CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN – B
Khôn ngoan 1: 13-15; 2: 23-24; Tv 30; 2 Cr. 8: 7, 9, 13-15; Maccô 5: 21-43

Các trình thuật của thánh Máccô thường ngắn gọn, sinh động và có cảm giác vội vã. Đức Giêsu đang vội vã hoàn tất công việc rao giảng Tin mừng; trong khi các môn đệ thì chậm chạm theo sau Người. Nhưng câu chuyện hôm nay lại dài bất thường. Câu chuyện mang đặc trưng “chèn” hai câu chuyện thành một. Một câu chuyện bắt đầu và bị chen ngang bởi một câu chuyện khác; câu chuyện này kết thúc, trước khi thánh Máccô trở lại câu chuyện chính.

Kỹ thuật kết nối kiểu “chèn vào” của hai nhân vật khác nhau trong cùng một trình thuật sẽ tạo ra sự so sánh giữa hai nhân vật. Chúng ta bắt đầu bằng việc so sánh hai nhân vật trong câu chuyện, những điểm tương đồng và dị biệt của họ. Những người có quyền hành và sức mạnh đã không thể giúp cả hai con người này. Các bác sỹ không thể chữa căn bệnh của người đàn bà này, còn những người đồng sự trong hội đường với Giaia cũng chẳng thể giúp gì cho ông. Vậy họ làm gì? Họ chủ động tìm đến Đức Giêsu, nhưng theo những cách thức khác nhau.

Giaia là một người cha đã tuyệt vọng và, dù ông là trưởng hội đường, ông đã vất bỏ mọi nghi thức, chuẩn mực để chạy đến với Đức Giêsu, sấp mình dưới chân và “khẩn khoản nài xin Người”. Ta thấy uy danh của Đức Giêsu trước bạn hữu của ông và những trưởng hội đường khác! Hãy thử tưởng tượng xem một chức sắc tôn giáo khiêm nhường sấp mình trước một nhà giảng thuyết lưu động.

Nhưng rồi ông phải chờ. Chẳng phải quý vị ghét chờ đợi ư? Chẳng hạn khi xếp hàng chờ thanh toán tại quầy trong siêu thị hay tại hí trường; một đoạn đường kẹt dài sau đèn đỏ; chờ nước sôi trong khi đói cồn cào; hay phải điền toa thuốc tại quầy thuốc. Nhưng đó cũng chỉ là những bất tiện nho nhỏ, phải không?

Còn có một sự chờ đợi khác với đầy sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và vô vọng. Chờ đợi khi một người mình yêu thương đang phải phẫu thuật; chờ đợi đứa con đi đâu mãi khuya không về; chờ người lính trở về từ chiến trường. Đó là những chờ đợi rất bấp bênh. Chúng ta bắt tay vào làm tất cả những gì có thể để giải quyết những tình huống và khó khăn. Nhưng những hình thức chờ đợi trên hoàn toàn khác, chúng ta chẳng thể làm gì, chúng ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, vì thế chúng ta chẳng có chọn lựa nào ngoài chờ đợi và cầu nguyện cho một giải pháp tốt nhất.

Thánh Máccô quả là một người kể chuyện tài tình khi ngài chen câu chuyện này vào câu chuyện kia. Ngài xây dựng được kịch tính và sự háo hức và chúng ta phải chờ để khám phá ra kết quả. Nhưng Giaia không ở đó để mà thưởng thức một câu chuyện hay và ông đang phải chờ vì Đức Giêsu quay qua câu chuyện của người đàn bà. Giaia phải chờ. Thử nghĩ xem ông ta phải trải qua cảm giác này như thế nào. Ông đã phải chạy đến Đức Giêsu trong khi hết sức nguy kịch. Ông mô tả điều đó rất ngắn gọn và khẩn cấp: “Con bé nhà tôi gần chết rồi”. Ông ấy và cả bạn bè có thế lực của ông cũng chẳng thể làm gì được. Đức Giêsu chính là hy vọng cuối cùng của ông. Ông đề nghị thẳng thắn “Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”. Khi chúng ta đang cần gấp thì chẳng cần phải cầu nguyện với lời lẽ rườm rà. Đức Giêsu đáp lại tức thì “Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người”.

Đức Giêsu vội vã. Nhưng có lẽ đối với ông thì Đức Giêsu không có vẻ gì gấp gáp, vì Người dừng lại nói chuyện với người đàn bà bị băng huyết đã chạm vào Người và được lành bệnh. Chính việc bị chảy máu đã khiến bà bị xem như ô uế suốt cả 12 năm (Lv 15,25-30). Cộng với sự khổ sở này, bà còn bị loại khỏi gia đình, bạn bè và cả việc tham dự vào cộng đoàn cầu nguyện.

Đức Giêsu dừng lại nói chuyện với người đàn bà cho thấy Người xem nhu cầu của bà cũng quan trọng và khẩn thiết không kém nhu cầu của người lãnh đạo tôn giáo danh tiếng Giaia. Một lần nữa Đức Giêsu cho thấy những kẻ bị gạt ra bên lề cũng quan trọng trong sứ vụ và lời mời gọi vào Nước Chúa của Người.

Bối cảnh địa lý của câu chuyện cũng đưa ra một thông điệp tương tự. Đức Giêsu mới trở về từ “bên kia hồ”, xứ Dân Ngoại, nơi Người trừ các quỷ thuộc đạo binh Gherasa. Giờ Người trở lại phía tây, bờ biển của dân Dothái. Chi tiết địa lý này cho thấy rằng Đức Giêsu chữa bệnh ở cả hai “bờ”. Ơn lành của Người không thiên vị bên nào giữa Dothái và Dân Ngoại, giữa kẻ xa lạ và dân riêng của Người. Cả những người được tổ chức tôn giáo đón nhận hay những kẻ bị xem là “ngoài rìa” cũng đều được Đức Giêsu chữa lành và rộng ban ân sủng.

Chúng ta để cho Giaia chờ đợi và, trong những tình huống khủng hoảng, chờ đợi Thiên Chúa ra tay cứu giúp có thể là một thử thách nghiêm trọng. Khi chúng ta chờ đợi, như trong hoàn cảnh của con gái ông Giaia, thì sự việc từ xấu trở nên tồi tệ. Khi điều đó xảy ra thì đức tin của chúng ta dễ đổ vỡ. Chúng ta băn khoăn không biết liệu Thiên Chúa có hề yêu thương chúng ta chút nào; chúng ta nghi ngờ giá trị của chính mình; chúng ta cầu nguyện như thế đã thích hợp chưa; liệu chúng ta có đáng để Chúa quan tâm hay không,… Giaia có lẽ cũng đã có những tâm tình như thế, cộng thêm sự thất vọng, sợ hãi, tuyệt vọng và có thể còn tức giận nữa.

Đức Giêsu mời gọi ông Giaia tin vào quyền năng của Người. Tiếng gọi của thần chết gào thét trong thế giới chúng ta – nghèo đói, nghiện ngập, chiến tranh, chủng tộc, và cả cái chết nữa. Cả chúng ta lẫn Giáo hội không tự mình đối diện với chúng. Khi chúng ta đương đầu với bất kỳ hình thức nào của sự chết, chúng ta được mời gọi lắng nghe lời Đức Giêsu nói hôm nay “đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Và chúng ta làm như ông Giaia và các môn đệ là đi theo Đức Giêsu, thậm chí đến chính nơi của cái chết và “có lòng tin”. Đám đông khi nghe Đức Giêsu nói “đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy” thì họ chế nhạo Người. Liệu có môn đệ nào trong đám đông những người chế nhạo ấy hay không? Thậm chí ngay khi đối diện với một điều không thể, Đức Giêsu vẫn mời gọi chúng ta đừng nghe theo lời kẻ hoài nghi và luôn phủ nhận. Thay vì thế, Người khích lệ chúng ta hãy đừng sợ.

Đừng quên người đàn bà. Bà có lẽ đã một thời từng khỏe mạnh và có địa vị cao trong xã hội (5,26). Nhưng bà đã “tán gia bại sản”. Bà phải một mình giữa nơi công cộng, điều này hiếm xảy ra thời bấy giờ. Bà là người phụ nữ không được bảo vệ và dễ bị tấn công. Không có người đàn ông thân thích nào bảo vệ cho bà. Và, tình trạng còn bi đát hơn, khi bà được xem như kẻ bị ô uế. Vì tình trạng của bà, bất cứ ai chạm đến bà đều nhiễm và lây tình trạng ô uế như bà. Nhưng vì bà tuyệt vọng nên mới liều thế. Hay chính niềm tin đã khiến bà liều lĩnh.

Có hai cái chết trong câu chuyện này và chúng đều liên quan đến con số mười hai. Người đàn bà đã xem như chết về mặt xã hội đến mười hai năm, vì bị loại khỏi gia đình và cộng đồng của mình. Đứa trẻ mười hai tuổi đã chết thật. Đức Giêsu đã có thể làm cho cả hai sống lại và đưa họ tái nhập vào cộng đồng của gia đình và đức tin của họ.

Việc người đàn bà được chữa lành là do chính bà liều đi bước trước. Thêm vào đó, Đức Giêsu không chủ động làm gì, điều này được khẳng định qua lời Người nói với bà “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con”. Nhiều người đã xô đẩy và chen lấn Đức Giêsu nhưng cái chạm của người đàn bà này quả có khác; bà có lòng tin và đã hành động vì tin.

Lời Đức Giêsu nói với bà sau khi bà được chữa lành được nhấn mạnh, vì Người gọi bà “Này con”. Việc được chữa lành không chỉ khiến bà đón nhận vào trong cộng xã hội mà còn được trở nên thành viên trong gia đình của Đức Giêsu. Người đã quy tụ một gia đình mới cho chính Người, không dựa trên quan hệ huyết tộc, nhưng dựa trên niềm tin và việc thi hành ý Thiên Chúa (3,31-35). Chúng ta không biết người đàn bà này có người đàn ông nào là người thân hay không, nhưng nay bà được bảo vệ bởi một “người cha” mới là Đức Giêsu – Đấng đã gọi bà “Này con”. Chúng ta cũng là con trai con gái của Người khi chúng ta tin tưởng Người cho đủ “đừng sợ”
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


13th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Wisdom 1: 13-15; 2: 23-24; Psalm 30; 2 Cor. 8: 7, 9, 13-15; Mark 5: 21-43

Mark’s narratives are usually short, crisp and have a feeling of rush about them. Jesus is in a hurry to accomplish his task of announcing the good news; while his disciples lag behind. But today’s story is unusually long. The story is characteristic of Mark in its "sandwiching" two stories into one. One story begins and is interrupted by another; which is then completed, before Mark returns to the original.

Today’s "sandwich" technique links two diverse characters in one narrative and it naturally raises comparisons between the two. We begin by comparing the two characters in the story, their similarities and differences. Both were not able to be helped by those with power. The woman hadn’t been helped by doctors; Jairus’ religious colleagues couldn’t help him. So what do they do? They take the initiative and go to Jesus, but in different ways.

Jairus is a desperate parent and, though he was a synagogue official, he threw off all decorum, rushed to Jesus, fell at his feet and "pleaded earnestly with him." Well, there went Jairus’ reputation with his friends and the other important synagogue leaders! Imagine a religious dignitary humbling himself before an itinerant preacher.

But then he has to wait. Don’t you just hate to wait? Long cashier lines at the supermarket or movie theater; an extra long red light; water to boil when you’re hungry; a prescription to fill at the pharmacy. But those are only minor inconveniences, aren’t they?

There is another kind of waiting fraught with tension, anxiety, fear and helplessness. Waiting while a loved one undergoes surgery; for the results of a CAT scan; for a long overdue child to return late at night; for a soldier to return home from battle. These, and others like them, are forms of waiting that are pitched high. We like to attack difficult situations and problems to solve or bring them to resolution. But the above forms of waiting are completely different, we can’t do anything about them, they are out of our control, so we have no choice but to wait and pray for a happy resolution.

Mark is a wonderful storyteller as he inserts one story into another. He builds anticipation and drama and we wait to discover the outcome. But Jairus wasn’t there to appreciate a good story and he was being put on hold as Jesus addressed the woman. Jairus had to wait. Think what he must have been going through. He had rushed to Jesus in desperate need. He describes it succinctly, "My daughter is at the point of death." There’s nothing he or any other of his powerful friends can do. Jesus is his last hope. He makes a direct request, "Please come lay your hands on her that she may get well and live." When we are in need our prayers we don’t have to be fancy. Jesus responds immediately, "He went off with him and a large crowd followed him and pressed upon him."

Jairus was in a hurry. But it must’ve seemed to him that Jesus was not, because he stops to talk to the woman with hemorrhages (note the plural) who had touched him and was healed. Her flow of blood had made her ritually unclean for twelve (!) years (Lev 15:25-30). To her suffering was added the ostracization from her family, friends and the support of a praying community.

Jesus’ stop to address the woman shows he considered her and her need as important and as pressing as that of the prominent religious leader Jairus. Once again Jesus shows that the marginated have an important place in his ministry and his invitation to the reign of God.

The geography of the story suggests the same message. Jesus has just returned from the "other side" of the lake, Gentile country, where he expelled the evil spirits from the Gerasene demoniac. Now he is back on the western, Jewish shore. This geographic detail tells us that Jesus is healing on both "coasts." His blessing shows no partiality between Jew and Gentile, between those far off and his own people. Both those acceptable to the religious establishment and those considered "outsiders" fall under Jesus’ healing and grace-filled touch.

We left Jairus waiting and, in crisis situations, waiting for God to act can be a severe test of our faith. While we wait, as in the case of Jairus’ daughter, things can go from bad to worse. When that happens the cracks in our faith can show. We wonder if God loves us at all; we question our own worthiness; whether we are using the "proper prayers"; if we are worthy of God’s attention, etc. Jairus must have had some of those feelings, in addition to frustration, fear, desperation and maybe even a little anger as well.

Jesus invited Jairus to have faith in his power. The voices of death are powerful in our world – poverty, addictions, war, racism and death itself. Neither we, nor even the church, can face them on our own. When we are confronted by one or more of death’s guises we need to hear what Jesus says to us today, "Do not be afraid, just have faith." Then we do, what Jairus and the other disciples did, follow Jesus, even to the place of death itself and, "have faith." The crowd who heard Jesus say, "The child is not dead but asleep," ridiculed him. Were some of his disciples part of that ridiculing crowd? Even in the face of the impossible, Jesus urges us not to listen to the voices of cynics and naysayers. Instead, he encourages us not to be afraid.

Let’s not forget the woman. She must have had some wealth at one time and a higher status (5:26). But she has "spent all she had." She is in public by herself, something rare in the culture of the day. She was an unprotected and vulnerable female in a crowd. There is no male relative present to protect her. And, to make matters worse, she is ritually unclean. Because of her condition if anyone had touched her they would have become infected and made as ritually unclean as she was But she is desperate, maybe that’s why she risks so much. Or, perhaps, her faith makes her take such bold steps.

There were two deaths in this story and they are linked by the number twelve. For twelve years the woman was socially dead, an outcast of the community and any family she had. The child was twelve years old and was actually dead. Jesus was able to bring them both back to life and reincorporate them into their community of family and faith.

The woman’s healing takes place as a result of her own initiative. In addition, Jesus plays no active part in it, which underlines what he tells her, "Daughter, your faith has saved you." Lots of people must have been bumping into Jesus and brushing up against him. But this woman’s presence and touch were different; she had faith and she acted on it.

Jesus’ words to the woman after her healing must have been reassuring, for he calls her, "Daughter." Not only has her healing made her acceptable to reputable society, but she’s also a member of Jesus’ family. He was gathering a new family to himself, not based on blood, but on having faith and doing God’s will (3:31-35). We don’t know if the woman had any male relatives, but now she is under the protection of a new "father," Jesus – who calls her "Daughter." We too are his sons and daughters when we trust him enough "not to be afraid."