Số phận của thành tích lớn nhất của Tổng thống Obama sẽ được Tòa Án Tối Cao Pháp quyết định vào những ngày sắp tới, người ta đang lo lắng phải chăng đây là khởi đầu của một cuộc chiến chính trị, một cuộc chiến mà cả hai bên Dân Chủ và Cộng Hòa đều chưa có kế họach an tòan để đương đầu.

Bộ luật Cải Tổ Y Tế vẫn là một bộ luật 'mất lòng dân' nhất từ trứơc đến nay. Theo cuộc thăm dò của hãng AP vào giữa tháng 6 thì 47% người Mỹ nói rằng họ phản đối Đạo luật so với 33% hỗ trợ. Hãng AP cũng cho biết mức hỗ trợ đã chưa bao giờ lên được trên 45% trong hơn hai năm qua kể từ khi bộ luật được thông qua. Nhắc lại vào tháng hai, một cuộc thăm dò của viện Gallup cũng cho thấy hầu hết những người Mỹ có bảo hiểm đều nói rằng bộ luật đã làm cho tình trạng chăm sóc sức khỏe của họ tồi tệ hơn chứ không tốt hơn.

Dù thế, hình như dân Mỹ cũng không hài lòng nếu Tòa Án Tối Cao đưa ra một phán quyết bác bỏ tòan bộ đạo luật. Cuộc thăm dò mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 48% người Mỹ tỏ ý sẽ không vui, chỉ có 44% cho biết họ sẽ hạnh phúc.

Nhưng nếu Tòa giữ lại tòan bộ đạo luât thì sao? 51% người Mỹ nói rằng họ sẽ rất buồn.

Ảnh hưởng tới Tòa Án:

Như vậy, cơ quan chịu ảnh hưởng lập tức từ phán quyết này lại chính là Tối Cao Pháp Viện. Danh tiếng của Tòa Án, dù phán quyết cho bên nào đi nữa, cũng sẽ bị đem ra mổ xẻ.

Giáo sư luật Randy Barnett của viện Đại học Georgetown, người đã giúp 'Liên đoàn Quốc gia của những nhà Kinh Doanh Độc Lập' đứng đơn kiện bộ luật, cho biết "Vì bộ luật đã không được lòng dân cho nên đây là một cơ hội cho Tòa Án đánh giá một cách công bằng dựa trên những tiêu chỉ của Hiến Pháp. .. chứ không vì áp lực phản ứng của dân chúng. " Ông cho rằng, "Các thẩm phán có thể quyết định trường hợp này dựa trên giá trị của nó - họ sẽ không phải lo lắng rằng tính hợp pháp của tòa án sẽ bị suy yếu nếu họ quyết định bãi bỏ điều khỏan 'sứ vụ cá nhân' (individual mandate) của bộ luật. "

Nhưng luật sư Neal Katyal, là 'quyền ủy viên chính phủ' (luật sư tạm thời của chính phủ) của chính quyền Obama có phận sự bảo vệ bộ luật trứơc các tòa án kháng cáo liên bang, lập luận rằng ngành Tư Pháp phải biết tự kiềm chế - Tòa án tối cao không do dân bầu thì không nên giành quyền quyết định dân chủ của nhân dân."

Về mặt chính trị, những gì sẻ xảy ra và hậu quả ra sao?

Kịch bản 1, Bộ Luật bị bãi bỏ:

Kịch bản 1 diễn ra nếu Tòa Án phán quyết rằng điều khỏan về 'sứ vụ' (mandate) (sự ủy quyền của Quốc Hội cho Chính Phủ để thực hiện việc mọi người có bổn phận phải mua bảo hiểm) là vi hiến và vì Bộ Luật không thể thực hiện được nếu lọai bỏ điều khỏan này cho nên Bộ Luật sẽ vô hiệu.

Theo cuộc thăm dò của Associated Press - GfK trong tháng 6, tuy chỉ có một phần ba dân chúng ủng hộ bộ luật hiện hành, nhưng có một sự ủng hộ áp đảo trong cả hai phe ủng hộ và chống đối muốn rằng Quốc hội và tổng thống phải tìm ra một phương thuốc mới nếu Tòa Án bãi bỏ bộ luật.

Quốc hội sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ viết ra một luật thay thế, sẽ lại có những tranh cãi nóng bỏng và lâu dài để tìm đủ túc số cho mỗi tiết mục 'được lòng dân' như việc hãng bảo hiểm không được từ chối những người có bệnh từ trước v.v.

Obama và đảng Dân chủ sẽ gọi phán quyết của Tòa Án là một "hành vi cổ động" (activist) của phe bảo thủ tại Tòa Án nhằm tước đi những lợi ích mà phần lớn người dân Mỹ đang hỗ trợ, chẳng hạn như điều khỏan đòi hỏi các công ty phải cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho mọi người bất kể tình trạng sức khỏe của họ, hoặc điều khỏan phải kéo dài bảo hiểm cho con cái cho tới tuổi 26.

Obama sẽ đổ lỗi cho Romney, phe Cộng hòa tại Quốc Hội và những thẩm phán bảo thủ của Tòa Án là đã phủ nhận lợi ích sức khỏe cho hàng triệu người ở Hoa Kỳ.



Ngược lại Romney có thể tuyên bố chiến thắng về việc ông đã khẳng định rằng chính phủ đi quá xa.

Romney đã nhấn mạnh việc cam kết sẽ bãi bỏ bộ luật. Ông đã phát hành một quảng cáo trên truyền hình nhấn mạnh rằng việc loại bỏ của bộ luật cải tổ Y Tế là ưu tiên hàng đầu trong 100 ngày đầu tiên của chính quyền của ông.

"Day One (Ngay ngày thứ nhất), Tổng thống Romney sẽ khởi sự bãi bỏ luật Obamacare và tấn công vào tình trạng thâm hụt ngân sách", theo lời diễn viên trong quảng cáo đang phát hình tại các Tiểu Bang Virginia, North Carolina và Iowa.

Kịch bản 2, chỉ có 'sứ vụ cá nhân' (individual mandate) bị bãi bỏ:

Kịch bản 2 diễn ra nếu Tòa Án tuyên bố rằng điều khỏan về 'sứ vụ' là vi hiến, nhưng lại quyết định rằng điều khoản đó có thể tách rời ra khỏi phần còn lại của bộ luật, do đó các diều khỏan khác vẫn còn hiệu lực: ví dụ như các khỏan tín dụng thuế ban cho những người có thu thập thấp để họ có thể mua bảo hiểm, và thị trường bảo hiểm do nhà nước thành lập còn gọi tắt là "exchanges" (thị trường.)

Đây sẽ là một cơn ác mộng cho cả hai phe. Tất cà các nhóm (bạn của Tòa Án) đã đạo đạt ý kiến trước ngày xử, đều cho rằng nếu các thẩm phán loại bỏ điều khỏan 'sứ vụ' thì hậu quả sẽ lây lan qua những điều khỏan khác, ví dụ trong thị trường bảo hiểm, việc các công ty bảo hiểm không được từ chối những người 'có bệnh với chi phí cao' sẽ không thể thực hiện được.

 Bà giáo sư Sheila Burke, cựu giám đốc phòng nhân viên của cựu Thượng Nghị sỹ lãnh đạo khối Đa số Bob Dole, hiện đang giảng dạy môn chính quyền tại Đại học Harvard Kennedy School cho biết "Môi trường tranh biện. .. sẽ bị đầu độc" khi mà không một thành viên nào của quốc hội của cả hai bên, có thể thể 'vẽ lại' vị trí đường lối cứng rắn mà họ đã vẽ ra.

Chris Jennings, một nhà tư vấn về y tế dưới thời Bill Clinton và là một phụ tá tại Thương Viện cho Đảng Dân Chủ, cho rằng "Những gì mà Tòa Án còn để lại (không bãi bỏ đi) thì sẽ rất khó sửa chữa," sở dĩ vậy là vì tình trạng Quốc Hội đang quá 'đảng phái' (partisan) và hơn nữa còn quá nhiều cấp bách cần phải giải quyết ngay như món nợ quốc gia, sự thâm hụt ngân qũy và nhu cầu phải cải tổ thuế vụ.

Jennings nói rằng về mặt chính trị "là hầu như không thể " sửa chữa phần còn lại của bộ luật vì sự đồng thuận của quốc hội sẽ không tồn tại.

"Thành thật mà nói, không ai biết điều gì sẽ xảy ra" là lời của chuyên viên tài chánh chuyên về y tế là Larry Levitt, một cựu quan chức trong chính quyền Clinton, đang làm việc cho Kaiser Family Foundation. "Chúng tôi chưa từng có một kinh nghiệm như thế này bao giờ."

Quốc hội có thể phản ứng bằng cách đánh thêm thuế, Levitt nói, các khoản thu mới sẽ được sử dụng để trợ cấp bảo hiểm y tế cho những người có điều kiện y tế khó khăn. "Đây sẽ là, tôi nghĩ rằng, cách tiếp cận đơn giản và sạch sẽ nhất", Levitt nói. Nhưng hồi năm 2010, Quốc hội với đa số Dân chủ đã tránh gọi điều khỏan 'sứ vụ' là một 'thuế' và do đó sẽ không chắc chắn Quốc hội sẽ có đủ túc số trong Hạ viện để thông qua một khoản thuế như vậy trong năm 2013, ngay cả khi Đảng Dân chủ giành lại được đa số.

Kịch bản 3, tòan thể bộ luật được duy trì:

Đây là kết quả mà nhiều luật sư Dân chủ đang mong đợi. Nếu điều này xảy ra, thì các đối thủ của bộ luật "sẽ có một động cơ để chiến đấu chống lại tất cả các điểm của 'sứ vụ' từng điểm một", bà giáo sư Sheila Burke nói. "Bạn có thể tưởng tượng nguy cơ cao nhất có thể là sứ vụ cá nhân, rồi sứ vụ của chủ nhân, và việc mở rộng Medicaid. .. Có một danh sách dài bạn không thể tưởng tượng nổi mà từng dân biểu nghị sỹ của (Quốc hội) sẽ cố gắng theo đuổi. Họ sẽ mổ xẻ ra từng phần một - từ bên trái và bên phải - để cố gắng thay đổi tại chỗ những điểm nhỏ nhặt nhất. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể giả định rằng mọi người sẽ đơn giản nói 'Tòa án đã quyết định rồi, vậy thì hãy làm việc khác đi (let's move on).' Tôi nghĩ cuộc chiến sẽ tiếp tục. "

Một thách thức trong việc thực hiện bộ luật, nếu nó được duy trì, là mở rộng Medicaid, số người hưởng lợi ích này có thể thêm lên 17 triệu. Bà bác sỹ Gail Wilensky, cố vấn Y Tế của cựu Tổng thống George HW Bush, cho biết số người mới này tập trung cao ở các tiểu bang miền Nam. Ví dụ, Louisiana sẽ có 37% dân số dùng Medicaid. Bà tự hỏi "Làm thế nào chúng ta có thể cung cấp dịch vụ cho tất cả những người này?" Một số tiểu bang sẽ "bị 'quá tải' vì những người thụ hưởng Medicaid mới."

Nhưng nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2012 và kiểm soát Thượng viện, thì một số các quy định của bộ luật, chẳng hạn như việc mở rộng Medicaid có thể bị đảo ngược bằng một thủ tục hòa giải Thượng viện mà đảng Dân chủ đã sử dụng để ban hành chúng.

Mark McClellan, cựu giám đốc Medicare và Medicaid dưới thời Tổng thống George W. Bush, nói rằng nếu bộ luật được duy trì, thì sự 'mất lòng dân' của 'sứ vụ cá nhân' có thể bắt Quốc hội phải xem xét lại các hình phạt vì không mua bảo hiểm, hoặc có thể tìm ra những cách tiếp cận khác để thúc đẩy những người mạnh khỏe trẻ mua bảo hiểm, chẳng hạn như lệ phí bảo hiểm sẽ thấp hơn cho những người đăng ký bảo hiễm khi còn trẻ và cao hơn cho những người chờ đợi để mua bảo hiểm sau này.

Vế mặt chính trị, Obama sẽ hiên ngang hơn vì sự thành tựu lập pháp của của mình.

Romney sẽ phải đưa ra một mục tiêu cụ thể cho lời cam kết hủy bỏ nó của ông.

Bãi bỏ Obamacare sẽ là một điệp khúc ngày càng trở nên ồn ào hơn, chiến dịch của Romney sẽ nhấn mạnh về một chiến thắng của Romney là cơ hội tốt nhất để dỡ bỏ một đạo luật không đắc nhân tâm đối với hàng triệu người.