Hiện đang có những lý do vô cùng thuyết phục để các nhà đầu tư tránh bỏ tiền vào Iraq. An ninh còn lỏng lẻo. Qui chế điều hành đất nước chưa rõ ràng.

Cạnh đó cũng xuất hiện cáo buộc nói về chuyện nể mặt nhau trong phần dành hợp đồng tái thiết.

Chưa kể đến những thứ chưa nhìn trước được trong các yếu tố hình thành một chính phủ Iraq trong tương lai.

Và còn rất nhiền tin tức nói về các vụ phá họai cơ sở vật chất, hay sự chậm trễ trong việc khôi phục lại các dịch vụ cơ bản.

Cho đến nay có thể nói là lượng đầu tư tư nhân đổ vào Iraq còn rất nhỏ.

Một vài công ty đa quốc gia thậm chí còn ngần ngại trong việc điều nhân viên tới thị sát tình hình vì an ninh tại Iraq còn tồi tệ.

Ngay cả những trở ngại như vậy đi nữa, thì Iraq vẫn được coi là một trong những vùng đất có tiềm năng lâu dài về thương mại.

I

raq dưới con mắt các nhà kinh doanh, là một thị trường chưa được khai phá.

Iraq có trữ lượng dầu thô lớn thứ hai trên thế giới. Cộng thêm nước này có tương đối nhiều công nhân lành nghề.

Chưa kể tính hấp dẫn của các hợp đồng hàng tỷ đô la do các nước cấp viện, và các định chế tài chính quốc tế tài trợ để tái thiết Iraq.

Hơn thế nữa, nghe đâu chính phủ do Liên quân điều hành đang đưa ra đề nghị giảm thuế, hoặc cho các nhà đầu tư hưởng các quyền ưu đãi để nhằm thu hút đồng vốn của ngoại quốc.

Thuế đánh vào hàng hóa sẽ được định ra vào khoảng xấp xỉ 5 phần trăm, trong khi thuế doanh nghiệp chỉ vào khoảng 15 phần trăm.

Người ngoại quốc sẽ được phép điều hành các công ty cổ phần, những công ty không thuộc lĩnh vực dầu khí.

Một con số lớn các công ty tư nhân tham dự Diễn dàn đầu tư khu vực tư dành cho Iraq tại Madrid là đấu hiệu cho thấy quan tâm của khu vực này vào đầu tư tại Iraq là cao, dù cho có những quan ngại hàng ngày về an ninh (BBC)