Vào thứ hai ngày 23 tháng 1 2012, cuộc tuần hành cho sự sống tại thủ đô Hoa Kỳ đã diễn ra chậm một ngày sau kỷ niệm thứ 39 Roe V. Wade.
Hằng năm, cuộc tuần hành đã được cố ý tổ chức vào một ngày thường, bởi vì trong dịp cuối tuần các quan chức chính phủ thường vắng mặt khỏi thủ đô.
Mặc dù trời mưa và có sương mù, con số ước lượng cho đám đông đã lên đến 400 ngàn người, một con số vượt trội hơn năm ngóai rất nhiều (ước lượng 300 ngàn).
Những người trẻ, đa phần là giới sinh viên Đại Học, chiếm đa số, họ đến từ khắp mọi nơi trên đất Mỹ.
Họ đến đây với một ý chí quyết tâm thay đổi nhận thức và thái độ của xã hội.
Anh Matt Menendez, 20 tuổi, là chủ tịch nhóm Quyền Sống tại trường ĐH Harvard giải thích rằng mặc dù phần lớn dân Mỹ đã có khuynh hướng phò sự sống, nhưng những sinh viên tại Đại học Harvard mà "giám nói chuyện" bảo vệ sự sống chỉ là một thiểu số.
"Chúng tôi phải chiến đấu trong một trận chiến khó khăn," anh nói, nhưng cũng là "rất, rất đáng làm."
Lý do, anh cho biết, nhóm của anh thường xuyên nhận được những lời cáo lỗi qua điện thọai và email "từ những người nói rằng họ sợ tên của họ bị ghi vào hồ sơ (prolife)".
Anh mô tả công việc của nhóm là "chiến đấu một trận chiến trí tuệ" với hy vọng sẽ "giải phóng" một chủ đề được coi là "cấm kỵ" và "thường bị bỏ qua" tại Đại học Harvard.
Cô Luciana Milano, một thành viên của nhóm Harvard lần đầu tiên tham gia cuộc tuần hành, giải thích rằng sự tham dự vào nhóm Quyền Sống đã củng cố quan điểm phò sự sống của cô bởi vì cô nhận được những hổ trợ khi buộc phải bảo vệ niềm tin của mình trước những người không đồng ý với cô.
Mô tả cuộc tuần hành là "tuyệt vời", cô Milano cho biết cô rất có ấn tượng và bị "chóang" vì số lượng người như thế.
"Ngay giây phút khi tôi thấy nhiều người như thế, tôi gần như muốn khóc," cô nói.
Anh John Hughes, một sinh viên 18 tuổi tại trường Seton Hall Preparatory School in New Jersey, nói anh tham gia tuần hành vì "không phò sự sống là ngu dốt."
"Khoa học đã chứng minh rằng cuộc sống bắt đầu từ trong bụng mẹ", anh lập luận rằng những người ủng hộ phá thai là "thiếu trách nhiệm" khi nhắm mắt làm ngơ các dữ kiện của khoa học về sự phát triển của thai nhi.
Hughes nói rằng anh đặt hy vọng "một trăm phần trăm" về tương lai của phong trào phò sự sống, trong các nỗ lực lập pháp và cắt đứt ngân khỏan cho Planned Parenthood (cơ sở phá thai).
"Đây là một phong trào của thanh niên chúng tôi" anh nói.
Cô Kari Boyd, sinh viên Đại học Michigan, tin rằng nạn phá thai đã làm tổn thương người phụ nữ.
Cô giải thích rằng tổ chức Planned Parenthood và các tổ chức phá thai khác "không nói cho phụ nữ sự thật" khi họ nói rằng một em bé chưa ra đời là một "khối tế bào" và giấu nhẹm đi các sự kiện khoa học chứng minh một bào thai là "một con người khác."
Quyền của người phụ nữ không phải là "quyền được giết một đứa trẻ vô tội chưa sinh", cô Boyd nói. "Phụ nữ không có quyền giết người."
Thứ bảy trứơc đó, ở khắp nơi trên nước Mỹ người ta cũng đã tổ chức các cuộc tuần hành.
Nhiều cuộc tuần hành đã có số tham dự gia tăng.
Tại San Francisco, hơn 40.000 người đã tham gia cuộc "Đi Bộ" cho chủ đề "Phụ nữ xứng đáng được hưởng những điều tốt hơn là phá thai!". Số tham dự tương đương với năm ngóai.
Dân chúng đã tụ tập tại Civic Center Plaza phía trước City Hall để dự một cuộc "Hội chợ Thông tin," với âm nhạc, và các hoạt động cho trẻ em. Sau đó cuộc Tuấn hành bắt đầu vào buổi chiều, di chuyển từ Market Street tới Justin Herman Plaza tại khỏang Embarcadero, người đi chật kín cà chiếu dài và rộng của đường phố.
Cũng vậy tại Dallas, nơi vụ kiện Roe V. Wade khởi đầu, khỏang 10 ngàn người đã tham gia cuộc diễn hành hằng năm mặc dù thời tiết trở lạnh và có gió.
Tuy các tín đồ của nhà thờ Tin lành First Baptist Church không cùng đi diễn hành như năm ngóai, nhưng họ đã dồn nỗ lực để tổ chức một cuộc hội chợ "Phò Sự Sống" ngay sau buổi diễn hành, các mục sư Tin lành cũng là diễn giả của cuộc mít tinh trước tòa án liên bang Earle Cabell Federal Courthouse.
Cũng trong danh sách diễn giả, có bà Norma L. McCorvey, là nhân vật Roe trong "Roe V. Wade". Bà McCorvey đã từ bỏ lối sống đồng tính và đã trở thành một tín đồ Công Giáo từ năm 1994. Ngày nay bà hoạt động cho phong trào Phò Sự Sống để tìm cách lật đổ phán quyết mà bà đã gây ra.
Cách riêng, các cộng đồng người Việt trong vùng Dallas-Fort Worth đã tham gia với một số lượng đáng kể, một số rất đông đến từ Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do các cha DCCT cai quản. Các em Thiếu Nhi Thánh Thể, đi chung với các chủng sinh Dòng Chúa Cứu Thế, đã nổi bật trên đám diễn hành nhờ vào những bộ đồng phục và khăn quàng màu sắc.
Những hình ảnh về cuộc diễn hành Dallas được kèm sau đây:
Diễn Hành Phò Sự Sống tại Dallas năm 2012
Hằng năm, cuộc tuần hành đã được cố ý tổ chức vào một ngày thường, bởi vì trong dịp cuối tuần các quan chức chính phủ thường vắng mặt khỏi thủ đô.
Mặc dù trời mưa và có sương mù, con số ước lượng cho đám đông đã lên đến 400 ngàn người, một con số vượt trội hơn năm ngóai rất nhiều (ước lượng 300 ngàn).
Những người trẻ, đa phần là giới sinh viên Đại Học, chiếm đa số, họ đến từ khắp mọi nơi trên đất Mỹ.
Họ đến đây với một ý chí quyết tâm thay đổi nhận thức và thái độ của xã hội.
Anh Matt Menendez, 20 tuổi, là chủ tịch nhóm Quyền Sống tại trường ĐH Harvard giải thích rằng mặc dù phần lớn dân Mỹ đã có khuynh hướng phò sự sống, nhưng những sinh viên tại Đại học Harvard mà "giám nói chuyện" bảo vệ sự sống chỉ là một thiểu số.
"Chúng tôi phải chiến đấu trong một trận chiến khó khăn," anh nói, nhưng cũng là "rất, rất đáng làm."
Lý do, anh cho biết, nhóm của anh thường xuyên nhận được những lời cáo lỗi qua điện thọai và email "từ những người nói rằng họ sợ tên của họ bị ghi vào hồ sơ (prolife)".
Anh mô tả công việc của nhóm là "chiến đấu một trận chiến trí tuệ" với hy vọng sẽ "giải phóng" một chủ đề được coi là "cấm kỵ" và "thường bị bỏ qua" tại Đại học Harvard.
Cô Luciana Milano, một thành viên của nhóm Harvard lần đầu tiên tham gia cuộc tuần hành, giải thích rằng sự tham dự vào nhóm Quyền Sống đã củng cố quan điểm phò sự sống của cô bởi vì cô nhận được những hổ trợ khi buộc phải bảo vệ niềm tin của mình trước những người không đồng ý với cô.
Mô tả cuộc tuần hành là "tuyệt vời", cô Milano cho biết cô rất có ấn tượng và bị "chóang" vì số lượng người như thế.
"Ngay giây phút khi tôi thấy nhiều người như thế, tôi gần như muốn khóc," cô nói.
Anh John Hughes, một sinh viên 18 tuổi tại trường Seton Hall Preparatory School in New Jersey, nói anh tham gia tuần hành vì "không phò sự sống là ngu dốt."
"Khoa học đã chứng minh rằng cuộc sống bắt đầu từ trong bụng mẹ", anh lập luận rằng những người ủng hộ phá thai là "thiếu trách nhiệm" khi nhắm mắt làm ngơ các dữ kiện của khoa học về sự phát triển của thai nhi.
Hughes nói rằng anh đặt hy vọng "một trăm phần trăm" về tương lai của phong trào phò sự sống, trong các nỗ lực lập pháp và cắt đứt ngân khỏan cho Planned Parenthood (cơ sở phá thai).
"Đây là một phong trào của thanh niên chúng tôi" anh nói.
Cô Kari Boyd, sinh viên Đại học Michigan, tin rằng nạn phá thai đã làm tổn thương người phụ nữ.
Cô giải thích rằng tổ chức Planned Parenthood và các tổ chức phá thai khác "không nói cho phụ nữ sự thật" khi họ nói rằng một em bé chưa ra đời là một "khối tế bào" và giấu nhẹm đi các sự kiện khoa học chứng minh một bào thai là "một con người khác."
Quyền của người phụ nữ không phải là "quyền được giết một đứa trẻ vô tội chưa sinh", cô Boyd nói. "Phụ nữ không có quyền giết người."
Thứ bảy trứơc đó, ở khắp nơi trên nước Mỹ người ta cũng đã tổ chức các cuộc tuần hành.
Nhiều cuộc tuần hành đã có số tham dự gia tăng.
Tại San Francisco, hơn 40.000 người đã tham gia cuộc "Đi Bộ" cho chủ đề "Phụ nữ xứng đáng được hưởng những điều tốt hơn là phá thai!". Số tham dự tương đương với năm ngóai.
Dân chúng đã tụ tập tại Civic Center Plaza phía trước City Hall để dự một cuộc "Hội chợ Thông tin," với âm nhạc, và các hoạt động cho trẻ em. Sau đó cuộc Tuấn hành bắt đầu vào buổi chiều, di chuyển từ Market Street tới Justin Herman Plaza tại khỏang Embarcadero, người đi chật kín cà chiếu dài và rộng của đường phố.
Cũng vậy tại Dallas, nơi vụ kiện Roe V. Wade khởi đầu, khỏang 10 ngàn người đã tham gia cuộc diễn hành hằng năm mặc dù thời tiết trở lạnh và có gió.
Tuy các tín đồ của nhà thờ Tin lành First Baptist Church không cùng đi diễn hành như năm ngóai, nhưng họ đã dồn nỗ lực để tổ chức một cuộc hội chợ "Phò Sự Sống" ngay sau buổi diễn hành, các mục sư Tin lành cũng là diễn giả của cuộc mít tinh trước tòa án liên bang Earle Cabell Federal Courthouse.
Cũng trong danh sách diễn giả, có bà Norma L. McCorvey, là nhân vật Roe trong "Roe V. Wade". Bà McCorvey đã từ bỏ lối sống đồng tính và đã trở thành một tín đồ Công Giáo từ năm 1994. Ngày nay bà hoạt động cho phong trào Phò Sự Sống để tìm cách lật đổ phán quyết mà bà đã gây ra.
Cách riêng, các cộng đồng người Việt trong vùng Dallas-Fort Worth đã tham gia với một số lượng đáng kể, một số rất đông đến từ Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do các cha DCCT cai quản. Các em Thiếu Nhi Thánh Thể, đi chung với các chủng sinh Dòng Chúa Cứu Thế, đã nổi bật trên đám diễn hành nhờ vào những bộ đồng phục và khăn quàng màu sắc.
Những hình ảnh về cuộc diễn hành Dallas được kèm sau đây:
Diễn Hành Phò Sự Sống tại Dallas năm 2012