Ngày 21 tháng 5 vừa qua, 43 giáo phận và tổ chức Công giáo khắp nước đã đồng loạt nộp đơn kiện chính phủ liên bang vi phạm tự do tôn giáo.
Đại học Notre Dame và Đại Học Catholic University of America là những nguyên đơn trong các vụ kiện, các vị viện trưởng đã ra thông cáo hoặc viết bài giải bày lý do vi phạm của chính phủ. Kỳ trước chúng tôi đã đăng bản dịch thông cáo của viện trưởng Đại Học Notre Dame, cha John Jenkins, dòng Tên, sau đây là bản dịch bài viết của ông viện trưởng Catholic University of America:
Theo định nghĩa của chính quyền Obama: Thế nào mới là Công Giáo
John Garvey*
Những người chống đối sắc lệnh mới, qui định nhiệm vụ bảo hiểm tránh thai của bộ Y tế, đã đóng khung các cuộc tranh cãi trong phạm vi của một cuộc chiến về tự do tôn giáo. Và do đó, chúng ta sẽ bàn về ý nghĩa của vấn đề này. Người Công Giáo phản đối vì các quy luật bắt buộc họ phải hổ trợ các hoạt động triệt sản, phá thai và tránh thai mà họ xem là vô đạo đức. Nó giống như bắt các giáo hữu phái Nhân Chứng Giê-hô-va phải chào cờ, người Quakers phải tham chiến, hoặc người Do Thái phải ăn thịt heo. Đó là lý do tại sao viện Đại học Catholic University of America, mà tôi là viện trưởng, cùng tham gia với 42 nguyên đơn khác trong tuần vừa qua để nộp đơn kiện Bộ Y tế.
Nhưng tôi muốn tập trung vào một khía cạnh khác của sự việc, dựa vào một nguyên tắc khác của hiến pháp để những người phản đối vụ kiện của chúng tôi có thể nhìn thấy sự hợp tình hợp lý hơn: đó là vấn đề cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước.
Lần đầu tiên khi Tòa án tối cao xem xét về vấn đề này, trong vụ Everson v. Board of Education liên hệ đến việc tài trợ cho các trường học của các xứ đạo vào năm 1947, Tòa Án đã qui định sự cách biệt bằng cách trích dẫn lá thư năm 1802 của Thomas Jefferson gửi cho các giáo hữu Baptists ở Danbury, Connecticut: "Tôi hết lòng tôn kính sự việc đã được thực thi qua hành động của toàn thể người dân Mỹ khi tuyên bố rằng cơ quan lập pháp của họ không nên đưa ra một pháp luật nào để tôn vinh một tôn giáo, hoặc để ngăn cấm việc thực hành tự do của một tôn giáo, do đó xây dựng nên một bức tường cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước. "
Jefferson thừa hưởng gia tài trí tuệ của thời kỳ Khai Sáng trong lịch sử, mang nhiều nghi kỵ với các tổ chức tôn giáo. Ông tin rằng những nỗ lực thiết lập một tôn giáo quốc gia sẽ đưa đến khủng bố và nội chiến.
Nhưng lý lẽ đó không phải là một tư tưởng độc đáo đến từ Jefferson. Ông Roger Williams, dựa vào các nguyên tắc khoan dung tôn giáo mà sáng lập ra thuộc địa (nay là tiểu bang) Rhode Island, đã sử dụng cùng một lý lẽ vào năm 1644. Lịch sử cho thấy ông đã viết rằng, khi các nhà Thờ "mở ra một lỗ hổng qua hàng rào hoặc bức tường ngăn cách khu vườn của nhà Thờ và thế giới hoang dã bên ngòai, thì Đức Chúa Trời đã phá bỏ bức tường.. . và làm cho khu vườn trở thành hoang dã. "
Chủ trương cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước của ông Williams dựa trên một lý do khác hẳn với ôngJefferson. Jefferson nghĩ rằng tôn giáo là xấu cho chính phủ. Williams nghĩ rằng pha trộn việc của nhà Thờ và nhà Nước thì xấu cho nhà Thờ.
Nhưng cả hai quan điểm lại đưa đến cho chúng ta những kết quả tương đồng. Cả hai đều cảnh báo chống lại sự dùng thuế cho nhà Thờ và chống lại những lời cầu nguyện sáng tác bởi các hội đồng nhà trường công cộng. Tuy nhiên, lý lẽ thần học của Williams có vẻ có ảnh hưởng nhiều hơn là các lý lẽ chính trị của Jefferson trong việc thông qua Tu Chánh Án Thứ Nhất.
Tôi nghĩ rằng việc thiếu nhận thức về điều này đã tạo ra những khía cạnh thiếu xót của sắc lệnh - Không phải sắc lệnh là thiếu xót nhưng sự miễn trừ liên hệ đến "người sử dụng lao động tôn giáo" thì thiếu xót. Sắc lệnh đã định nghĩa 'từ' đó có nghĩa là một tổ chức tồn tại để khắc sâu các giá trị tôn giáo, được miễn khai thuế và chủ yếu sử dụng và phục vụ những người chia sẻ giáo lý của tôn giáo đó.
Đó là một cái nhìn khá hẹp về tôn giáo. Nó không bao gồm các dịch vụ xã hội, tổ chức từ thiện, bệnh viện và Đại học Công giáo. Nó không bao gồm các nữ tu Little Sisters of the Poor (tiểu muội của người nghèo,) đang chăm sóc cho những người già yếu của mọi tín ngưỡng, và các trường trung học Công giáo Cristo Rey, nhận học sinh của tất cả các tôn giáo. Các tổ chức này thực hiện những gì người Công giáo gọi là "Thương Xác Bẩy Mối" - chăm sóc người nghèo đói, bệnh tật, vô gia cư và rao giảng Tin Mừng không chỉ cho những thành viên đã được rửa tội, nhưng "cho muôn dân", theo Tin Mừng.
Những nhóm dịch vụ tôn giáo đó không nằm trong qui luật được miễn trừ - và lại có rất nhiều - đều phải tuân theo các quy định của chính phủ trên các công việc nội bộ của họ. Điều này có thể không làm phiền Jefferson. Nhưng tôi sợ rằng ông Williams có thể nói rằng nó vi phạm sự cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước, rằng chính phủ đã "phá vỡ bức tường.. . và biến khu vườn của Thiên Chúa thành một nơi hoang dã. "
Tôi lo ngại mà thấy rằng cách tiếp cận xâm lấn vào các tổ chức tôn giáo đã trở nên quá phổ biến. Gần đây, trong vụ kiện 'Hosanna-Tabor Evangelical Lutheran Church and School v. Equal Employment Opportunity Commission', Tòa án Tối cao đã xem xét liệu chính phủ có thể đưa ra những quy định về việc sa thải một giáo viên tôn giáo không. Nhắc lại, một giáo viên đã đệ đơn yêu cầu bồi thường tàn tật, và đã bị sa thải vì khởi kiện một nhà trường Lutheran thay vì nhận hòa giải ngòai tòa án. Phía Chính phủ đã lập luận rằng, đây là một vấn đề nhân viên việc làm, cho nên chính phủ không cần phải có sự tôn kính đặc biệt nào đối với các tổ chức tôn giáo. Tòa án đã nhất trí cho rằng quan điễm của chính phủ là "quá quắt" ("remarkable") và là một hành động vi hiến.
Trong hai trường hợp khác gần đây hơn, ban giám đốc của sở lao động đã quyết đóan rằng các trường Manhattan College ở Riverdale, N.Y., và St. Xavier University ở Chicago không hội đủ tiêu chỉ là trường Công giáo để hưởng các đặc miễn theo luật lao động quốc gia, trong đó có những quy định về việc thương lượng tập thể. Họ nhấn mạnh rằng các trường cao đẳng ấy đã không bắt sinh viên tham dự Thánh lễ và không "tuyên truyền" hoặc "cải đạo". Thay vào đó, nhà trường đã thực thi đủ các chỉ tiêu về tự do học thuật. Nhà trường còn thuê giảng viên không Công Giáo, và Hội đồng quản trị phần đông là giáo dân.
Hãy chú ý đền những điểm tương đồng của Bộ Y tế khi họ quyết định thế nào là Công Giáo. Một đại học Công Giáo thực thụ sẽ là một cơ sở hướng nội. Nhà trường sẽ tuyên truyền cho các giá trị tôn giáo và kiểm duyệt những quan điểm trái ngược. Nhà trường sẽ chỉ thuê người Công giáo mà thôi, không thuê người khác tôn giáo. Hội đồng quản trị phải được giới giáo sĩ thống trị. Nhà trường chỉ nhận học sinh Công giáo mà thôi, không nhận người ngòai.
Một mô hình ló dạng xuyên qua các trường hợp kể trên. Đó là Chính phủ đã sẵn sàng để qui định các họat động của các giáo hội làm sao cho phù hợp với ý thích của chính phủ. Chính phủ thực hiện điều này bằng cách làm giảm định nghĩa tôn giáo xuống thấp, để chỉ có các tổ chức 'rõ ràng nổi bật' mới được hưởng miễn trừ. Những tổ chức còn lại, trên bình diện pháp luật, thì không khác với những hội Jaycees (JC: hội phát triển tài năng thương mại cho thanh thiếu niên) hoặc Câu lạc bộ Elks (hội thể thao và từ thiện của nam giới.) Chúng tôi có thể nói rằng bức tường ngăn cách vẫn còn đó, nhưng chính phủ đã thu hẹp nó quá nhỏ đến nỗi nó chỉ bao quanh không gì hơn là một luống hoa.
Ông Roger Williams mà thấy tình huống này thì sẽ đau buồn xiết bao.
*Ông John Garvey là viện trưởng của Đại học Công giáo Catholic University of America, từng là khoa trưởng Trường Luật của Đại học Boston. Ông là đồng tác giả của cuốn sách "Tôn giáo và Hiến pháp."
Đại học Notre Dame và Đại Học Catholic University of America là những nguyên đơn trong các vụ kiện, các vị viện trưởng đã ra thông cáo hoặc viết bài giải bày lý do vi phạm của chính phủ. Kỳ trước chúng tôi đã đăng bản dịch thông cáo của viện trưởng Đại Học Notre Dame, cha John Jenkins, dòng Tên, sau đây là bản dịch bài viết của ông viện trưởng Catholic University of America:
Theo định nghĩa của chính quyền Obama: Thế nào mới là Công Giáo
John Garvey*
Nhưng tôi muốn tập trung vào một khía cạnh khác của sự việc, dựa vào một nguyên tắc khác của hiến pháp để những người phản đối vụ kiện của chúng tôi có thể nhìn thấy sự hợp tình hợp lý hơn: đó là vấn đề cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước.
Lần đầu tiên khi Tòa án tối cao xem xét về vấn đề này, trong vụ Everson v. Board of Education liên hệ đến việc tài trợ cho các trường học của các xứ đạo vào năm 1947, Tòa Án đã qui định sự cách biệt bằng cách trích dẫn lá thư năm 1802 của Thomas Jefferson gửi cho các giáo hữu Baptists ở Danbury, Connecticut: "Tôi hết lòng tôn kính sự việc đã được thực thi qua hành động của toàn thể người dân Mỹ khi tuyên bố rằng cơ quan lập pháp của họ không nên đưa ra một pháp luật nào để tôn vinh một tôn giáo, hoặc để ngăn cấm việc thực hành tự do của một tôn giáo, do đó xây dựng nên một bức tường cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước. "
Jefferson thừa hưởng gia tài trí tuệ của thời kỳ Khai Sáng trong lịch sử, mang nhiều nghi kỵ với các tổ chức tôn giáo. Ông tin rằng những nỗ lực thiết lập một tôn giáo quốc gia sẽ đưa đến khủng bố và nội chiến.
Nhưng lý lẽ đó không phải là một tư tưởng độc đáo đến từ Jefferson. Ông Roger Williams, dựa vào các nguyên tắc khoan dung tôn giáo mà sáng lập ra thuộc địa (nay là tiểu bang) Rhode Island, đã sử dụng cùng một lý lẽ vào năm 1644. Lịch sử cho thấy ông đã viết rằng, khi các nhà Thờ "mở ra một lỗ hổng qua hàng rào hoặc bức tường ngăn cách khu vườn của nhà Thờ và thế giới hoang dã bên ngòai, thì Đức Chúa Trời đã phá bỏ bức tường.. . và làm cho khu vườn trở thành hoang dã. "
Chủ trương cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước của ông Williams dựa trên một lý do khác hẳn với ôngJefferson. Jefferson nghĩ rằng tôn giáo là xấu cho chính phủ. Williams nghĩ rằng pha trộn việc của nhà Thờ và nhà Nước thì xấu cho nhà Thờ.
Nhưng cả hai quan điểm lại đưa đến cho chúng ta những kết quả tương đồng. Cả hai đều cảnh báo chống lại sự dùng thuế cho nhà Thờ và chống lại những lời cầu nguyện sáng tác bởi các hội đồng nhà trường công cộng. Tuy nhiên, lý lẽ thần học của Williams có vẻ có ảnh hưởng nhiều hơn là các lý lẽ chính trị của Jefferson trong việc thông qua Tu Chánh Án Thứ Nhất.
Đó là một cái nhìn khá hẹp về tôn giáo. Nó không bao gồm các dịch vụ xã hội, tổ chức từ thiện, bệnh viện và Đại học Công giáo. Nó không bao gồm các nữ tu Little Sisters of the Poor (tiểu muội của người nghèo,) đang chăm sóc cho những người già yếu của mọi tín ngưỡng, và các trường trung học Công giáo Cristo Rey, nhận học sinh của tất cả các tôn giáo. Các tổ chức này thực hiện những gì người Công giáo gọi là "Thương Xác Bẩy Mối" - chăm sóc người nghèo đói, bệnh tật, vô gia cư và rao giảng Tin Mừng không chỉ cho những thành viên đã được rửa tội, nhưng "cho muôn dân", theo Tin Mừng.
Những nhóm dịch vụ tôn giáo đó không nằm trong qui luật được miễn trừ - và lại có rất nhiều - đều phải tuân theo các quy định của chính phủ trên các công việc nội bộ của họ. Điều này có thể không làm phiền Jefferson. Nhưng tôi sợ rằng ông Williams có thể nói rằng nó vi phạm sự cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước, rằng chính phủ đã "phá vỡ bức tường.. . và biến khu vườn của Thiên Chúa thành một nơi hoang dã. "
Tôi lo ngại mà thấy rằng cách tiếp cận xâm lấn vào các tổ chức tôn giáo đã trở nên quá phổ biến. Gần đây, trong vụ kiện 'Hosanna-Tabor Evangelical Lutheran Church and School v. Equal Employment Opportunity Commission', Tòa án Tối cao đã xem xét liệu chính phủ có thể đưa ra những quy định về việc sa thải một giáo viên tôn giáo không. Nhắc lại, một giáo viên đã đệ đơn yêu cầu bồi thường tàn tật, và đã bị sa thải vì khởi kiện một nhà trường Lutheran thay vì nhận hòa giải ngòai tòa án. Phía Chính phủ đã lập luận rằng, đây là một vấn đề nhân viên việc làm, cho nên chính phủ không cần phải có sự tôn kính đặc biệt nào đối với các tổ chức tôn giáo. Tòa án đã nhất trí cho rằng quan điễm của chính phủ là "quá quắt" ("remarkable") và là một hành động vi hiến.
Trong hai trường hợp khác gần đây hơn, ban giám đốc của sở lao động đã quyết đóan rằng các trường Manhattan College ở Riverdale, N.Y., và St. Xavier University ở Chicago không hội đủ tiêu chỉ là trường Công giáo để hưởng các đặc miễn theo luật lao động quốc gia, trong đó có những quy định về việc thương lượng tập thể. Họ nhấn mạnh rằng các trường cao đẳng ấy đã không bắt sinh viên tham dự Thánh lễ và không "tuyên truyền" hoặc "cải đạo". Thay vào đó, nhà trường đã thực thi đủ các chỉ tiêu về tự do học thuật. Nhà trường còn thuê giảng viên không Công Giáo, và Hội đồng quản trị phần đông là giáo dân.
Hãy chú ý đền những điểm tương đồng của Bộ Y tế khi họ quyết định thế nào là Công Giáo. Một đại học Công Giáo thực thụ sẽ là một cơ sở hướng nội. Nhà trường sẽ tuyên truyền cho các giá trị tôn giáo và kiểm duyệt những quan điểm trái ngược. Nhà trường sẽ chỉ thuê người Công giáo mà thôi, không thuê người khác tôn giáo. Hội đồng quản trị phải được giới giáo sĩ thống trị. Nhà trường chỉ nhận học sinh Công giáo mà thôi, không nhận người ngòai.
Một mô hình ló dạng xuyên qua các trường hợp kể trên. Đó là Chính phủ đã sẵn sàng để qui định các họat động của các giáo hội làm sao cho phù hợp với ý thích của chính phủ. Chính phủ thực hiện điều này bằng cách làm giảm định nghĩa tôn giáo xuống thấp, để chỉ có các tổ chức 'rõ ràng nổi bật' mới được hưởng miễn trừ. Những tổ chức còn lại, trên bình diện pháp luật, thì không khác với những hội Jaycees (JC: hội phát triển tài năng thương mại cho thanh thiếu niên) hoặc Câu lạc bộ Elks (hội thể thao và từ thiện của nam giới.) Chúng tôi có thể nói rằng bức tường ngăn cách vẫn còn đó, nhưng chính phủ đã thu hẹp nó quá nhỏ đến nỗi nó chỉ bao quanh không gì hơn là một luống hoa.
Ông Roger Williams mà thấy tình huống này thì sẽ đau buồn xiết bao.
*Ông John Garvey là viện trưởng của Đại học Công giáo Catholic University of America, từng là khoa trưởng Trường Luật của Đại học Boston. Ông là đồng tác giả của cuốn sách "Tôn giáo và Hiến pháp."