Người Mỷ La Tinh, gọi là Hispanics hay Spanish, quan trọng ở chỗ họ chiếm một tỷ lệ cao ở ba tiểu bang 'giới tuyến' là Florida (22.5%), Colorado (20.7%.) và New Mexico (46.3%).
Tại sao chúng ta không kể California (37.6%) và Texas (37.6%) ? Xin thưa California đã là một tiểu bang 'ăn chắc' của Dân Chủ rồi, Texas cũng vậy, Cộng Hòa đang áp đảo ở đây.
Cho nên việc tranh thủ lá phiếu hispanics ở Florida, Colorado và New Mexico sẽ quyết định thắng thua.
Thế cờ tháng 6:
Hãy nhìn vào biểu đồ tháng 6, hầu như các con bài đã được quyết định gần hết, người ta thấy Romney dành được khá nhiều phiếu 'ăn chắc' trong hai tháng 5 và 6 vừa qua, gần đuổi kịp Obama (190/195).
3 tiểu bang 'thiên về một đảng' thì hầu như cũng đả 'định'. Michigan cầm chắc sẽ theo Obama vì các gói 'kích cầu'giúp các hảng xe hơi gượng dậy, phục hồi nhiều công ăn việc làm cho giới công nhân nghiệp đòan.
North Carolina sẽ bầu cho Cộng Hòa vì hậu quả cuả bài tóan sai lầm 'hôn nhân đồng tính' của Obama, đã bàn trước đây.
New Mexico thường bầu cho Cộng Hòa nhưng trong những năm qua số hispanics ồ ạt di cư tới đây đã làm cho cán cân nghiêng về phía Dân Chủ. NM chỉ có 5 phiếu cử tri đòan, cả hai phe chưa 'thèm' vận động ở đây.
Nhìn tới các tiểu bang 'lưng chừng' (tossup), người ta nghĩ rằng Virginia sẽ nghiêng về Dân Chủ vì có nhiều hãng thầu cho chính phủ đang được hưởng lợi từ các chương trình công cộng. Chủ trương giảm chi và giảm công chức của Romney sẽ không ăn khách.
Pennsylvania tuy rất 'bảo thủ', nhưng với sự tăng trưởng của hai thành phố Philadelphia và Pittsburg, dân da màu đã kéo tới ồ ạt tạo ra một đại đa số nghèo sống dựa vào welfare, và vì thế Romney khó lòng thắng được.
Tóm lại chỉ còn Ohio, Florida và Colorado là những con bài của Romney.
Nếu Romney thắng Florida và Colorado, ông ta sẽ có 270 phiếu, nếu thắng Florida và Ohio, sẽ được 278 phiếu. Bàn cờ sẽ kết thúc.
Nước bài Di Dân:
Cho nên con đường duy nhất của Obama là phải giữ Florida và Colorado bằng mọi gía. Chiêu bài Di Dân có lợi cho người hispanics phải được xử dụng.
Nghĩ lại, có lẽ trong các 'sáng kiến' của Obama, chỉ có chiêu bài di dân là hiểu được. Vấn đề Di Dân (DREAM Act) được cả hai đảng hậu thuẫn và Hội Đồng Công Giáo Mỹ đã kêu gọi từ nhiều năm qua, nhưng chưa bao giờ đạt đủ túc số ở Quốc Hội, nó cần được thúc đẩy mạnh hơn. Tuy biện pháp của Obama chỉ là một bước nhỏ và mô phỏng theo dự thảo của thượng nghị sỹ Cộng Hòa Marco Rubio của Florida, nhưng là một bước bạo dạn. Ngay ngày tứ Sáu tuần qua khi Obama tuyên bố chính sách không thi hành việc 'đuổi về' những người nhập cư lậu nếu họ đã vào Mỹ lúc còn bé, thì Hội Đồng Giám Mục Công Giáo HK liền lên tiếng ca ngợi và những hiệp hội hispanics đồng lọat hoan nghênh quyết định 'nhân đạo' đó.
Romney tố cáo đó chỉ là một xảo thuật để kiếm phiếu, rằng tổng thống đã không làm gì cho người hispanics trong 2 năm đầu khi ông có cơ hội là đảng Dân Chủ đang kiểm sóat lưỡng viện quốc hội, Romney từ chối không thảo luận liệu ông ta có thu hồi lệnh này hay không nếu thắng cử, chỉ nói rằng ông ta sẽ giải quyết nó một cách trọn vẹn hơn ngay trong năm đầu tiên. Một số dân biểu Cộng Hòa cho rằng tổng thống đã vựơt quyền Quốc Hội và vi phạm hiến pháp nhưng không có ai đưa ra kiến nghị điều tra.
Thực ra 'sáng kiến' của Obama cũng chẳng phải là một 'sáng kiến' độc đáo gì, nó chỉ vay mượn các ý kiến sẵn có của nhiều người trong đó có TNS Marco Rubio là một nhân vật sáng giá đang lên của đảng Cộng Hòa. Thay vì sử dụng diễn đàn Quốc Hội để thay đổi một luật lệ, một phương thế mà Obama khó làm được trong lúc Cộng Hòa kiểm sóat Hạ Viện, ông ta đã lựa chọn việc không thi hành một luật lệ.
Năm ngóai ông cũng làm như vậy với bộ luật 'bảo vệ hôn nhân', ông không chi tiền để thuê luật sư bảo vệ bộ luật đó nữa. Có vẻ như chính phủ của ông sẽ chỉ thi hành một luật lệ nào đó mà họ thích. Đây là một tiền lệ quái gở, nó làm suy yếu nguyên tắc cai trị của Quốc Gia vì bất chấp cán cân quyền lực giữa 3 ngành Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp.
Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, một chính phủ sẽ ngưng không bảo vệ Tự Do Báo Chí chỉ vì Báo Chí không còn hạp với chính phủ?
Nhưng tạm thời, cơn sốt 'tình cảm' của quần chúng thì khó cưỡng lại được. Những cuộc thăm dò vài ngày qua cho thấy tỷ số ủng hộ của người hispanics tăng đáng kể, tuần trước tỷ số ủng hộ là 52 cho Obama so với Romney chỉ có 32, tuần này, tỷ số tăng lên thành 62-32. Phe Cộng Hòa tỏ ra lúng túng trước bước tiến này.
Dĩ nhiên những con số thăm dò còn thay đổi với thời gian và với những biến cố mới. Và dĩ nhiên ảnh hưởng của nó chỉ liên hệ đến 2 tiểu bang Florida và Colorado là những vùng 'lưng chừng' có đông dân hispanics.
Nhưng lọai dân hispanics ở Florida thì khác với lọai dân ở Colorado. Florida đa phần là người Cuba hoặc người Puerto Rico. Người Cuba có cảm tình với Cộng Hòa còn người Puerto Rico từng là công dân của thuộc địa Mỹ, họ không di dân lậu.
Cho nên sáng kiến của Obama, tuy 'đao to búa lớn,' nhưng chỉ có ảnh hưởng ở Colorado.
Thế cờ mới cuả Romney?
Nếu Romney đi ván bài này thì cuộc diện sẽ thật hấp dẫn. Ông có thể sẽ kéo Florida về phe mình nhưng ông vẫn có thể mất Colorado vì phiếu của nữ giới. Cho nên mọi con mắt đều đổ dồn về Ohio.
Ohio, một tiểu bang rất 'bảo thủ' nhưng đang 'nổi giận' với đảng Cộng Hòa vì những luật lệ 'chống nghiệp đòan' của vị thống đốc. Sự 'nổi giận' này sẽ kéo dài bao lâu thì còn tùy, ở bên Wisconsin vừa rồi, nhờ những cải tiến kinh tế do một bộ luật tương tự mang lại, người dân đã đánh bại nỗ lực 'cách chức' (recall) vị thống đốc Cộng Hòa ở đó.
Mặt trận Ohio sôi động hẳn lên. Tuần trước, hai phe tranh cử bám sát nhau từng bước một, mỗi bên chi trên 1.3 triệu đô trong tuần cho các chiến dịch quảng cáo. Cả hai ứng viên xuất hiện tại Ohio cách nhau chỉ có vài phút. Obama tới thăm Ohio lần thứ 22 trong một buổi mít tinh tại Cleveland, Romney tới Ohio như là một ứng viên chính thức của Cộng Hòa lần thứ nhất, tại Cincinati.
Cả hai bàn về kinh tế. Obama tố cáo Romney từng là một doanh gia xảo trá, Romney thì tấn công các 'thành quả' kinh tế bị 'xì hơi' của Obama và phê bình những lời hứa xuông của tổng thống như là những lời nói "rẻ tiền" ("cheap" words.)
Để 'chạy trốn' khỏi vấn đề kinh tế nhức nhối này, không rõ Obama sẽ có thêm những 'sáng kiến' mới mẻ nào nữa không?
...Mùa Bầu Cử Mỹ còn dài, còn chưa chính thức bắt đầu nữa kìa.