng như dịp tấn phong hồng y cho Đức TGM Phạm Minh Mẫn, VietCatholic đã có chươgn trình phỏng vấn cũng như phát thanh mỗi ngày.

Ngoài trang của VietCatholic, cũng còn có rất nhiều trang Web Công Giáo của các Dòng Tu Việt Nam, các tổ chức đạo đời khác...

Giáo sư Peter Lyman và các cộng sự phát hiện ra rằng riêng vào năm 2002, khoảng 5 exabytes thông tin mới đã được tạo ra qua các ấn phẩm, film, các hệ thống lưu trữ từ trường và quang học.

Nếu tính rằng thư viện Quốc hội của Mỹ có 19 triệu cuốn sách và 56 triệu bản thảo, thì phải cần tới 500 ngàn thư viện Quốc hội như thế mới lưu trữ nổi lượng thông tin là 5 exabytes.

Thông tin mới từ đâu?

Ngay cả tính như thế, thì con số này vẫn còn quá nhỏ bé nếu người ta tính đến lượng thông tin khổng lồ truyền qua các kênh điện tử, như điện thoại, radio, đài truyền hình và mạng internet.

Nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng phần lớn các thông tin được truyền qua radio và TV không phải là thông tin mới, mà đa phần là các tin phát lại.

Trong số 320 triệu giờ phát sóng radio, chỉ có 70 triệu giờ là có các chương trình mới. Còn trên TV, chỉ có 31 triệu trong tổng số 123 triệu giờ phát chương trình được tính là có thông tin mới.

Giáo sư Lyman nói ông cảm thấy ngạc nhiên rằng giấy tờ vẫn cho thấy là phương tiện lưu trữ phổ biến, tuy nhiên, ông cũng nói sự co giãn này là do rất nhiều thông tin được tạo ra qua hệ thống máy tính được in ra giấy.

Một trong những lĩnh vực đang bị truyền thông kỹ thuật số lấn sân là film, mà theo giáo sư Lyman, vì số lượng camera kỹ thuật số ngày càng gia tăng đã làm cho người ta không muốn quay về những thiết bị cũ trước kia.

Kể từ khi thực hiện nghiên cứu này, số lượng hình ảnh được ghi lại bằng film đã giảm xuống 9%.

Nghiên cứu này còn cho thấy số lượng thời gian trung bình mà người ta bỏ ra cho nhiều loại hình truyền thông khác nhau.

Được biết một người Mỹ trưởng thành trung bình bỏ ra 16.17 tiếng đồng hồ nói chuyện điện thoại trong một tháng, bỏ ra 90 giờ nghe radio và 131 tiếng đồng hồ để xem TV.

53% lượng dân số Mỹ sử dụng mạng internet bỏ ra hơn 25 tiếng đồng hồ/tháng để dùng net tại nhà, và bỏ ra hơn 74 tiếng đồng hồ để sử dụng mạng tại nơi làm việc.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng như vậy, chúng ta bỏ ra tới 46% thời gian của mình để tiếp cận thông tin.