Để có cái nhìn tổng quát về Giáo Hội Công giáo quan niệm như thế nào về hôn nhân, trong bài này chúng ta tìm hiểu qua những Tông huấn của Giáo Hội, đặc biệt là Tông huấn về gia đình của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày 22 tháng 7 năm 1982. 1
1- CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH CỦA THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
”Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài, giống như họa ảnh của Ngài (St 1,26-27). Khi vì yêu thương mà kêu gọi con người bước vào cuộc sống, Ngài cũng đồng thời mời gọi họ sống cho tình yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8) và nơi chính mình Ngài, Ngài đang sống mầu nhiệm hiệp thông yêu thương giữa các ngôi vị. Khi tạo dựng nhân tính của người nam và người nữ theo hình ảnh Ngài và liên lỉ bảo toàn cho nhân tính ấy được hiện hữu, Thiên Chúa ghi khắc vào đó ơn gọi cũng như cả khả năng và trách nhiệm tương ứng, mời gọi con người sống tình yêu và hiệp thông (MV 12). Tình yêu thương là ơn gọi căn bản và bẩm sinh của mọi con người. Bởi vì con người là một tinh thần nhập thể, nghĩa là một linh hồn biểu lộ trong một thân xác và là một thân xác được sinh động cho một tinh thần bất tử, nên nó được mời gọi sống yêu thương trong toàn thể tính thống nhất của nó. Tình yêu thương cũng bao gồm cả thân xác con người và thân xác được dự phần vào tình yêu thương của tinh thần” (Tông Huấn về Gia đình Công Giáo FC).
Như chúng ta đều biết, Thánh Kinh dạy:”Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình; Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27). Từ đoạn văn súc tích này, Tông Huấn về gia đình cho chúng ta thấy bốn điểm chính sau đây:
a- Con người là đỉnh cao của công cuộc Tạo dựng của Thiên Chúa trước toàn thể thụ tạo trong thế giới hữu hình. Con người được khai sinh từ lời mời gọi bước vào sự hiện hữu có nam có nữ; con người là vinh quang của toàn thể công trình tạo dựng; người nam và người nữ đều là những tác tạo, Cả Hai Đều Bình Đẳng Với Nhau, cả hai đều được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa. (MD 6).
b- Mỗi người là hình ảnh của Thiên Chúa xét như là thụ tạo có lý trí và tự do, có khả năng nhận biết và yêu mến Thiên Chúa. Chính vì được sáng tạo theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, nên Con Người Là Một Ngôi Vị (MD 7).
c- Bản chất của con người có Tính Xã Hội
- ”Do sự kiện người nam và người nữ đều là những ngôi vị con người; theo một nghĩa nào đó, điều này giúp cho cả hai luôn khám phá lại và xác nhận lại ý nghĩa toàn vẹn nhân tính của mình. Chúng ta có thể hiểu được dễ dàng rằng, trên bình diện căn bản này, đây là một sự ”Trợ Giúp” từ cả hai phía, đồng thời là sự trợ giúp hỗ tương cho nhau. Sống Làm Người Có Nghĩa Là Được Mời Gọi Sống Hiệp Thông Liên Ngôi Vị” (MD 7).
- ”Người nam và người nữ được mời gọi ngay từ đầu, không những sống bên cạnh nhau hay sống chung với nhau, nhưng còn được mời gọi để sống cho nhau, bổ túc cho nhau
1- CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH CỦA THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
”Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài, giống như họa ảnh của Ngài (St 1,26-27). Khi vì yêu thương mà kêu gọi con người bước vào cuộc sống, Ngài cũng đồng thời mời gọi họ sống cho tình yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8) và nơi chính mình Ngài, Ngài đang sống mầu nhiệm hiệp thông yêu thương giữa các ngôi vị. Khi tạo dựng nhân tính của người nam và người nữ theo hình ảnh Ngài và liên lỉ bảo toàn cho nhân tính ấy được hiện hữu, Thiên Chúa ghi khắc vào đó ơn gọi cũng như cả khả năng và trách nhiệm tương ứng, mời gọi con người sống tình yêu và hiệp thông (MV 12). Tình yêu thương là ơn gọi căn bản và bẩm sinh của mọi con người. Bởi vì con người là một tinh thần nhập thể, nghĩa là một linh hồn biểu lộ trong một thân xác và là một thân xác được sinh động cho một tinh thần bất tử, nên nó được mời gọi sống yêu thương trong toàn thể tính thống nhất của nó. Tình yêu thương cũng bao gồm cả thân xác con người và thân xác được dự phần vào tình yêu thương của tinh thần” (Tông Huấn về Gia đình Công Giáo FC).
Như chúng ta đều biết, Thánh Kinh dạy:”Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình; Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27). Từ đoạn văn súc tích này, Tông Huấn về gia đình cho chúng ta thấy bốn điểm chính sau đây:
a- Con người là đỉnh cao của công cuộc Tạo dựng của Thiên Chúa trước toàn thể thụ tạo trong thế giới hữu hình. Con người được khai sinh từ lời mời gọi bước vào sự hiện hữu có nam có nữ; con người là vinh quang của toàn thể công trình tạo dựng; người nam và người nữ đều là những tác tạo, Cả Hai Đều Bình Đẳng Với Nhau, cả hai đều được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa. (MD 6).
b- Mỗi người là hình ảnh của Thiên Chúa xét như là thụ tạo có lý trí và tự do, có khả năng nhận biết và yêu mến Thiên Chúa. Chính vì được sáng tạo theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, nên Con Người Là Một Ngôi Vị (MD 7).
c- Bản chất của con người có Tính Xã Hội
- ”Do sự kiện người nam và người nữ đều là những ngôi vị con người; theo một nghĩa nào đó, điều này giúp cho cả hai luôn khám phá lại và xác nhận lại ý nghĩa toàn vẹn nhân tính của mình. Chúng ta có thể hiểu được dễ dàng rằng, trên bình diện căn bản này, đây là một sự ”Trợ Giúp” từ cả hai phía, đồng thời là sự trợ giúp hỗ tương cho nhau. Sống Làm Người Có Nghĩa Là Được Mời Gọi Sống Hiệp Thông Liên Ngôi Vị” (MD 7).
- ”Người nam và người nữ được mời gọi ngay từ đầu, không những sống bên cạnh nhau hay sống chung với nhau, nhưng còn được mời gọi để sống cho nhau, bổ túc cho nhau