Trên phố Tràng Tiền (Hà Nội) ngày nắng cũng như ngày mưa người đi đường vẫn thường gặp vài đứa trẻ áo quần, mặt mày lem luốc, chân đất đầu trần... đứng "đón khách" nhiệt thành, không hề phân biệt người đó là Âu hay á, da màu hay da trắng, chỉ cần họ là khách nước ngoài là đều có thể được đón tiếp như nhau! Chúng chào "Hello" và lẽo đẽo đi theo họ, cho đến khi du khách dù không muốn cũng phải "chào" chúng qua một cái "chạm tay" bằng tiền để đổi lấy "tự do"!
Hiện tượng bám theo khách nước ngoài để xin như thế đã là quá quen thuộc ở các đường phố Hà Nội từ nhiều năm nay. Quen đến nỗi mà người Việt ta nhìn đã cảm thấy... bình thường. Nhưng với khách nước ngoài thì xem ra những kiểu săn đón này lại là một trong những nỗi sợ khiếp đảm. Khách đi du lịch thì sợ không đi nổi vì bọn trẻ như những chú mèo nhỏ bé cứ vờn quanh thân hình cao lớn của họ. Tôi đã từng chứng kiến một viên chức Ngân hàng làm việc tại Việt Nam đã phải trốn chạy như thế nào trước rào cản ấy. Thoạt đầu tôi thấy ông vội vàng bước vào hiệu sách với dáng vẻ như sợ có ai đó nhìn thấy loanh quanh ở bàn thanh toán, thi thoảng lại liếc nhìn ra ngoài. Thấy lạ, tôi bắt đầu quan sát xem ông đang cần gì. Vị khách đó có vẻ như đang lấy đà để chạy... khỏi những ánh mắt chờ đợi của lũ trẻ ăn mày.
Điều đáng nói ở đây là những đứa trẻ này đều có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Bố mẹ chúng là những người hoàn toàn khoẻ mạnh. Vậy họ đang ở đâu, làm gì khi những đứa con của họ lẽo đẽo chạy theo khách bộ hành và ngửa đến mỏi tay để xin? Lời giải sẽ có ngay sau khi một người khách hảo tâm nào đó đặt vào tay chúng một tờ tiền. Thằng nhỏ hoặc con nhỏ sẽ chạy quay về "vị trí" bố mẹ chúng đang đứng chờ. Trường hợp gia đình chị Ng là một ví dụ điển hình. Sáng ra, vợ chồng con cái đèo nhau đi làm bằng chiếc xe đạp hiệu Peugeot khá mới hoặc có hôm thì đi xe Babetta hẳn hoi. Chiều tối họ lại cùng nhau về nhà, giờ giấc không khác nào "công chức Nhà nước".
Anh chồng bắt đầu một ngày mới bằng việc dựng và khoá xe vào vỉa hè. Sau đó anh ta sẽ tìm một chỗ vừa mát mẻ lại vừa dễ quan sát để ngồi. Những ngày đầu đến đây, tôi thấy anh ta ăn mặc rất chỉnh tề: áo kẻ, quần jean, tay đeo đồng hồ Seiko... Ba đứa con, hai trai, một gái sàn sàn bằng nhau, đứa lớn chỉ khoảng 10 tuổi thì chia làm ba ngả để đi xin, phạm vi chủ yếu vẫn là phố Tràng Tiền. Ông bố sẽ giúp chúng quan sát ở tầm xa. Tôi để ý thấy có lúc bọn trẻ mải chơi mà quên nhiệm vụ, khi thấy khách, ông bố chỉ hất hàm về phía đó và nói: "Kìa!" là cả 3 đứa sẽ cùng đứng lên và chạy nhanh như những con sóc theo hướng bố vừa ra hiệu. Nếu xin được, chúng sẽ quay lại ngay để nộp tiền cho bố. Buổi trưa, ông bố sẽ phát cho mỗi đứa 1000 hoặc 2000 để ăn, sau đấy anh ta phóng xe đi đâu đó và khoảng gần 2 giờ chiều anh ta sẽ quay lại trong bộ mặt tưng bừng hơi men. Chị vợ thì làm nhiệm vụ quản lý sát sao hơn để không đứa nào có thể gian dối trong chuyện nộp ngân sách. Có hôm, tôi thấy chị ta lôi một trong 3 đứa con vào góc đường để đánh và quát mắng chúng.
Phố Tràng Tiền dài chưa được 1 km nhưng hiện có tới 4 gia đình ăn xin như thế. Tuy nhiên chỉ có nhà chị Ng là có cả ông chồng. Còn lại các chị M, chị H... thì lại dùng chính những đứa con làm phương tiện hữu hiệu để giúp họ kiếm tiền. Bằng chứng là thi thoảng tôi lại thấy họ vắng mặt khoảng 2-3 tháng, sau đó tôi sẽ gặp lại họ cùng một đứa con mới ở trên tay. Cả mẹ và con đều khá khoẻ mạnh và bụ bẫm. Những trường hợp này thì trực tiếp bế con đi xin. Họ chạy rất nhanh khi phát hiện ra con mồi, nhưng khi đối diện thì họ nghẹo đầu sang một bên, một tay chắp lại, tay kia gắng làm sao cho đứa con vừa đủ độ gần rơi xuống cánh tay mềm oặt... rất bài bản và đúng với những động tác tôi đã từng được xem họ tập luyện và dạy kiểu chắp tay cho bọn trẻ.
Ngoài những trường hợp rồng rắn dắt nhau đi kể trên, khách bộ hành còn có thể gặp trên phố Tràng Tiền một ông già gặp ai cũng luôn miệng nói: Chú bị nhỡ xe, cho chú xin nghìn đi xe buýt về Hà Đông (có hôm thì: Chú xin nghìn về Gia Lâm). Bà Hà "béo" thì không xin kiểu ấy vì bà lúc nào cũng tự hào với cái thành tích hơn 20 năm trong nghề của mình nên kiểu xin của bà nó thẳng thắn hơn. Bà tươi cười chào tất cả mọi người: Chào cháu, cho cô xin 2000; cho cô xin 5000 ăn bát bún ngan; Hello anh Tây, cho em xin one đôla...
Đường phố Tràng Tiền đang ngày một khang trang, sạch đẹp hơn bởi thành phố đã rất quan tâm đến việc gìn giữ môi trường và trật tự ở nơi đây, đặc biệt là trong công tác bảo vệ mỹ quan đường phố đã được thực thi hết sức nghiêm minh. Tuyệt đối không có xe dựng ở vỉa hè, dù chỉ trong chốc lát. Các gánh hàng rong cũng ít khi dám lảng vảng trên con đường này... Tuy nhiên, nghề aăn xin thì có vẻ như lại được thừa nhận ở đây!? (Giáo Dục & ThờI ÐạI)
Hiện tượng bám theo khách nước ngoài để xin như thế đã là quá quen thuộc ở các đường phố Hà Nội từ nhiều năm nay. Quen đến nỗi mà người Việt ta nhìn đã cảm thấy... bình thường. Nhưng với khách nước ngoài thì xem ra những kiểu săn đón này lại là một trong những nỗi sợ khiếp đảm. Khách đi du lịch thì sợ không đi nổi vì bọn trẻ như những chú mèo nhỏ bé cứ vờn quanh thân hình cao lớn của họ. Tôi đã từng chứng kiến một viên chức Ngân hàng làm việc tại Việt Nam đã phải trốn chạy như thế nào trước rào cản ấy. Thoạt đầu tôi thấy ông vội vàng bước vào hiệu sách với dáng vẻ như sợ có ai đó nhìn thấy loanh quanh ở bàn thanh toán, thi thoảng lại liếc nhìn ra ngoài. Thấy lạ, tôi bắt đầu quan sát xem ông đang cần gì. Vị khách đó có vẻ như đang lấy đà để chạy... khỏi những ánh mắt chờ đợi của lũ trẻ ăn mày.
Điều đáng nói ở đây là những đứa trẻ này đều có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Bố mẹ chúng là những người hoàn toàn khoẻ mạnh. Vậy họ đang ở đâu, làm gì khi những đứa con của họ lẽo đẽo chạy theo khách bộ hành và ngửa đến mỏi tay để xin? Lời giải sẽ có ngay sau khi một người khách hảo tâm nào đó đặt vào tay chúng một tờ tiền. Thằng nhỏ hoặc con nhỏ sẽ chạy quay về "vị trí" bố mẹ chúng đang đứng chờ. Trường hợp gia đình chị Ng là một ví dụ điển hình. Sáng ra, vợ chồng con cái đèo nhau đi làm bằng chiếc xe đạp hiệu Peugeot khá mới hoặc có hôm thì đi xe Babetta hẳn hoi. Chiều tối họ lại cùng nhau về nhà, giờ giấc không khác nào "công chức Nhà nước".
Anh chồng bắt đầu một ngày mới bằng việc dựng và khoá xe vào vỉa hè. Sau đó anh ta sẽ tìm một chỗ vừa mát mẻ lại vừa dễ quan sát để ngồi. Những ngày đầu đến đây, tôi thấy anh ta ăn mặc rất chỉnh tề: áo kẻ, quần jean, tay đeo đồng hồ Seiko... Ba đứa con, hai trai, một gái sàn sàn bằng nhau, đứa lớn chỉ khoảng 10 tuổi thì chia làm ba ngả để đi xin, phạm vi chủ yếu vẫn là phố Tràng Tiền. Ông bố sẽ giúp chúng quan sát ở tầm xa. Tôi để ý thấy có lúc bọn trẻ mải chơi mà quên nhiệm vụ, khi thấy khách, ông bố chỉ hất hàm về phía đó và nói: "Kìa!" là cả 3 đứa sẽ cùng đứng lên và chạy nhanh như những con sóc theo hướng bố vừa ra hiệu. Nếu xin được, chúng sẽ quay lại ngay để nộp tiền cho bố. Buổi trưa, ông bố sẽ phát cho mỗi đứa 1000 hoặc 2000 để ăn, sau đấy anh ta phóng xe đi đâu đó và khoảng gần 2 giờ chiều anh ta sẽ quay lại trong bộ mặt tưng bừng hơi men. Chị vợ thì làm nhiệm vụ quản lý sát sao hơn để không đứa nào có thể gian dối trong chuyện nộp ngân sách. Có hôm, tôi thấy chị ta lôi một trong 3 đứa con vào góc đường để đánh và quát mắng chúng.
Phố Tràng Tiền dài chưa được 1 km nhưng hiện có tới 4 gia đình ăn xin như thế. Tuy nhiên chỉ có nhà chị Ng là có cả ông chồng. Còn lại các chị M, chị H... thì lại dùng chính những đứa con làm phương tiện hữu hiệu để giúp họ kiếm tiền. Bằng chứng là thi thoảng tôi lại thấy họ vắng mặt khoảng 2-3 tháng, sau đó tôi sẽ gặp lại họ cùng một đứa con mới ở trên tay. Cả mẹ và con đều khá khoẻ mạnh và bụ bẫm. Những trường hợp này thì trực tiếp bế con đi xin. Họ chạy rất nhanh khi phát hiện ra con mồi, nhưng khi đối diện thì họ nghẹo đầu sang một bên, một tay chắp lại, tay kia gắng làm sao cho đứa con vừa đủ độ gần rơi xuống cánh tay mềm oặt... rất bài bản và đúng với những động tác tôi đã từng được xem họ tập luyện và dạy kiểu chắp tay cho bọn trẻ.
Ngoài những trường hợp rồng rắn dắt nhau đi kể trên, khách bộ hành còn có thể gặp trên phố Tràng Tiền một ông già gặp ai cũng luôn miệng nói: Chú bị nhỡ xe, cho chú xin nghìn đi xe buýt về Hà Đông (có hôm thì: Chú xin nghìn về Gia Lâm). Bà Hà "béo" thì không xin kiểu ấy vì bà lúc nào cũng tự hào với cái thành tích hơn 20 năm trong nghề của mình nên kiểu xin của bà nó thẳng thắn hơn. Bà tươi cười chào tất cả mọi người: Chào cháu, cho cô xin 2000; cho cô xin 5000 ăn bát bún ngan; Hello anh Tây, cho em xin one đôla...
Đường phố Tràng Tiền đang ngày một khang trang, sạch đẹp hơn bởi thành phố đã rất quan tâm đến việc gìn giữ môi trường và trật tự ở nơi đây, đặc biệt là trong công tác bảo vệ mỹ quan đường phố đã được thực thi hết sức nghiêm minh. Tuyệt đối không có xe dựng ở vỉa hè, dù chỉ trong chốc lát. Các gánh hàng rong cũng ít khi dám lảng vảng trên con đường này... Tuy nhiên, nghề aăn xin thì có vẻ như lại được thừa nhận ở đây!? (Giáo Dục & ThờI ÐạI)