Sau 2 ngày bàn cãi, Thứ Ba và Thứ Tư vừa qua, phiên họp đặc biệt của 40 giám mục trong Ủy Ban Thường Vụ của Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ (HĐCGM HK) đã đi đến kết luận là cuộc tranh đấu bảo vệ quyền tự do Tôn Giáo vẫn cần phải tiếp tục và Hội Đồng sẽ dổn mọi nỗ lực để thúc đẩy cuộc tranh đấu trên tất cả các lãnh vực: Thông Tin, Lập Pháp và Tư Pháp.
Mục tiêu chính của cuộc tranh đấu không là vì vấn đề kiểm sóat sinh sản của Chính Quyền, mà chính là vì chính quyền đã đặt để một định nghĩa rất hẹp hòi thế nào là tôn giáo.
"Giáo Hội không ép buộc bất cứ ai phải làm điều gì", bản thông cáo ngày 14 tháng 3 viết, nhưng vấn đề ở đây là "Giáo Hội đang bị ép buộc bởi một sắc lệnh của chính phủ Liên Bang, đòi hỏi những tín hữu và một số các cơ quan của giáo hội phải hành động trái nghịch với giáo huấn của giáo hội."
Các giám mục nhấn mạnh rằng "cuộc tranh đấu này không phải là nhắm vào việc cấm đóan cung cấp thuốc ngừa thai. Thực ra các lọai thuốc ngừa và phá thai đã bầy bán đầy dẫy ở khắp nơi với một giá rẻ mạt" (note: Phí tổn hàng tháng cho một phụ nữ ngừa và phá thai là khỏang $50 tối đa theo ước tính của cơ quan phá thai Planned Parenthood)
Cuộc tranh đấu này cũng không nhắm vào việc hổ trợ cho một đảng phái chính trị, hoặc "để đối lập lại việc chăm sóc sức khỏe phổ quát."
Nên nhớ là từ năm 1919, các giám mục HK đã liên lỉ kêu gọi phài có một chương trình Y tế phổ quát cho mọi người.
Nhưng cuộc tranh đấu cần phải tiếp tục là vì đây là một sắc lệnh "không chính đáng" và "chưa từng có" của chính phủ để xác định lại "thế nào là một người có đức tin và thế nào mới được kể là những công việc mục vụ của một giào hội."
Do đó sắc lệnh này cần phải bị dẹp bỏ.
Nhất là trong bối cảnh mà chính quyền đã có những hành động "đáng ngờ" khi hứa hẹn với một số các tôn giáo khác là sẽ có những "thích ứng" cho những chủ nhân của những tôn giáo này trong tương lai.
Như vậy thì Sắc lệnh này quả đáng là một quan ngại về tự do tôn giáo.
"Không phải là chỗ của Chính quyền để định nghĩa thế nào là tôn giáo và chức vụ của tôn giáo là gì," các giám mục cho biết.
Chính quyền đã chế biến ra những định nghĩa mới để phân biệt giữa những "nơi thờ phượng" ("houses of workship") thì khác với những "dịch vụ tôn giáo" (“ministries of service,”), những người họat động cho những dịch vụ tôn giáo là những công dân hạng 2 không xứng đáng hưởng những đặc ân của "thượng đế ban cho, hoặc từ những quyền hợp pháp" để mà tuân giữ những niềm tin của mình.
Các giám mục cảnh báo rằng những định nghĩa như thế sẽ đựơc dùng làm căn bản để giái thích những điều luật khác của Liên bang và như vậy sẽ "làm suy yếu truyền thống lành mạnh của Liên bang là tôn trọng sự tự do tôn giáo và tôn trọng sự đa dạng của xã hội."
Các giám mục cho biết các ngài "rất thống nhất và tập trung ý chí cao độ" để theo đuổi nhiều con đường trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.
Ngoài những nỗ lực tiếp tục giáo dục và vận động nơi công cộng, các giám mục nhấn mạnh rằng các ngài sẵn sàng "chấp nhận bất kỳ lời mời đối thoại nào của chính quyền."
Các giám mục sẽ hỗ trợ những dự luật nhằm khôi phục lại sự tự do tôn giáo và sẽ tiếp tục khám phá "các lựa chọn trong hành lang tòa án."
Mục tiêu chính của cuộc tranh đấu không là vì vấn đề kiểm sóat sinh sản của Chính Quyền, mà chính là vì chính quyền đã đặt để một định nghĩa rất hẹp hòi thế nào là tôn giáo.
"Giáo Hội không ép buộc bất cứ ai phải làm điều gì", bản thông cáo ngày 14 tháng 3 viết, nhưng vấn đề ở đây là "Giáo Hội đang bị ép buộc bởi một sắc lệnh của chính phủ Liên Bang, đòi hỏi những tín hữu và một số các cơ quan của giáo hội phải hành động trái nghịch với giáo huấn của giáo hội."
Các giám mục nhấn mạnh rằng "cuộc tranh đấu này không phải là nhắm vào việc cấm đóan cung cấp thuốc ngừa thai. Thực ra các lọai thuốc ngừa và phá thai đã bầy bán đầy dẫy ở khắp nơi với một giá rẻ mạt" (note: Phí tổn hàng tháng cho một phụ nữ ngừa và phá thai là khỏang $50 tối đa theo ước tính của cơ quan phá thai Planned Parenthood)
Cuộc tranh đấu này cũng không nhắm vào việc hổ trợ cho một đảng phái chính trị, hoặc "để đối lập lại việc chăm sóc sức khỏe phổ quát."
Nên nhớ là từ năm 1919, các giám mục HK đã liên lỉ kêu gọi phài có một chương trình Y tế phổ quát cho mọi người.
Nhưng cuộc tranh đấu cần phải tiếp tục là vì đây là một sắc lệnh "không chính đáng" và "chưa từng có" của chính phủ để xác định lại "thế nào là một người có đức tin và thế nào mới được kể là những công việc mục vụ của một giào hội."
Do đó sắc lệnh này cần phải bị dẹp bỏ.
Nhất là trong bối cảnh mà chính quyền đã có những hành động "đáng ngờ" khi hứa hẹn với một số các tôn giáo khác là sẽ có những "thích ứng" cho những chủ nhân của những tôn giáo này trong tương lai.
Như vậy thì Sắc lệnh này quả đáng là một quan ngại về tự do tôn giáo.
"Không phải là chỗ của Chính quyền để định nghĩa thế nào là tôn giáo và chức vụ của tôn giáo là gì," các giám mục cho biết.
Chính quyền đã chế biến ra những định nghĩa mới để phân biệt giữa những "nơi thờ phượng" ("houses of workship") thì khác với những "dịch vụ tôn giáo" (“ministries of service,”), những người họat động cho những dịch vụ tôn giáo là những công dân hạng 2 không xứng đáng hưởng những đặc ân của "thượng đế ban cho, hoặc từ những quyền hợp pháp" để mà tuân giữ những niềm tin của mình.
Các giám mục cảnh báo rằng những định nghĩa như thế sẽ đựơc dùng làm căn bản để giái thích những điều luật khác của Liên bang và như vậy sẽ "làm suy yếu truyền thống lành mạnh của Liên bang là tôn trọng sự tự do tôn giáo và tôn trọng sự đa dạng của xã hội."
Các giám mục cho biết các ngài "rất thống nhất và tập trung ý chí cao độ" để theo đuổi nhiều con đường trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.
Ngoài những nỗ lực tiếp tục giáo dục và vận động nơi công cộng, các giám mục nhấn mạnh rằng các ngài sẵn sàng "chấp nhận bất kỳ lời mời đối thoại nào của chính quyền."
Các giám mục sẽ hỗ trợ những dự luật nhằm khôi phục lại sự tự do tôn giáo và sẽ tiếp tục khám phá "các lựa chọn trong hành lang tòa án."