(BBC, 12/8/02)
118 thủy thủ bỏ mình trong chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk được truy niệm trong dịp kỷ niệâm hai năm vụ đắm tàu xảy ra trong những buổi lễ rất lâm ly trên khắp nước Nga.
Tại cảng Vidyayevo miền bắc, nơi xưa kia là cảng nhà của thủy thủ đoàn này, các thân nhân của những nạn nhân đặt vòng hoa tưởng niệm tại một lễ đài bằng đá hoa đen, biểu tượng của tháp gãy đổ của chiếc tàu ngầm, và họ đã liệng những đóa hoa màu đỏ vào lòng biển Barents.
Nhiều người khác đã hợp cùng giới chức chính quyền Nga và các sĩ quan hải quân cao cấp tại một buổi lễ tại mạc Tư Khoa, nơi một tượng đồng của một thủy thủ đứng trước tượng một tàu ngàm bị kẹt dưới đáy biển.
Mặc dầu nhiều người cũng đã tiên đoán, Tổng Thống Vladimir Putin đã vắng mặt trong những buổi lễ này, hai năm trước đây ông ta đã bị chỉ trích nặng nề khi không chịu cắt ngắn chuyến nghỉ hè để đến thăm nơi xảy ra tai nạn.
Tư Lệnh Hạm Ðội Miền Bắc, Andrei Shatorenko nói với đám đông người khóc sụt sùi rằng thảm cảnh này đã cướp mất đi những thủy thủ ưu tú nhất của quốc gia.
Ông nói “Ðây là một pho tượng biểu trưng cho lòng quả cảm và nỗi tang thương,”
“Chúng ta cùng sống trong một thành phố. Chúng ta chia sẻ những hỉ nộ và trải qua những khổ đau.
“Ðã hai năm trôi qua nhưng không ai trong chúng ta có thể quên được.”
Các thân nhân cũng viếng thăm nghĩa trang Serafimovsky tại St Petersburg nơi an táng của 32 thủy thủ.
Một bà mẹ của một thủy thủ, bà Lyudmila Milutina nói “Nỗi đau không bao giờ hết. Tôi vẫn đang chịu nỗi đau khổ như hai năm trước, và tôi sợ rằng một thảm cảnh tương tự rồi cũng sẽ gây đau khổ cho những gia đình khác trong nhiều năm tới.”
Tàu ngầm Kursk đắm vào ngày 12 tháng Tám năm 2000 trong khi đang tham dự cuộc tập trận trên biển Barents. Ðây là một tai nạn tàu ngầm khủng khiếp nhất trong lịch sử thời bình của Nga.
Tường trình chính thức cho rằng tai nạn xảy ra do một đầu đạn ngư lôi phát nổ và làm nổ thêm những đầu đạn khác trên tàu.
Nhưng nhiều gia đình thủy thủ nạn nhân vẫn không hài lòng với kết quả cuộc điều tra khi cho rằng không có người nào đáng trách trong vụ này.
Cuộc điều tra hình sự cũng đã gián đoạn và không áo ai bị truy tố.
Một vài thân nhân gọi cuộc điều tra là để che đậy và họ đang tìm cách kiện hải quân Nga về cái chết của con trai và chồng họ.
Họ vững tin rằng phải có người hứng chịu trách nhiệm cho vụ này.
118 thủy thủ bỏ mình trong chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk được truy niệm trong dịp kỷ niệâm hai năm vụ đắm tàu xảy ra trong những buổi lễ rất lâm ly trên khắp nước Nga.
Tại cảng Vidyayevo miền bắc, nơi xưa kia là cảng nhà của thủy thủ đoàn này, các thân nhân của những nạn nhân đặt vòng hoa tưởng niệm tại một lễ đài bằng đá hoa đen, biểu tượng của tháp gãy đổ của chiếc tàu ngầm, và họ đã liệng những đóa hoa màu đỏ vào lòng biển Barents.
Nhiều người khác đã hợp cùng giới chức chính quyền Nga và các sĩ quan hải quân cao cấp tại một buổi lễ tại mạc Tư Khoa, nơi một tượng đồng của một thủy thủ đứng trước tượng một tàu ngàm bị kẹt dưới đáy biển.
Mặc dầu nhiều người cũng đã tiên đoán, Tổng Thống Vladimir Putin đã vắng mặt trong những buổi lễ này, hai năm trước đây ông ta đã bị chỉ trích nặng nề khi không chịu cắt ngắn chuyến nghỉ hè để đến thăm nơi xảy ra tai nạn.
Tư Lệnh Hạm Ðội Miền Bắc, Andrei Shatorenko nói với đám đông người khóc sụt sùi rằng thảm cảnh này đã cướp mất đi những thủy thủ ưu tú nhất của quốc gia.
Ông nói “Ðây là một pho tượng biểu trưng cho lòng quả cảm và nỗi tang thương,”
“Chúng ta cùng sống trong một thành phố. Chúng ta chia sẻ những hỉ nộ và trải qua những khổ đau.
“Ðã hai năm trôi qua nhưng không ai trong chúng ta có thể quên được.”
Các thân nhân cũng viếng thăm nghĩa trang Serafimovsky tại St Petersburg nơi an táng của 32 thủy thủ.
Một bà mẹ của một thủy thủ, bà Lyudmila Milutina nói “Nỗi đau không bao giờ hết. Tôi vẫn đang chịu nỗi đau khổ như hai năm trước, và tôi sợ rằng một thảm cảnh tương tự rồi cũng sẽ gây đau khổ cho những gia đình khác trong nhiều năm tới.”
Tàu ngầm Kursk đắm vào ngày 12 tháng Tám năm 2000 trong khi đang tham dự cuộc tập trận trên biển Barents. Ðây là một tai nạn tàu ngầm khủng khiếp nhất trong lịch sử thời bình của Nga.
Tường trình chính thức cho rằng tai nạn xảy ra do một đầu đạn ngư lôi phát nổ và làm nổ thêm những đầu đạn khác trên tàu.
Nhưng nhiều gia đình thủy thủ nạn nhân vẫn không hài lòng với kết quả cuộc điều tra khi cho rằng không có người nào đáng trách trong vụ này.
Cuộc điều tra hình sự cũng đã gián đoạn và không áo ai bị truy tố.
Một vài thân nhân gọi cuộc điều tra là để che đậy và họ đang tìm cách kiện hải quân Nga về cái chết của con trai và chồng họ.
Họ vững tin rằng phải có người hứng chịu trách nhiệm cho vụ này.