Chính Thống Giáo bị Liên Xô sử dụng trong cuộc đàn áp Công Giáo tại Ukraine
Moscow (AsiaNews) – Việc Giáo Hội Chính Thống Nga không thừa nhận thông đồng với Liên Xô trong cuộc đàn áp người Công Giáo Hy Lạp (nghi lễ Đông Phương nhưng hiệp thông với Đức Giáo Hoàng) tại Ukraine đang làm xói mòn mối quan hệ giữa hai Giáo Hội. Lời cảnh báo này được lên tiếng bởi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Kiev, người đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp. Trong khi đó, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa một lần nữa khẳng định tình hình Công Giáo Hy Lạp là rào cản lớn nhất cho cuộc gặp dự kiến giữa Đức Thượng phụ Kirill và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Den tiếng Ukraina, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho hay: "Khả năng xin lỗi thể hiện một lương tâm Kitô giáo sống động, là một điều kiện tiên quyết cho cái gọi là sự chữa lành ký ức. Giáo Hội Chính Thống Nga đã bị chế độ Stalin sử dụng cho việc thanh toán cưỡng bức nhà thờ của chúng tôi, thực tế đã không có sự hòa giải tượng trưng giữa chúng tôi, đó thực sự là một trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển mối quan hệ lẫn nhau".
Năm 1946, hai năm sau khi Hồng quân chiếm đóng Ukraine, với hội đồng thành phố Lviv bị chi phối bởi quyền lực của Liên Xô, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp (Đông Phương) đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, vì bị xem là thù địch với Moscow – trái với Chính Thống - và trực tiếp 'lệ thuộc' vào Vatican. Các linh mục và giám mục đã bị đưa vào tù hoặc các trại lao động, từ đó nhiều người đã không quay trở về. Hơn 2.270 giáo xứ bị đóng cửa hoặc chuyển giao, và tài sản của họ bị trao cho Chính Thống Giáo. Đức Thượng Phụ Shevchuk cũng đã nhắc lại rằng các cuộc thảo luận về "Thượng Hội Đồng Giám Mục giả mạo Lviv (pseudo-Synod of Lviv)" vẫn còn "bế tắc".
Cái gọi là vấn đề Uniate (nghĩa là Giáo hội nghi lễ Đông Phương, tuy nhiên từ Uniate bị những người theo nghi lễ này xem là xúc phạm) tiếp tục cản trở cuộc đối thoại đại kết giữa Rôma và Moscow. Điều này mới đây đã được thừa nhận bởi người đứng đầu của Bộ phận Đối Ngoại của Tòa Thượng Phụ Moscow, Tổng Giám Mục Hillarion. Bình luận trên truyền hình Dozhd, về khả năng của một cuộc gặp giữa Đức Thượng Phụ Kirill và Đức Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Hilarion cho rằng cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra chỉ "khi chúng ta cảm thấy rằng cả hai bên có đủ trưởng thành để mang lại thành quả thực sự và thay đổi thực sự nhằm làm tốt hơn tình hình của các Giáo Hội Kitô giáo". Bộ trưởng Ngoại Giao của Tòa Thượng Phụ Moscow đã chỉ ra rằng "tình hình tín ngưỡng ở miền tây Ukraine" là trở ngại chính để đạt được các sự kiện dự kiến. Tòa Thượng Phụ nhấn mạnh đến điểm này khi nói rằng "chúng tôi đang chờ đợi các bước cụ thể trong vấn đề này bởi Giáo Hội Công Giáo".
Moscow (AsiaNews) – Việc Giáo Hội Chính Thống Nga không thừa nhận thông đồng với Liên Xô trong cuộc đàn áp người Công Giáo Hy Lạp (nghi lễ Đông Phương nhưng hiệp thông với Đức Giáo Hoàng) tại Ukraine đang làm xói mòn mối quan hệ giữa hai Giáo Hội. Lời cảnh báo này được lên tiếng bởi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Kiev, người đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp. Trong khi đó, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa một lần nữa khẳng định tình hình Công Giáo Hy Lạp là rào cản lớn nhất cho cuộc gặp dự kiến giữa Đức Thượng phụ Kirill và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Den tiếng Ukraina, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho hay: "Khả năng xin lỗi thể hiện một lương tâm Kitô giáo sống động, là một điều kiện tiên quyết cho cái gọi là sự chữa lành ký ức. Giáo Hội Chính Thống Nga đã bị chế độ Stalin sử dụng cho việc thanh toán cưỡng bức nhà thờ của chúng tôi, thực tế đã không có sự hòa giải tượng trưng giữa chúng tôi, đó thực sự là một trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển mối quan hệ lẫn nhau".
Năm 1946, hai năm sau khi Hồng quân chiếm đóng Ukraine, với hội đồng thành phố Lviv bị chi phối bởi quyền lực của Liên Xô, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp (Đông Phương) đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, vì bị xem là thù địch với Moscow – trái với Chính Thống - và trực tiếp 'lệ thuộc' vào Vatican. Các linh mục và giám mục đã bị đưa vào tù hoặc các trại lao động, từ đó nhiều người đã không quay trở về. Hơn 2.270 giáo xứ bị đóng cửa hoặc chuyển giao, và tài sản của họ bị trao cho Chính Thống Giáo. Đức Thượng Phụ Shevchuk cũng đã nhắc lại rằng các cuộc thảo luận về "Thượng Hội Đồng Giám Mục giả mạo Lviv (pseudo-Synod of Lviv)" vẫn còn "bế tắc".
Cái gọi là vấn đề Uniate (nghĩa là Giáo hội nghi lễ Đông Phương, tuy nhiên từ Uniate bị những người theo nghi lễ này xem là xúc phạm) tiếp tục cản trở cuộc đối thoại đại kết giữa Rôma và Moscow. Điều này mới đây đã được thừa nhận bởi người đứng đầu của Bộ phận Đối Ngoại của Tòa Thượng Phụ Moscow, Tổng Giám Mục Hillarion. Bình luận trên truyền hình Dozhd, về khả năng của một cuộc gặp giữa Đức Thượng Phụ Kirill và Đức Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Hilarion cho rằng cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra chỉ "khi chúng ta cảm thấy rằng cả hai bên có đủ trưởng thành để mang lại thành quả thực sự và thay đổi thực sự nhằm làm tốt hơn tình hình của các Giáo Hội Kitô giáo". Bộ trưởng Ngoại Giao của Tòa Thượng Phụ Moscow đã chỉ ra rằng "tình hình tín ngưỡng ở miền tây Ukraine" là trở ngại chính để đạt được các sự kiện dự kiến. Tòa Thượng Phụ nhấn mạnh đến điểm này khi nói rằng "chúng tôi đang chờ đợi các bước cụ thể trong vấn đề này bởi Giáo Hội Công Giáo".