Tòa Thánh kêu gọi trách nhiệm của người Syria
ROME, ngày 2 tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Tòa Thánh kêu gọi lương tâm của người dân Syria, có "trách nhiệm chính" trong việc chấm dứt bạo lực: "không bao giờ quá trễ để chấm dứt bạo tàn."
Đức Giám Mục Silvano M. Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc (observateur permanent du Saint-Siège à l’ONU) ở Genève, đã can thiệp trong buổi họp lần thứ 19 của Uỷ Ban Nhân Quyền, đã khởi sự một "cuộc thảo luận khẩn cấp" về Syria ngày 28 tháng 1, 2012.
Đức Giám Mục Tomasi khuyên nhủ "xin đừng chào thua luận lý của sự bạo tàn, nơi bạo lực gây nên nhiều bạo lực hơn."
Ngài cam đoan rằng Tòa Thánh theo dõi "hết sức quan tâm" đến những giai đoạn bạo tàn "khủng khiếp và gia tăng" tại Syria. Ngài bầy tỏ "tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực" và ngài đòi hỏi "một trợ giúp nhân sự và y tế khẩn cấp" cho những người bị thương."
Mặc dù Tòa Thánh "hài lòng" về những nỗ lực của các tổ chức quốc tế để phục vụ cho hòa bình, Đức Tổng Giám Mục nhắc rằng "trách nhiệm chính yếu" nằm trên vai người dân Syria. Họ phải "dành ưu tiên cho con đường đối thoại, hòa giải, và hợp tác cho hòa bình," theo lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Benedict XVI (xem Zenit du 12 février 2012).
Người Syria được mời gọi để tưởng nhớ đến "di sản" lịch sử của họ là "sống chung giữa các cộng đồng khác biệt" và điều này "bất kể đến tôn giáo hay sắc dân." Ngài nhấn mạnh: thực vậy, tất cả đều chia xẻ "những giá trị chung" về phẩm giá và công lý cho tất cả mọi người, "bất kể đến tín ngưỡng hay sắc dân cuả họ."
Vào lúc mở đầu của một Hội Nghị Thượng Đỉnh  Châu tại Bruxelles, cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ lên án chính quyền Syria và đòi hỏi nhiều biện pháp chế tài mới. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã tuyên bố đóng cửa toà đại sứ Pháp tại Syria ngày 2 tháng 2, 2012.
Hồng Thập Tự Quốc Tế phải tới thành phố Homs ngày 2 tháng 3, nơi đã bị dội bom không ngừng trong đêm 28 rạng ngày 29 tháng 2, 2012. Những giới chức trách nhiệm đã kêu gọi một "cuộc ngưng chiến nhân bản", là ngưng chiến tranh trong hai giờ đồng hồ mỗi ngày, để có thể trợ giúp cho những người bị thương.
ROME, ngày 2 tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Tòa Thánh kêu gọi lương tâm của người dân Syria, có "trách nhiệm chính" trong việc chấm dứt bạo lực: "không bao giờ quá trễ để chấm dứt bạo tàn."
Đức Giám Mục Silvano M. Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc (observateur permanent du Saint-Siège à l’ONU) ở Genève, đã can thiệp trong buổi họp lần thứ 19 của Uỷ Ban Nhân Quyền, đã khởi sự một "cuộc thảo luận khẩn cấp" về Syria ngày 28 tháng 1, 2012.
Đức Giám Mục Tomasi khuyên nhủ "xin đừng chào thua luận lý của sự bạo tàn, nơi bạo lực gây nên nhiều bạo lực hơn."
Ngài cam đoan rằng Tòa Thánh theo dõi "hết sức quan tâm" đến những giai đoạn bạo tàn "khủng khiếp và gia tăng" tại Syria. Ngài bầy tỏ "tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực" và ngài đòi hỏi "một trợ giúp nhân sự và y tế khẩn cấp" cho những người bị thương."
Mặc dù Tòa Thánh "hài lòng" về những nỗ lực của các tổ chức quốc tế để phục vụ cho hòa bình, Đức Tổng Giám Mục nhắc rằng "trách nhiệm chính yếu" nằm trên vai người dân Syria. Họ phải "dành ưu tiên cho con đường đối thoại, hòa giải, và hợp tác cho hòa bình," theo lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Benedict XVI (xem Zenit du 12 février 2012).
Người Syria được mời gọi để tưởng nhớ đến "di sản" lịch sử của họ là "sống chung giữa các cộng đồng khác biệt" và điều này "bất kể đến tôn giáo hay sắc dân." Ngài nhấn mạnh: thực vậy, tất cả đều chia xẻ "những giá trị chung" về phẩm giá và công lý cho tất cả mọi người, "bất kể đến tín ngưỡng hay sắc dân cuả họ."
Vào lúc mở đầu của một Hội Nghị Thượng Đỉnh  Châu tại Bruxelles, cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ lên án chính quyền Syria và đòi hỏi nhiều biện pháp chế tài mới. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã tuyên bố đóng cửa toà đại sứ Pháp tại Syria ngày 2 tháng 2, 2012.
Hồng Thập Tự Quốc Tế phải tới thành phố Homs ngày 2 tháng 3, nơi đã bị dội bom không ngừng trong đêm 28 rạng ngày 29 tháng 2, 2012. Những giới chức trách nhiệm đã kêu gọi một "cuộc ngưng chiến nhân bản", là ngưng chiến tranh trong hai giờ đồng hồ mỗi ngày, để có thể trợ giúp cho những người bị thương.