Đề nghị dung hòa vào phút chót mời một viên chức cao cấp Iraq tham gia thảo luận cấp vùng ở Syria đã bị Hội Đồng Cai quản Iraq bác bỏ vì được đưa ra quá trễ.
Ngoại trưởng tạm quyền Iraq, Hoshyar Zebari cho biết ông không có đủ thì giờ để đi Damas và rằng lời mời đã không được thẳng thắn mà cũng chẳng rõ ràng nữa.
Syria, cho tới nay không muốn tiếp xúc với chính quyền do Hoa kỳ dựng lên, đã mời ông Zebari tham dự đàm phán về ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Iraq sau khi một số nước dọa tẩy chay hội nghị này.
Phái viên bản đài, Stephen Cviic nhận xét vụ cãi vã ngoại giao này có thể gây phương hại đến các nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng bất ổn còn tiếp diễn ở Iraq.
Cuộc chiến Iraq và những gì theo sau đó đã tạo ra nỗi khó xử ngoại giao cho các chính phủ ở Trung Đông.
Hầu như mọi nước trong vùng này, ngoại trừ Israel và Kuwait ra, đều chống cuộc xâm lăng do Hoa kỳ cầm đầu.
Nhưng đa số các chính phủ này đã tự cho thấy họ chiụ áp lực của Mỹ đòi có lập trường ôn hòa hơn hoặc thay đổi lập trường của họ sau khi ông Saddam Hussein bị lật đổ.
Một trong các vấn đề khó khăn nhứt đối với họ là họ có nên tiếp xúc với Hội Đồng cai quản Iraq do Hoa kỳ dựng lên hay không.
Hồi tháng Chín vừa rồi, sau các cuộc thảo luận kéo dài, Ngoại trưởng tạm quyền của Iraq, ông Hoshayr Zebari đã được phép tham dự một hội nghị của Liên Đoàn các nước Arab.
Nhưng Syria rõ ràng là không muốn mời ông đến dự hội nghị các nước láng giềng của Iraq diễn ra vào cuối tuần này.
Ba nước Đồng minh với Hoa kỳ là Jordanie, Kuwait và Arab Saudi thì cho biết ông Zebari nên tham dự.
Rốt cuộc rồi lời mời cũng đến với ông Zebari, nhưng lại quá trễ.
"Cung cách mời mọc mà lại đến quá trễ không xứng đáng với quốc thể nước Iraq và không phù hợp với các thủ tục ngoại giao đúng đắn, nhứt là giữa những người anh em với nhau."
Ông Zebari giờ đây cho biết ông tự nghĩ họ sẽ bàn bạc ra sao về những vấn đề trước mắt ở Iraq và ở vùng này mà lại không có sự hiện diện của ông.
Một trong các đại biểu tham dự là ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Abdullah Gul.
Đây là lời lẽ của chính ông về nghị trình thảo luận:
"Tại hội nghị Damas, chúng tôi sẽ cùng thảo luận với các ngoại trưởng các nước khác, những diễn tiến mới nhứt ở Iraq, cách nào mà chúng tôi có thể hổ trợ hơn nữa cho nhân dân Iraq bạn bè và anh em đang trải qua thời kỳ khó khăn, và bằng cách nào mà chúng tôi có thể gia tốc tiến trình đưa nước Iraq trở lại tự lực cánh sinh.
Nước láng giềng Iraq của chúng tôi đang bước qua ngã ba đường hiểm nguy nhứt trong lịch sử của họ.
Các điều kiện cầm quyền ở Iraq ngày nay không phải là điều mà cộng đồng quốc tế muốn nhìn thấy.
Việc thiết lập nền trật tự công cộng trên khắp nước, việc che chở cho nhân dân cùng tài sản của họ cùng sự đáp ứng các nhu cầu căn bản của họ sẽ giúp loại trừ những cảm nghĩ bi quan," - ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Tình trạng an ninh rõ ràng là mối quan tâm lớn.
Hoa kỳ và cấp lãnh đạo mới ở Baghdad muốn các nước láng giềng của Iraq làm nhiều hơn nữa trong việc ngăn chặn nhóm dân quân quá khích chống Mỹ từ bên ngoài Iraq chui vào nước này.
Các nước như Thổ nhĩ Kỳ, Jordanie, Arab Saudi và Ai cập chắc chắn đều đồng ý như vậy.
Họ lo ngại rằng khó khăn ở Iraq có thể tác động vào chính họ nếu như họ không làm gì cả.
Syria và Iran thì có thể cũng chia sẻ một phần cảm nghĩ đó nhưng lại muốn cân phân với sự thù nghịch căn bản của họ trước sự hiện diện của Hoa kỳ trong vùng này.
Hiện vẫn còn rất nhiều sự bất tin cẩn nhau, và tình trạng này sẽ gây khó khăn thêm nữa cho công cuộc phối hợp các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề an ninh ở Iraq. (BBC)
Ngoại trưởng tạm quyền Iraq, Hoshyar Zebari cho biết ông không có đủ thì giờ để đi Damas và rằng lời mời đã không được thẳng thắn mà cũng chẳng rõ ràng nữa.
Syria, cho tới nay không muốn tiếp xúc với chính quyền do Hoa kỳ dựng lên, đã mời ông Zebari tham dự đàm phán về ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Iraq sau khi một số nước dọa tẩy chay hội nghị này.
Phái viên bản đài, Stephen Cviic nhận xét vụ cãi vã ngoại giao này có thể gây phương hại đến các nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng bất ổn còn tiếp diễn ở Iraq.
Cuộc chiến Iraq và những gì theo sau đó đã tạo ra nỗi khó xử ngoại giao cho các chính phủ ở Trung Đông.
Hầu như mọi nước trong vùng này, ngoại trừ Israel và Kuwait ra, đều chống cuộc xâm lăng do Hoa kỳ cầm đầu.
Nhưng đa số các chính phủ này đã tự cho thấy họ chiụ áp lực của Mỹ đòi có lập trường ôn hòa hơn hoặc thay đổi lập trường của họ sau khi ông Saddam Hussein bị lật đổ.
Một trong các vấn đề khó khăn nhứt đối với họ là họ có nên tiếp xúc với Hội Đồng cai quản Iraq do Hoa kỳ dựng lên hay không.
Hồi tháng Chín vừa rồi, sau các cuộc thảo luận kéo dài, Ngoại trưởng tạm quyền của Iraq, ông Hoshayr Zebari đã được phép tham dự một hội nghị của Liên Đoàn các nước Arab.
Nhưng Syria rõ ràng là không muốn mời ông đến dự hội nghị các nước láng giềng của Iraq diễn ra vào cuối tuần này.
Ba nước Đồng minh với Hoa kỳ là Jordanie, Kuwait và Arab Saudi thì cho biết ông Zebari nên tham dự.
Rốt cuộc rồi lời mời cũng đến với ông Zebari, nhưng lại quá trễ.
"Cung cách mời mọc mà lại đến quá trễ không xứng đáng với quốc thể nước Iraq và không phù hợp với các thủ tục ngoại giao đúng đắn, nhứt là giữa những người anh em với nhau."
Ông Zebari giờ đây cho biết ông tự nghĩ họ sẽ bàn bạc ra sao về những vấn đề trước mắt ở Iraq và ở vùng này mà lại không có sự hiện diện của ông.
Một trong các đại biểu tham dự là ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Abdullah Gul.
Đây là lời lẽ của chính ông về nghị trình thảo luận:
"Tại hội nghị Damas, chúng tôi sẽ cùng thảo luận với các ngoại trưởng các nước khác, những diễn tiến mới nhứt ở Iraq, cách nào mà chúng tôi có thể hổ trợ hơn nữa cho nhân dân Iraq bạn bè và anh em đang trải qua thời kỳ khó khăn, và bằng cách nào mà chúng tôi có thể gia tốc tiến trình đưa nước Iraq trở lại tự lực cánh sinh.
Nước láng giềng Iraq của chúng tôi đang bước qua ngã ba đường hiểm nguy nhứt trong lịch sử của họ.
Các điều kiện cầm quyền ở Iraq ngày nay không phải là điều mà cộng đồng quốc tế muốn nhìn thấy.
Việc thiết lập nền trật tự công cộng trên khắp nước, việc che chở cho nhân dân cùng tài sản của họ cùng sự đáp ứng các nhu cầu căn bản của họ sẽ giúp loại trừ những cảm nghĩ bi quan," - ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Tình trạng an ninh rõ ràng là mối quan tâm lớn.
Hoa kỳ và cấp lãnh đạo mới ở Baghdad muốn các nước láng giềng của Iraq làm nhiều hơn nữa trong việc ngăn chặn nhóm dân quân quá khích chống Mỹ từ bên ngoài Iraq chui vào nước này.
Các nước như Thổ nhĩ Kỳ, Jordanie, Arab Saudi và Ai cập chắc chắn đều đồng ý như vậy.
Họ lo ngại rằng khó khăn ở Iraq có thể tác động vào chính họ nếu như họ không làm gì cả.
Syria và Iran thì có thể cũng chia sẻ một phần cảm nghĩ đó nhưng lại muốn cân phân với sự thù nghịch căn bản của họ trước sự hiện diện của Hoa kỳ trong vùng này.
Hiện vẫn còn rất nhiều sự bất tin cẩn nhau, và tình trạng này sẽ gây khó khăn thêm nữa cho công cuộc phối hợp các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề an ninh ở Iraq. (BBC)