Gần đây có những bài viết về ơn cứu độ nơi các tôn giáo khác trên mạng cũng như gửi qua email đã làm cho nhiều người Công Giáo hoang mang vì hoặc đã không đúng theo giáo huấn Hội Thánh hoặc tác giả đã không giải thích đầy đủ. Đây là hậu quả của thuyết “tương đối” cho rằng không có chân lý tuyệt đối, thuyết “ba phải” cho rằng “đạo nào cũng tốt” và thuyết “pha trộn tôn giáo” gom góp và pha lẫn giáo lý cũng như nghi lễ của nhiều tôn giáo lại với nhau, và đặc biệt là sự thiếu quan tâm của các “Đấng Bậc” trong việc truyền thụ cho giáo dân một nền tảng đức tin Công Giáo vững chắc, kể cả việc đào luyện linh mục cách thiếu sót trong các chủng viện. Thực ra điều này cũng là một quan tâm rất lớn của các Đức Thánh Cha và Huấn Quyền Hội Thánh trong nhiều năm qua.
Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô II đã luôn nhắc nhở các Giám Mục phải cẩn trọng đề phòng chủ thuyết tương đối về tôn giáo. Trong bài huấn dụ dành cho các Giám Mục Ấn Độ ngày 3 tháng 7 năm 2003, ngài nói rằng các nhà giảng thuyết phải thích nghi sứ điệp của mình với bối cảnh văn hóa, nhưng luôn phải nhắm đến việc hoán cải con người về với Đức Kitô và biến đổi xã hội. Ngài thêm “những cách giải thích tương đối về vấn đề đa tôn giáo, cho rằng đức tin Kitô giáo cũng chẳng khác gì những tôn giáo khác, thực sự làm vô hiệu hóa Kitô giáo.” Trước ngày lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Ratzinger đã cảnh giác các Hồng Y về “Sự Độc Tài của Chủ Thuyết Tương Đối.” Trong huấn từ ngày 9 thánh 12, 2008 ĐTC Bênêđictô XVI khi bàn về việc các tín hữu tham gia vào những cuộc đối thoại đa văn hóa và liên tôn cũng như hợp tác vào những lãnh vực công ích, ngài nhắc nhở rằng họ “phải tránh việc nhượng bộ các thuyết tương đối và pha trộn tôn giáo (syncretism)”. Trong bài nói chuyện với các Giám Mục Ấn Độ ngày 17 tháng 5, năm 2011, một lần nữa ĐTC nhắc các ngài phải tránh ngay cả việc “có vẻ pha trộn tôn giáo”.
Vì có quá nhiều giải thích giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II về ơn cứu độ nơi các tôn giáo khác cách sai lạc nên ngày 6 tháng 8 năm 2000, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ban bố Tuyên Ngôn Dominus Jesus. Tuyên Ngôn này nhắc lại giáo lý đức tin Công Giáo trong lãnh vực đối thoại với các truyền thống tôn giáo khác,… và bác bẻ những quan điểm đặc biệt sai lầm hay mơ hồ. Tuyên Ngôn nhắc lại một số chân lý nền tảng là một phần đức tin của Hội Thánh, đặc biệt là Tính Duy Nhất và Phổ Quát của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình Cứu Độ. (xem bản tiếng Việt ở: http://giaoly.org/download/DominusJesusViet.pdf). và bản tiếng Anh ở: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000806_dominus-iesus_en.html).
Từ đó, Hội Thánh đã dùng Dominus Jesus như tiêu chuẩn để duyệt xét tính chính thống của các tác phẩm về sự liên hệ giữa các tôn giáo của các thần học gia và tác giả.
Gần đây vào tháng 12 năn 2007, Ủy Ban Tín Lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) đã công bố những điều làm sáng tỏ một vài bình diện của sách Being Religious Interreligiously: Asian Perspectives on Interfaith Dialogue của Cha Phan Đình Cho. Độc giả có thể tải bản dịch hai văn kiện của HĐGMHK về sách của Cha Cho ở đây: http://giaoly.org/download/UBTLdieutraChaCho.pdf và http://giaoly.org/download/HDGMHKvaChaPhandinhCho.pdf
Ủy ban nói rằng sách của Cha Phan Đình Cho dùng “một số từ một cách mập mờ” và những từ này “làm cho bản văn bị tối nghĩa.” Ủy ban còn thêm rằng: “nếu đọc sách một cách công bình, độc giả sẽ bị nhầm lẫn một cách đáng kể trong sự hiểu biết về tính duy nhất của Đức Kitô.” Có một số điểm trong sách làm cho Ủy ban lo ngại, nhưng Ủy ban đã giới hạn các lời phê bình vào ba lãnh vực:
1. Đức Chúa Giêsu Kitô như là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của toàn thể nhân loại.
2. Tầm quan trọng về cứu độ của các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
3. Hội Thánh như là công cụ cứu độ duy nhất và phổ quát.
Trước đó vào tháng 1 năm 2001, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra nhận xét về sách Toward a Christian Theology of Religious Pluralism của Cha Jacques Dupuis, S.J.. Trong đó ĐHY Ratzinger cũng đã đưa ra những nhận xét tương tự như nhận xét của HĐGMHK về sách của Cha Cho. Trong nhận định này Thánh Bộ đã tóm tắt những giáo huấn quan trọng của Tuyên Ngôn Dominus Jesus để làm sáng tỏ vai trò duy nhất của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình cứu độ và trong tương quan với các tôn giáo khác. Mục đích của giải thích này là cung cấp cho các độc giả Công Giáo những tiêu chuẩn vững chắc để biết những gì phù hợp với giáo lý Hội Thánh và tránh những nhầm lẫn hay hiểu lầm nghiêm trọng. Tuy văn kiện này được viết đặc biệt cho sách của Cha Dupuis, nhưng cũng có thể làm tiêu chuẩn cho việc xem xét bất cứ sách hay bài viết nàoliên quan đến đa tôn giáo. Chúng tôi xin dịch những điểm quan trọng về tín lý của văn kiện này và in nghiêng ở đây. Để biết thêm chi tiết, xin vào trang web của Tòa Thánh: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20010124_dupuis_en.html.
I. Về vai trò trung gian duy nhất và phổ quát của Đức Giêsu Kitô.
1. Phải tin tưởng chắc chắn rằng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chịu đóng đinh và phục sinh, là Đấng trung gian duy nhất và phổ quát của ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.
2. Cũng phải tin chắc chắn rằng Chúa Giêsu Nazareth, Con Đức Mẹ Maria và Đấng Cứu Độ Duy Nhất của thế gian, là Con và Ngôi Lời của Chúa Cha. Vì sự hợp nhất của kế hoạch Thiên Chúa cứu độ đặt trọng tâm vào Đức Chúa Giêsu Kitô, nên cũng phải tin rằng hành động cứu độ của Ngôi Lời được thực hiện trong và nhờ Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa Con Nhập Thể của Chúa Cha, là trung gian của ơn cứu độ cho tất cả nhân loại. Do đó, không những việc thừa nhận một sự tách biệt giữa Ngôi Lời và Chúa Giêsu, hoặc giữa hoạt động cứu độ của Ngôi Lời và của Chúa Giêsu là trái ngược với đức tin Công Giáo mà còn cả việc cho rằng có những hoạt động của cứu độ của Ngôi Lời như thể Thiên Tính của Người độc lập với nhân tính của Người.
II. Về tính duy nhất và đầy đủ của mặc khải của Đức Giêsu Kitô
3. Phải tin chắc chắn rằng Đức Giêsu Kitô là Đấng Trung Gian, là sự thể hiện và sự viên mãn của mạc khải. Do đó, trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng mặc khải trong Đức Chúa Giêsu Kitô (hoặc mặc khải của Đức Chúa Giêsu Kitô) chỉ có giới hạn, chưa đầy đủ hoặc còn thiếu sót. Hơn nữa, mặc dù sự hiểu biết đầy đủ về mặc khải của Thiên Chúa sẽ chỉ có được vào ngày Chúa đến trong vinh quang, mặc khải lịch sử của Đức Giêsu Kitô cung cấp mọi sự cần thiết cho sự cứu độ của con người mà không cần đến việc hoàn thành bời các tôn giáo khác.
4. Phù hợp với giáo lý Công Giáo khi cho rằng những “hạt giống của chân lý” và sự tốt lành có trong các tôn giáo khác là một sự tham gia nào đó vào những chân lý chứa đựng trong mặc khải của Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, cho rằng các yếu tố của chân lý và sự tốt lành ấy, hoặc một số nào trong đó, không được rút ra từ nguồn do Đức Giêsu Kitô làm trung gian là sai lầm.
III. Về hành động cứu độ phổ quát của Chúa Thánh Thần
5. Đức tin của Hội Thánh dạy rằng Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động sau biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô, luôn luôn là Thần Khí của Đức Kitô được Đức Chúa Cha gửi xuống, Ngài làm việc một cách cứu độ trong các Kitô hữu cũng như những chưa phải Kitô hữu. Do đó, trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng hành động cứu độ của Chúa Thánh Thần trải vượt ra ngoài công trình cứu độ phổ quát của Ngôi Lời Nhập Thể.
IV. Về việc quy hướng của toàn thể nhân loại về Hội Thánh
6. Phải tin chắc chắn rằng Hội Thánh là dấu chỉ và công cụ cứu độ cho tất cả mọi người. Trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng các tôn giáo khác trên thế giới là những cách cứu độ bổ sung cho Hội Thánh.
7. Theo giáo lý Công Giáo, những người theo các tôn giáo khác được quy hướng về Hội Thánh và tất cả đều được kêu gọi để trở thành phần tử của Hội Thánh.
Tuyên Ngôn Dominus Jesus còn viết: “Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất, đã không thành lập một cộng đoàn môn đồ đơn giản, nhưng thành lập một Hội Thánh như một mầu nhiệm cứu độ: Chính Người ở trong Hội Thánh và Hội Thánh ở trong Người. Vì vậy sự viên mãn của mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô cũng thuộc về Hội Thánh, liên kết bất khả phân ly cùng Chúa Giêsu.”… Như vậy, liên quan đến tính duy nhất và phổ quát của mầu nhiệm cứu độ của Đức Giêsu Kitô, tính duy nhất của Hội Thánh được Người thiết lập cũng phải được vững tin như một chân lý của đức tin Công Giáo.
V. Về giá trị và chức năng cứu độ của các truyền thống tôn giáo
8. Theo giáo lý Công Giáo, phải tin rằng bất cứ điều gì Chúa Thánh Thần đem vào trong tâm hồn con người và trong lịch sử các dân tộc, trong các nền văn hóa và các tôn giáo, phục vụ như một sự chuẩn bị cho Tin Mừng (x. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 16). Do đó, được phép cho rằng Chúa Thánh Thần cũng hoàn thành ơn cứu độ nơi những người ngoài Kitô giáo qua những yếu tố ấy của chân lý và sự tốt lành hiện diện trong các tôn giáo khác nhau; tuy nhiên, việc cho rằng các tôn giáo ấy, tự chúng, là những phương thế cứu độ, không có nền tảng trong thần học Công Giáo, cũng bởi vì chúng chứa đựng những thiếu sót, khiếm khuyết và sai lầm về những chân lý cơ bản về Thiên Chúa, con người và thế giới.
Hơn nữa, việc những yếu tố của chân lý và sự tốt lành trong các tôn giáo khác nhau của thế giới có thể chuẩn bị các dân tộc và nền văn hóa để đón nhận biến cố cứu độ của Đức Giêsu Kitô, không có nghĩa rằng các bản văn thánh của những tôn giáo ấy có thể được coi là bổ sung cho Cựu Ước, là sách chuẩn bị trực tiếp cho Đức Kitô.
Tuyên Ngôn Dominus Jesus còn minh xác: “Chúng ta không thể cho rằng các tôn giáo này phát sinh từ Thiên Chúa hay là tự chúng có thể đem lại hiệu quả cứu độ, mà chỉ bí tích của Kitô giáo có thể.”
Do đó thật dễ gây ra hiểu lầm khi cho rằng “Các tôn giáo có thể dẫn đưa con người đón nhận các phương thức cứu độ phù hợp với ý định của Thiên Chúa” mà không giải thích rành mạch, vì câu nói này làm cho người đọc hiểu lầm rằng các tôn giáo khác cũng là những phương tiện cứu độ tương tự như Hội Thánh Công Giáo. Tuyên Ngôn Dominus Jesus dạy: “thật rõ ràng là trái ngược với đức tin nếu coi Hội Thánh chỉ như là một đường lối cứu độ song song với những đường lối được thiết lập bởi các tôn giáo khác, mà chúng được coi là bổ túc cho Hội Thánh hay tương đương cách căn bản với Hội Thánh, ngay cả những tôn giáo này được nói là đồng quy với Hội Thánh về Nước Thiên Chúa cánh chung.”
Bài này không nhằm mục đích phê bình bất cứ ai nhưng nhắc lại những giáo huấn quan trọng của Hội Thánh để giúp độc giả có thể phân biệt được chân giả khi đọc những bài viết về tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo Đông Phương.
Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô II đã luôn nhắc nhở các Giám Mục phải cẩn trọng đề phòng chủ thuyết tương đối về tôn giáo. Trong bài huấn dụ dành cho các Giám Mục Ấn Độ ngày 3 tháng 7 năm 2003, ngài nói rằng các nhà giảng thuyết phải thích nghi sứ điệp của mình với bối cảnh văn hóa, nhưng luôn phải nhắm đến việc hoán cải con người về với Đức Kitô và biến đổi xã hội. Ngài thêm “những cách giải thích tương đối về vấn đề đa tôn giáo, cho rằng đức tin Kitô giáo cũng chẳng khác gì những tôn giáo khác, thực sự làm vô hiệu hóa Kitô giáo.” Trước ngày lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Ratzinger đã cảnh giác các Hồng Y về “Sự Độc Tài của Chủ Thuyết Tương Đối.” Trong huấn từ ngày 9 thánh 12, 2008 ĐTC Bênêđictô XVI khi bàn về việc các tín hữu tham gia vào những cuộc đối thoại đa văn hóa và liên tôn cũng như hợp tác vào những lãnh vực công ích, ngài nhắc nhở rằng họ “phải tránh việc nhượng bộ các thuyết tương đối và pha trộn tôn giáo (syncretism)”. Trong bài nói chuyện với các Giám Mục Ấn Độ ngày 17 tháng 5, năm 2011, một lần nữa ĐTC nhắc các ngài phải tránh ngay cả việc “có vẻ pha trộn tôn giáo”.
Vì có quá nhiều giải thích giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II về ơn cứu độ nơi các tôn giáo khác cách sai lạc nên ngày 6 tháng 8 năm 2000, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ban bố Tuyên Ngôn Dominus Jesus. Tuyên Ngôn này nhắc lại giáo lý đức tin Công Giáo trong lãnh vực đối thoại với các truyền thống tôn giáo khác,… và bác bẻ những quan điểm đặc biệt sai lầm hay mơ hồ. Tuyên Ngôn nhắc lại một số chân lý nền tảng là một phần đức tin của Hội Thánh, đặc biệt là Tính Duy Nhất và Phổ Quát của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình Cứu Độ. (xem bản tiếng Việt ở: http://giaoly.org/download/DominusJesusViet.pdf). và bản tiếng Anh ở: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000806_dominus-iesus_en.html).
Từ đó, Hội Thánh đã dùng Dominus Jesus như tiêu chuẩn để duyệt xét tính chính thống của các tác phẩm về sự liên hệ giữa các tôn giáo của các thần học gia và tác giả.
Gần đây vào tháng 12 năn 2007, Ủy Ban Tín Lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) đã công bố những điều làm sáng tỏ một vài bình diện của sách Being Religious Interreligiously: Asian Perspectives on Interfaith Dialogue của Cha Phan Đình Cho. Độc giả có thể tải bản dịch hai văn kiện của HĐGMHK về sách của Cha Cho ở đây: http://giaoly.org/download/UBTLdieutraChaCho.pdf và http://giaoly.org/download/HDGMHKvaChaPhandinhCho.pdf
Ủy ban nói rằng sách của Cha Phan Đình Cho dùng “một số từ một cách mập mờ” và những từ này “làm cho bản văn bị tối nghĩa.” Ủy ban còn thêm rằng: “nếu đọc sách một cách công bình, độc giả sẽ bị nhầm lẫn một cách đáng kể trong sự hiểu biết về tính duy nhất của Đức Kitô.” Có một số điểm trong sách làm cho Ủy ban lo ngại, nhưng Ủy ban đã giới hạn các lời phê bình vào ba lãnh vực:
1. Đức Chúa Giêsu Kitô như là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của toàn thể nhân loại.
2. Tầm quan trọng về cứu độ của các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
3. Hội Thánh như là công cụ cứu độ duy nhất và phổ quát.
Trước đó vào tháng 1 năm 2001, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra nhận xét về sách Toward a Christian Theology of Religious Pluralism của Cha Jacques Dupuis, S.J.. Trong đó ĐHY Ratzinger cũng đã đưa ra những nhận xét tương tự như nhận xét của HĐGMHK về sách của Cha Cho. Trong nhận định này Thánh Bộ đã tóm tắt những giáo huấn quan trọng của Tuyên Ngôn Dominus Jesus để làm sáng tỏ vai trò duy nhất của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình cứu độ và trong tương quan với các tôn giáo khác. Mục đích của giải thích này là cung cấp cho các độc giả Công Giáo những tiêu chuẩn vững chắc để biết những gì phù hợp với giáo lý Hội Thánh và tránh những nhầm lẫn hay hiểu lầm nghiêm trọng. Tuy văn kiện này được viết đặc biệt cho sách của Cha Dupuis, nhưng cũng có thể làm tiêu chuẩn cho việc xem xét bất cứ sách hay bài viết nàoliên quan đến đa tôn giáo. Chúng tôi xin dịch những điểm quan trọng về tín lý của văn kiện này và in nghiêng ở đây. Để biết thêm chi tiết, xin vào trang web của Tòa Thánh: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20010124_dupuis_en.html.
I. Về vai trò trung gian duy nhất và phổ quát của Đức Giêsu Kitô.
1. Phải tin tưởng chắc chắn rằng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chịu đóng đinh và phục sinh, là Đấng trung gian duy nhất và phổ quát của ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.
2. Cũng phải tin chắc chắn rằng Chúa Giêsu Nazareth, Con Đức Mẹ Maria và Đấng Cứu Độ Duy Nhất của thế gian, là Con và Ngôi Lời của Chúa Cha. Vì sự hợp nhất của kế hoạch Thiên Chúa cứu độ đặt trọng tâm vào Đức Chúa Giêsu Kitô, nên cũng phải tin rằng hành động cứu độ của Ngôi Lời được thực hiện trong và nhờ Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa Con Nhập Thể của Chúa Cha, là trung gian của ơn cứu độ cho tất cả nhân loại. Do đó, không những việc thừa nhận một sự tách biệt giữa Ngôi Lời và Chúa Giêsu, hoặc giữa hoạt động cứu độ của Ngôi Lời và của Chúa Giêsu là trái ngược với đức tin Công Giáo mà còn cả việc cho rằng có những hoạt động của cứu độ của Ngôi Lời như thể Thiên Tính của Người độc lập với nhân tính của Người.
II. Về tính duy nhất và đầy đủ của mặc khải của Đức Giêsu Kitô
3. Phải tin chắc chắn rằng Đức Giêsu Kitô là Đấng Trung Gian, là sự thể hiện và sự viên mãn của mạc khải. Do đó, trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng mặc khải trong Đức Chúa Giêsu Kitô (hoặc mặc khải của Đức Chúa Giêsu Kitô) chỉ có giới hạn, chưa đầy đủ hoặc còn thiếu sót. Hơn nữa, mặc dù sự hiểu biết đầy đủ về mặc khải của Thiên Chúa sẽ chỉ có được vào ngày Chúa đến trong vinh quang, mặc khải lịch sử của Đức Giêsu Kitô cung cấp mọi sự cần thiết cho sự cứu độ của con người mà không cần đến việc hoàn thành bời các tôn giáo khác.
4. Phù hợp với giáo lý Công Giáo khi cho rằng những “hạt giống của chân lý” và sự tốt lành có trong các tôn giáo khác là một sự tham gia nào đó vào những chân lý chứa đựng trong mặc khải của Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, cho rằng các yếu tố của chân lý và sự tốt lành ấy, hoặc một số nào trong đó, không được rút ra từ nguồn do Đức Giêsu Kitô làm trung gian là sai lầm.
III. Về hành động cứu độ phổ quát của Chúa Thánh Thần
5. Đức tin của Hội Thánh dạy rằng Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động sau biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô, luôn luôn là Thần Khí của Đức Kitô được Đức Chúa Cha gửi xuống, Ngài làm việc một cách cứu độ trong các Kitô hữu cũng như những chưa phải Kitô hữu. Do đó, trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng hành động cứu độ của Chúa Thánh Thần trải vượt ra ngoài công trình cứu độ phổ quát của Ngôi Lời Nhập Thể.
IV. Về việc quy hướng của toàn thể nhân loại về Hội Thánh
6. Phải tin chắc chắn rằng Hội Thánh là dấu chỉ và công cụ cứu độ cho tất cả mọi người. Trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng các tôn giáo khác trên thế giới là những cách cứu độ bổ sung cho Hội Thánh.
7. Theo giáo lý Công Giáo, những người theo các tôn giáo khác được quy hướng về Hội Thánh và tất cả đều được kêu gọi để trở thành phần tử của Hội Thánh.
Tuyên Ngôn Dominus Jesus còn viết: “Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất, đã không thành lập một cộng đoàn môn đồ đơn giản, nhưng thành lập một Hội Thánh như một mầu nhiệm cứu độ: Chính Người ở trong Hội Thánh và Hội Thánh ở trong Người. Vì vậy sự viên mãn của mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô cũng thuộc về Hội Thánh, liên kết bất khả phân ly cùng Chúa Giêsu.”… Như vậy, liên quan đến tính duy nhất và phổ quát của mầu nhiệm cứu độ của Đức Giêsu Kitô, tính duy nhất của Hội Thánh được Người thiết lập cũng phải được vững tin như một chân lý của đức tin Công Giáo.
V. Về giá trị và chức năng cứu độ của các truyền thống tôn giáo
8. Theo giáo lý Công Giáo, phải tin rằng bất cứ điều gì Chúa Thánh Thần đem vào trong tâm hồn con người và trong lịch sử các dân tộc, trong các nền văn hóa và các tôn giáo, phục vụ như một sự chuẩn bị cho Tin Mừng (x. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 16). Do đó, được phép cho rằng Chúa Thánh Thần cũng hoàn thành ơn cứu độ nơi những người ngoài Kitô giáo qua những yếu tố ấy của chân lý và sự tốt lành hiện diện trong các tôn giáo khác nhau; tuy nhiên, việc cho rằng các tôn giáo ấy, tự chúng, là những phương thế cứu độ, không có nền tảng trong thần học Công Giáo, cũng bởi vì chúng chứa đựng những thiếu sót, khiếm khuyết và sai lầm về những chân lý cơ bản về Thiên Chúa, con người và thế giới.
Hơn nữa, việc những yếu tố của chân lý và sự tốt lành trong các tôn giáo khác nhau của thế giới có thể chuẩn bị các dân tộc và nền văn hóa để đón nhận biến cố cứu độ của Đức Giêsu Kitô, không có nghĩa rằng các bản văn thánh của những tôn giáo ấy có thể được coi là bổ sung cho Cựu Ước, là sách chuẩn bị trực tiếp cho Đức Kitô.
Tuyên Ngôn Dominus Jesus còn minh xác: “Chúng ta không thể cho rằng các tôn giáo này phát sinh từ Thiên Chúa hay là tự chúng có thể đem lại hiệu quả cứu độ, mà chỉ bí tích của Kitô giáo có thể.”
Do đó thật dễ gây ra hiểu lầm khi cho rằng “Các tôn giáo có thể dẫn đưa con người đón nhận các phương thức cứu độ phù hợp với ý định của Thiên Chúa” mà không giải thích rành mạch, vì câu nói này làm cho người đọc hiểu lầm rằng các tôn giáo khác cũng là những phương tiện cứu độ tương tự như Hội Thánh Công Giáo. Tuyên Ngôn Dominus Jesus dạy: “thật rõ ràng là trái ngược với đức tin nếu coi Hội Thánh chỉ như là một đường lối cứu độ song song với những đường lối được thiết lập bởi các tôn giáo khác, mà chúng được coi là bổ túc cho Hội Thánh hay tương đương cách căn bản với Hội Thánh, ngay cả những tôn giáo này được nói là đồng quy với Hội Thánh về Nước Thiên Chúa cánh chung.”
Bài này không nhằm mục đích phê bình bất cứ ai nhưng nhắc lại những giáo huấn quan trọng của Hội Thánh để giúp độc giả có thể phân biệt được chân giả khi đọc những bài viết về tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo Đông Phương.