Có thể thấy Liên Hiệp Quốc khá hiếm khi tỏ thái độ phản đối thẳng như lần này, đặc biệt là trước bản kế hoạch do một nước thành viên thế lực nhất.

Thế nhưng có thể nhận định mức độ quan ngại của Liên Hiệp Quốc trước tình hình Iraq đã khiến Tổng Thư Ký Kofi Annan và các nhân viên của ông quyết định đến lúc phải nói chuyện thẳng hơn.

Một quan chức cao cấp của Liên Hiệp Quốc nói thẳng là Hoa Kỳ cùng Liên hiệp quốc có quan điểm khác biệt trong chuyện làm thế nào để tái xây dựng Iraq một cách tốt nhất.

Ai sẽ lãnh đạo

Khác biệt cơ bản nhất là quan điề̉m ai sẽ giữ vai trò dẫn đường cho nền tảng chính trị tương lai ở Iraq.

Liên Hiệp Quốc có thể muốn kiểm soát không qua mối liên kết với lực lượng chiếm đóng. Một khác biệt khác nữa nằm ở vấn đề qui trình dân chủ.

Hoa Kỳ muốn có hiến pháp trước rồi mới bầu cử. Liên Hiệp Quốc thì nói trên quan điểm kinh nghiệm của họ là nên thiết lập một chính phủ lâm thời trước, trả lại tự chủ, rồi sau đó mới soạn thảo hiến pháp và tiếp theo là bầu cử, khi tình hình an ninh đã ổn định.

Trong đó vẫn có vai trò cho những cơ quan như chính quyền mà Hoa Kỳ đã thiết lập của ông Paul Bremer. Đó là quan điểm của Liên Hiệp Quốc, nhưng họ lại nói ông Paul Bremer có thể giữ vai trò Đại sứ Mỹ ở Iraq.

Những lời bình luận như vậy đã vén bức màn bấy lâu nay bao phủ trên sự khác biệt rõ ràng giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc.

Các nước thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ nhóm họp để thảo luận quanh bản nghị quyết, nhưng ngay từ bây giờ, một số nhà ngoại giao đã cảnh báo nếu Hoa Kỳ bị bức bách thì họ có thể quyết định tạm chấm dứt cuộc chơi với Liên Hiệp Quốc. (BBC)