Các bài giảng của linh mục Raniero Cantalamessa cho Giáo triều Vatican trong Mùa Vọng 2011
BÀI IV: KHỞI ĐI LẠI TỪ ĐẦU đợt sóng loan báo tin mừng hiện hành
I- Một địa chỉ mới của nỗ lực loan báo tin mừng
“Prope est iam Dominus : venite, adoremus” : “Đức Chúa đã ở kề bên : nào hãy đến, chúng ta hãy bái thờ Ngài”. Chúng ta hãy bắt đầu bài suy niệm nầy, như Phụng vụ các giờ kinh trong những ngày kề với Lễ Noël nầy vốn thường bắt đầu, để Phụng vụ các giờ kinh nầy cũng góp phần vào việc chuẩn bị cho Ngày Lễ trọng đại nầy.
Ngày hôm nay, chúng ta kết thúc những suy tư của chúng ta về nỗ lực loan báo tin mừng. Cho đến lúc nầy đây, tôi đã tìm cách tái dựng lại ba đợt sóng lớn loan báo tin mừng trong lịch sử của Giáo Hội. Chắc chắn rằng người ta có thể vẫn nhớ những công trình truyền giáo vĩ đại khác, như công trình truyền giáo được khởi xướng bởi thánh François-Xavier thế kỷ XVI ở phương Đông - Ấn độ, Trung hoa và Nhật bản – và như công cuộc loan báo tin mừng cho lục địa châu Phi bởi Daniele Comboni, Đức Hồng Y Guglielmo Massaia và biết bao người khác nữa. Tuy nhiên, vạn bất đắc dĩ cần phải có một chọn lựa, và tôi hy vọng rằng những suy tư của tôi sau đây sẽ cho phép nhận ra được lý do chọn lựa nầy.
Điều thay đổi và tạo ra sự khác biệt giữa các đợt sóng loan báo tin mừng khác nhau nầy, như đã được gợi lên, không phải là đối tượng của loan báo – “niềm tin đã được truyền đạt lại cho các thánh một lần thay cho tất cả”, nói theo ngôn ngữ của Thư của Jude - , mà là những người nhận, vốn riêng cho từng mỗi người, đó là thế giới Hy lạp và thế giới Roma, thế giới man di và tân thế giới, tức là lục địa châu Mỹ.
Vì thế, người ta tự hỏi : ngày hôm nay, trong đợt sóng loan báo tin mừng mới nầy, đợt sóng thứ tư, ai sẽ là người nhận đây ? Đây là câu trả lời : đó là thế giới phương Tây vốn đang bị tục hóa, và, dưới một số khía cạnh nào đó, thuộc thế hệ hậu-kitô. Việc chỉ rõ địa chỉ người nhận nầy, vốn đã thấy xuất hiện trong những tài liệu của Chân phước Giáo hoàng Jean-Paul II, nay lại càng trở nên đích danh hơn trong giáo huấn của Đức Thánh Cha Benoît XVI. Trong tự sắc mà qua đó ngài đã thiết lập “Hội đồng giáo hoàng để cổ vũ cho nỗ lực loan báo tin mừng mới”, Đức Thánh Cha Benoît XVI đã nói về việc “có nhiều xứ sở vốn đã có một truyền thống kitô xa xưa, nay trở thành trơ lì với sứ điệp tin mừng”.
Trong Mùa Vọng năm ngoái, tôi đã thử làm rõ điều đã tạo ra nét đặc thù của địa chỉ mới mà loan báo tin mừng muốn nhắm tới nầy, bằng cách tóm tắt lại qua ba khuôn mặt : khuynh hướng duy khoa học (scientisme), sự tục hóa (sécularisation), khuynh hướng duy lý (rationalisme). Ba khuynh hướng nầy chung qui đều dẫn đến cũng cùng một hậu quả : đó là khuynh hướng tương đối hóa mọi sự (relativisme).
Mỗi khi phát hiện ra một thế giới mới cần phải được loan báo tin mừng, thì chúng ta lại chứng giám sự xuất hiện của những con người loan báo tin mừng dành riêng cho thế hệ mới đó : các giám mục trong suốt ba thế kỷ đầu (nhất là nơi thế kỷ III), các đan sĩ trong đợt sóng thứ hai và các tu sĩ trong đợt sóng thứ ba. Ngày hôm nay cũng vậy, chúng ta đang chứng giám sự xuất hiện của một thế hệ mới các nhà loan báo tin mừng : đó là các giáo dân. Dĩ nhiên, không làm gì có chuyện thế hệ nầy ra đời để thay thế cho một thế hệ khác trước đó, mà ở đây chỉ nhằm muốn nói đến một sức mạnh mới của dân Thiên Chúa đến thêm vào những sức mạnh khác đã có trước đó, các giám mục, dưới sự hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng, vẫn luôn là những nhà hướng đạo có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội.
II- Như rãnh nước được tạo ra bởi một con tàu lớn trên biển
Tôi đã nói rằng dọc dài theo các thế kỷ, các địa chỉ lãnh nhận loan báo tin mừng có thay đổi, nhưng chính nội dung loan báo thì không. Tuy nhiên, tôi phải minh định cho rõ hơn khẳng định trên đây. Đã đành điều cốt yếu của loan báo không thể nào thay đổi được, nhưng cung cách trình bày loan báo đó, những ưu tiên, cái điểm mà từ đó chúng ta phải xuất phát trong loan báo nầy, có thể và phải thay đổi.
Chúng ta hãy doãn lại con đường mà loan báo tin mừng đã đi qua, để bây giờ đến được với chúng ta. Trước hết, đó là loan báo mà chính Đức Giêsu đã làm và mà đối tượng trung tâm là tin vui nầy : “Nước Thiên Chúa đã đến với anh em”. Tiếp theo pha kỳ độc nhất mà chúng ta thường gọi là “thời gian của Đức Giêsu” đó là “thời gian của Giáo Hội”, sau Biến cố Phục sinh. Lúc bấy giờ, Đức Giêsu không còn là người loan báo nữa, mà là Đấng được loan báo; hạn từ “Tin Mừng” (“Evangile”) không còn có nghĩa là “tin mừng do Đức Giêsu mang lại” nữa, mà là tin mừng về Đức Giêsu, tức là tin mừng mà đối tượng là Đức Giêsu và đặc biệt, sự chết và sự Phục sinh của Ngài. Đó luôn luôn vẫn là điều mà thánh Paul hiểu khi ngài sử dụng hạn từ “Tin Mừng”.
Nhưng, cần phải lưu ý đừng quá tách rời hai thời kỳ và hai loan báo nầy, thời gian của Đức Giêsu và thời gian của Giáo Hội, hay, như người ta có thói quen hay nói, tách rời “Đức Giêsu lịch sử” ra khỏi “Đức Kitô của niềm tin”. Đức Giêsu không chỉ là đối tượng của loan báo của Giáo Hội, điều được loan báo. Coi chừng đừng chỉ giản lược Ngài như thể chỉ là vậy mà thôi ! Làm thế có nghĩa là người ta đã quên mất sự Phục sinh của Ngài. Trong loan báo của Giáo Hội, chính Đức Kitô phục sinh, cùng với Thần Khí của Ngài, vẫn là Đấng đang nói; Đức Kitô vẫn còn là chủ thể đang loan báo. Như một bản văn của Công đồng đã nói : “Đức Kitô vẫn hiện diện nơi lời của Ngài, bởi vì chính Ngài vẫn đang nói khi người ta đọc các Sách Thánh bên trong Giáo Hội”.
Khởi đi từ loan báo đầu tiên của Giáo Hội, tức là “kérygme”. Chúng ta có thể qua việc dùng một hình ảnh tóm tắt lại diễn tiến liên tục của nỗ lực rao giảng của Giáo Hội. Chúng ta hãy tưởng tượng như đó là rãnh nước mà con tàu để lại phía sau nó trong chuyến hải hành. Rãnh nước nầy khi bắt đầu chỉ là một chấm nhỏ được tạo ra bởi mũi của con tàu, nhưng cái chấm nhỏ đó cứ mãi dần kéo dài ra cho đến lúc mất hút tận cuối chân trời và chấm dứt với việc nối kết lại được hai bờ biển đối diện với nhau. Đó chính là điều đã xẫy ra trong loan báo của Giáo Hội : loan báo nầy bắt đầu chỉ như một chấm nhỏ : kérygme, “Đức Giêsu, đã bị nộp vì tội lỗi của chúng ta và đã được phục sinh để công chính hóa chúng ta” (xem Rm 4, 25; 1 Cr 15, 1-3); hay cách hệ thống hơn : “Giêsu là Đức Chúa !” (Cv 2, 36; Rm 10, 9).
Bước giản nở đầu tiên của chấm nhỏ nầy xuất hiện với sự ra đời của 4 sách tin mừng, được viết ra để giải thích cái lõi hạt nhân ban sơ nầy, và cùng với phần còn lại của Tân Ước; tiếp đến là truyền thống của Giáo Hội, cùng với quyền giáo huấn, phụng vụ, thần học, các cơ cấu, các luật lệ, đường hướng linh đạo của Giáo Hội. Kết quả cuối cùng là cả một di sản đồ sộ bao la bát ngát, khiến người ta nghĩ đến cái chuỗi rãnh nước hút mắt mà con tàu đã để lại trên mặt biển khơi.
Vì thế, nếu muốn tin mừng hóa thế giới bị tục hóa nầy, cần phải có một chọn lựa. Bắt đầu từ đâu ? Khởi đi từ bất cứ điểm nào trên rãnh nước đó, hay từ chấm nhỏ đầu tiên ? Cái di sản dồi dào cơ man nào là giáo thuyết và những định chế đó có thể trở thành một điều bất lợi, nếu chúng ta tìm cách giới thiệu về mình, cùng với cả gia tài đó, cho một người mà từ lâu đã đánh mất mọi tiếp xúc với Giáo Hội và chẳng còn biết Đức Giêsu là ai. Làm thế cũng chẳng khác gì đi mặc cho một đứa trẻ con bộ áo gấm vóc rộng thùng thình và nặng nề mà các giám mục và linh mục vẫn thường mặc trong một vài dịp nào đó trong năm phụng vụ.
Cần phải giúp cho con người nầy tiếp xúc ngay được với Đức Giêsu; cùng với con người đó, hãy làm ngay điều mà Pierre đã làm trong Ngày Lễ Ngũ Tuần với ba ngàn người hiện diện : nói ngay với những con người nầy về Đức Giêsu mà chúng ta đã đóng đinh trên thập giá và mà Thiên Chúa đã làm cho Ngài phục sinh, dẫn con người nầy đến cái điểm mà cả anh ta nữa, một khi được đánh động nơi chính con tim, cũng sẽ thốt lên xin : “Thưa anh em, chúng tôi phải làm gì đây ?” và chính chúng ta cũng sẽ trả lời, như Pierre đã trả lời : “Hãy ăn năn thông hối, hãy lãnh nhận Thánh tẩy, nếu anh em chưa lãnh nhận, hay hãy xưng thú tội lỗi, nếu anh em đã từng được thánh tẩy rồi.”
Cũng như ngày xưa, ngày nay cũng vậy, những ai đáp trả lại lời loan báo sẽ được hiệp nhất lại với cộng đoàn những kẻ tin, họ sẽ được nghe lời dạy dỗ của các tông đồ và được tham dự vào việc bẻ bánh; tùy theo ân sủng nhận được và tùy theo đáp trả của mỗi người, những người nầy, dân dần, sẽ có thể sở đắc được cả cái di sản đồ sộ nầy, vốn khai sinh từ chấm nhỏ là kérygme của các tông đồ. Người ta không đón nhận Đức Giêsu dựa trên lời của Giáo Hội, mà người ta đón nhận Giáo Hội dựa trên lời của Đức Giêsu.
Chúng ta đang có một đồng minh bất đắc dĩ trong nỗ lực nầy : đó là thất bại của tất cả mọi nỗ lực qua đó thế giới bị tục hóa nầy muốn thay thế loan báo tin mừng kitô đầu tiên (kérygme chrétien) bằng những “tiếng kêu” khác và “những biểu tình” khác. Tôi thường thích lấy làm thí dụ bức tranh nỗi tiếng “Tiếng kêu” của nghệ sĩ gốc người Na uy, Edvard Munch. Một người đứng trên cầu, đàng sau là một cái nền màu đỏ nhạt, hai tay vòm quanh cái miệng ngoác to gần như hết cỡ, gào to lên, người ta hiểu ngay tức khắc đó là một tiếng kêu kinh hoàng, một tiếng kêu trống rỗng, không lời, đó chỉ là một âm thanh. Lối diễn tả hoàn cảnh của con người hiện đại như thế, theo tôi, xem ra mang lại nhiều hiệu quả nhất. Đó là hoàn cảnh của một con người đã quên bẵng đi mất tiếng kêu ăm ắp đầy nội dung là loan báo đầu tiên của các tông đồ (kérygme) và cảm thấy cần phải gào vào khoảng không nỗi kinh hoàng xao xuyến hiện sinh của riêng mình.
III- Đức Kitô, người đương thời với chúng ta
Bây giờ đây, tôi muồn thử tìm cách giải thích tại sao trong kitô-giáo, bất cứ khoảnh khắc nào, người ta cũng có thể lại bắt đầu khởi đi từ mũi của con tàu, mà đó không phải chỉ là một thứ tưởng tượng hay đơn giản chỉ là một công việc khảo cổ mà thôi. Lý do vốn đơn giản : con tàu vẫn còn rẽ nước trên biển khơi và rãnh nước đó vẫn còn được bắt đầu với một chấm nhỏ !
Mặc dù ông ta đã có nói nhiều điều rất đẹp đẽ về niềm tin và về Đức Giêsu, nhưng có một điểm tôi không đồng tình với triết gia Kierkegaard. Một trong những đề tài ưa thích của ông ta đó là đặc tính đồng thời của Đức Kitô. Nhưng, Kierkegaard quan niệm tính đồng thời có nghĩa là chúng ta phải trở nên những ngưởi đồng thời của Đức Kitô. “Kẻ muốn tin vào Đức Kitô – ông ta viết – bắt buộc phải trở thành kẻ đồng thời với Ngài trong sự hạ mình xuống”. Điều đó có nghĩa là để tin thực sự, cũng cùng một thứ niềm tin mà các tông đồ được đòi hỏi phải có, cần phải vượt qua 2000 năm lịch sử và những xác nhận về Đức Kitô và phải tự đặt mình vào vị trí của những kẻ mà Đức Giêsu đã ngõ lời với : “Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang khổ đau vì gánh nặng đè vai, và Ta, Ta sẽ cho các ngươi được nghỉ ngơi” (Mt 11, 28). Làm sao người ta có đủ can đảm để tin vào một lời hứa hẹn như vậy được chứ, khi mà Đấng đã đưa ra lời hứa hẹn đó, chính Ngài chẳng có nổi một viên đá để gối đầu ?
Tính đồng thời đích thực vốn là một điều khác : chính Đức Kitô trở thành người đồng thời của chúng ta, bởi vì, sau khi đã được phục sinh, Ngài vẫn sống trong Thần Khí và trong Giáo Hội. Nếu chúng ta phải trở thành những kẻ đồng thời của Đức Kitô, thì sự đồng thời nầy chỉ có trong ý hướng mà thôi; còn nếu chính Đức Kitô trở thành người đồng thời với chúng ta, thì sự đồng thời nầy là điều có thực. Theo một tư tưởng linh đạo táo bạo của anh em chính thống giáo, thì “lời kinh xin hãy làm quay trở lại (anamnèse) là một hành vi khiến cho quá khứ còn hiện diện hơn cả khi mà nó đã được sống”. Đó không phải là một sự thái quá. Trong cử hành phụng vụ thánh lễ, biến cố chết và phục sinh của Đức Kitô trở nên hiện thực đối với tôi còn hơn cả đối với những kẻ đã được tham dự cách cụ thể và với thể xác trước kia, bởi vì, vào lúc đó, chỉ là một sự hiện diện “theo thể xác”, còn bây giờ là một sự hiện diện “theo Thần Khí”.
Cũng một điều như vậy đối với những ai, với niềm tin, công bố : “Đức Kitô đã chết vì những tội lỗi của tôi, Ngài đã phục sinh để làm cho tôi được công chính hóa, Ngài là Đức Chúa”. Một tác giả thế kỷ IV đã viết : “Đối với mỗi một người, khởi đầu của sự sống, đó là lúc Đức Kitô đã bị hiến tế cho chính người đó. Nhưng, Đức Kitô bị hiến tế cho anh ta vào lúc mà anh ta nhận ra được ân sủng đó và ý thức được những hệ quả mà anh ta nhận được từ hành vi hiến tế nầy”.
Tôi nhận thấy quả không dễ dàng gì, thậm chí có lẽ còn không thể khi phải nói những điều nầy cho người ta, và còn tệ hơn nữa khi phải nói những điều đó cho thế giới đã bị tục hóa ngày hôm nay; nhưng, đó chính là điều mà chúng ta, những người rao giảng tin mừng, cần phải biết nằm lòng, để có thể kín múc được ở đấy lòng can đảm và tin vào lời của Jean, người rao giảng tin mừng khi ngài nói : “Đấng ở trong anh em mạnh hơn kẻ ở trong thế gian” (1 Ga 4, 4).
IV- Các giáo dân, những diễn viên chính trong nỗ lực tin mừng hóa
Ngay từ đầu, tôi đã nói, trong pha kỳ tin mừng hóa hiện nay, các giáo dân là những diễn viên chính mới. Vai trò nầy vốn đã được đề cập đến bởi Công đồng, trong sắc lệnh “Apostolicam actuositatem”, bởi Đức Thánh Cha Paul VI trong “Evangelii nuntiandi”, và bởi Đức Thánh Cha Jean-Paul II trong “Christifideles laici”.
Những tiền đề của lời mời gọi phổ quát cho sứ mạng truyền giáo nầy đã được tìm thấy trong Tin Mừng. Sau lần đầu tiên sai các tông đồ đi truyền giáo, như người ta đọc thấy trong tin mừng của Luc, Đức Giêsu “còn chỉ định 72 người, và Ngài đã sai họ, cứ hai người một, đi trước Ngài đến tất cả các làng mạc, địa điểm mà Ngài sẽ đến” (Lc 10, 1). 72 môn đệ nầy có lẽ là tất cả những người mà Ngài đã qui tụ được cho đến lúc đó, hay chí ít là tất cả những người cách nghiêm túc đã có thể sẵn sàng cùng dấn thân với Ngài. Vì thế, như vậy là Đức Giêsu đã sai đi “tất cả” các môn đệ của mình.
Tôi có biết một người giáo dân ở Hoa Kỳ, cha của một gia đình, bên cạnh nghề nghiệp của mình, còn có một hoạt động tin mừng hóa rất hăng say. Đó là một con người có đầu óc khôi hài, tin mùng hóa bằng cách tạo ra được những tràng cười thoải mái, bởi vì chỉ có những người Mỹ mới có thể làm được như vậy. Khi đến một địa điểm mới, ông ta bắt đầu bằng cách rất nghiêm túc nói như thế nầy : “2500 vị giám mục, tụ tập lại ở Vatican, đã xin tôi đến loan báo cho các bạn Tin Mừng”. Tự nhiên là người ta bắt đầu cảm thấy tò mò. Lúc bấy giờ ông ta mới giải thích rằng 2500 vị giám mục là những con người đã tham dự Công đồng Vatican II và đã soạn thảo sắc lệnh về sứ mạng tông đồ của các giáo dân, trong đó mỗi giáo dân đều được mời gọi tham gia vào sứ mạng truyền giáo loan báo tin mừng của Giáo Hội. Ông ta như vậy là hoàn toàn có lý khi nói “các ngài đã xin tôi”. Những lời nầy không phải là những lời nói với không khí, hãy nói cho tất cả và từng người một : những lời nầy được ngõ với mỗi giáo dân công giáo, đích thân từng cá nhân một.
Ngày nay, chúng ta biết năng lượng hạt nhân vốn xuất phát ra từ một “sự phân rã” nguyên tử. Một nguyên tử uranium bị bắn và “bị phá vỡ ra” thành hai do cú va chạm được tạo ra bởi một phân tử được gọi là neutron, trong tiến trình nầy, làm giải phóng ra năng lượng. Và, lúc bấy giờ, bắt đầu một phản ứng dây chuyền. Hai yếu tố mới tiếp tục phải chịu một “sự phân rã”, tức là đến lượt chúng, mỗi một yếu tố nầy lại tách ra thành hai nguyên tử khác, hai nguyên tử nầy lại tách thành bốn nguyên tử khác và rồi cứ như vậy tạo ra hằng tỷ nguyên tử, đến nỗi cuối cùng, năng lượng “được giải phóng ra” vô cùng vô tận. Và không nhất thiết đó là năng lượng phá hủy, bởi vì năng lượng hạt nhân cũng có thể được dùng cho những mục đích hòa bình, vì lợi ích của con người.
Trong ý nghĩa đó, trên bình diện thuộc linh, chúng ta có thể nói rằng những người giáo dân vốn là một thứ năng lượng hạt nhân của Giáo Hội. Một người giáo dân mà được Tin Mừng chạm tới, sống trong môi trường được bao quanh, có thể “làm lây nhiễm” thêm hai người khác, và với hai người nầy thêm bốn người khác nữa, và bởi vì con số các kitô-hữu giáo dân không chỉ có hàng chục ngàn người như hàng giáo sĩ, mà phải tính đến hàng trăm triệu, vì thế, những người giáo dân thực sự có thể đóng một vai trò mang tính quyết định, trong nỗ lực làm lan tỏa ánh sáng mang lại nhiều lợi ích của Tin Mừng vào trong thế giới.
Không phải chỉ từ Công đồng Vatican II người ta mới bắt đầu nói về chuyện giáo dân làm việc tông đồ : người ta đã nói về điều nầy từ rất lâu trước đó. Nhưng, điều mới mẻ mà Công đồng mang lại trong lãnh vực nầy đó là tước hiệu mà dưới tư cách đó các giáo dân đóng góp vào công việc tông đồ của hàng giáo phẩm. Đó không phải đơn giản chỉ là những cộng tác viên được kêu gọi để tham dự vào, tùy theo nghề nghiệp, thời gian và khả năng của họ; các giáo dân là những người mang trong mình những đặc sủng, mà nhờ đó, như hiến chế Lumen Gentium đã nói, “họ tỏ ra thích hợp và trong tư thế sẵn sàng để cáng đáng được những trách nhiệm khác nhau và những phần vụ có lợi cho nỗ lực canh tân và phát triển Giáo Hội”.
Đức Giêsu đã muốn các tông đồ của Ngài là những người chăn chiên và là những kẻ đánh cá người. Đối với chúng ta, hàng giáo sĩ, có vẻ như làm kẻ chăn chiên thì dễ dàng hơn là làm người đánh cá; tức là, thà với lời và các bí tích, nuôi nấng những ai đến với Giáo Hội còn hơn là ra đi tìm kiếm những kẻ ở xa, trong những môi trường tạp nham của cuộc sống. Dụ ngôn con chiên bị thất lạc ngày nay có lẽ phải được đọc ngược lại : 99 con chiên thì ở xa, và chỉ một con chiên còn ở lại trong chuồng. Điều nguy hiểm, đó là người ta dành tất cả thời gian để nuôi nấng chỉ một con chiên còn ở lại, và chẳng có thời gian đi tìm kiếm những con chiên đang lạc xa ràn, chỉ với cái cớ là thiếu linh mục. Trong tình hình đó, phần đóng góp của anh chị em giáo dân xem ra là ân sủng quan phòng.
Các “phong trào giáo hội” vốn tiền phong nhất trong lãnh vực nầy. Sự đóng góp mang tính biệt loại cho nỗ lực tin mừng hóa của những phong trào nầy đó là cống hiến cho những người trưởng thành một cơ hội để tái khám phá lại bí tích thánh tẩy của mình, và trở thành những phần tử năng nỗ và dấn thân của Giáo Hội. Ngày hôm nay, có nhiều cuộc trở lại nơi anh chị em không tin, và việc nhiều kitô-hữu quay trở về lại với thực hành tôn giáo đã được chứng thực trong cái khung của những phong trào nầy.
Mới đây thôi, nhằm hướng về nỗ lực tin mừng hóa nầy, Đức Thánh Cha Benoît XVI đã trở lại với đề tài tầm quan trọng của gia đình, khi nói về “vai trò số một” của các gia đình kitô trong lãnh vực nầy. “Cũng như sự vắng bóng Thiên Chúa và cơn khủng hoảng gia đình vốn liên kết với nhau, - ngài nói - cũng vậy, nỗ lực tin mừng hóa mới không thể tách rời khỏi gia đình kitô”.
Khi chú giải bản văn của Luc nơi có nói rằng Đức Giêsu “còn chỉ định 72 môn đệ, và sai họ từng hai người một đi trước Ngài vào các làng mạc và nơi chốn mà chính Ngài sẽ phải đến” (Lc 10, 1), thánh Grégoire le Grand đã viết rằng Ngài sai từng hai người một “bởi vì kém đi một người thì không thể có tình yêu”, và tình yêu là điều cho phép con người nhận ra rằng chúng ta là những môn đệ của Đức Kitô. Điều nầy có giá trị cho tất cả mọi người, nhưng nhất là cách đặc biệt cho những bậc làm cha làm mẹ. Nếu như các bậc làm cha làm mẹ chẳng thể làm được gì giúp đỡ con cái trong đức tin, họ hẳn đã làm được rất nhiều, nếu như, khi nhìn vào họ, các đứa con nầy có thể nói với nhau : “Hãy nhìn xem bố mẹ , các ngài đã yêu thương nhau biết bao !” “Tình yêu đến từ Thiên Chúa”, Thánh Kinh đã nói vậy (1 Ga 4, 7) và điều đó giải thích tại sao ở bất cứ nơi nào dù chỉ có một chút tình yêu đích thực thôi, là ở đấy Thiên chúa được loan báo.
Công cuộc loan báo tin mừng thứ nhất bắt đầu giữa các bức tường nhà. Một ngày kia, với một người trẻ hỏi Ngài anh ta phải làm gì để được cứu độ, Đức Giêsu đã trả lời : “Hãy đi và bán tất cả gì anh có, bố thí cho người nghèo…, rồi đến và theo Ta” (Mc 10, 21); nhưng với một người trẻ khác muốn từ bỏ mọi sự và đi theo Ngài, thì Ngài lại không chấp thuận, và đã nói với anh ta : “Hãy trở về nhà với những người thân của anh, hãy loan báo cho họ tất cả gì Đức Chúa đã làm cho anh vì lòng thương xót của Ngài.” (Mc 5, 19).
Có một ca khúc tôn giáo của người da đen rất nổi tiếng đã nói : “There is a balm in Gilead” (“Có một khúc nhựa thơm ở Gilead”). Một số lời ca trong đó có thể cổ vũ anh chị em giáo dân, nhưng không chỉ họ thôi đâu, trong nỗ lực tin mừng hóa từ người nầy sang người nọ, từ cánh cửa nhà nầy sang cánh cửa nhà khác. Bài ca nói như thế nầy :
“Nếu bạn không thể rao giảng như Pierre; nếu bạn không thể rao giảng như Paul, hãy quay trở về nhà mình và nói với những người lân cận của bạn : Đức Kitô đã chết để cứu độ tất cả chúng ta !”
Chỉ còn hai ngày nữa là đến Lễ Noël. Quả là một điều an ủi cho anh chị em giáo dân của chúng ta khi nhớ lại rằng xung quanh chiếc nôi của Đức Giêsu, bên cạnh Mẹ Maria và thánh Giuse, chỉ có những đại diện của họ là những chú mục đồng và các nhà chiêm tinh.
Lễ Noël dẫn chúng ta đến với cái đầu mũi nhọn của đầu mũi nhọn của rãnh nước được tạo ra bởi con tàu đang đi, bởi vì tất cả đều khởi đi từ đó, từ Chú Bé nằm trong máng cỏ. Trong phụng vụ, chúng ta sẽ nghe xướng lên “Hodie Christus natus est, hodie Salvator apparuit” (“Hôm nay, Đức Kitô sinh ra, hôm nay, Đấng Cứu Tinh xuất hiện”). Khi nghe điều đó, chúng ta hãy nghĩ lại điều mà chúng ta đã nói về lời kinh xin hãy làm quay trở lại (anamnèse), nhờ đó, khiến cho biến cố đã diễn ra trong quá khứ còn hiện diện hơn cả khi mà nó đã diễn ra lần đầu tiên. Phải, Đức Kitô hôm nay sinh ra, bởi vì Ngài thực sự sinh ra cho tôi ngay lúc mà tôi nhận ra được mầu nhiệm, ngay lúc mà tôi tin vào mầu nhiệm nầy. “Ích gì cho tôi việc Đức Kitô một lần đã sinh ra bởi Mẹ Maria ở Bethléem, nếu Ngài lại không sinh ra trong trái tim tôi, nhờ đức tin ?” : đó là những lời đã được thốt lên bởi Origène và đã được thánh Augustin và thánh Bernard lập lại.
Hãy biến thành của chúng ta lời mời gọi đã được Đức Thánh Cha lựa chọn như những ước nguyện của mùa Noël năm nay, và chúng ta hãy lâp lại điều đó bằng chỉ một hơi thở, với tất cả tấm lòng của chúng ta : “Veni ad salvandum nos”, “Lạy Chúa, xin hãy đến cứu độ chúng con !”.
[Nguyên tác Ý ngữ; Bản Pháp ngữ của Zenit (Isabelle Cousturié); Bản Việt ngữ của linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung].
BÀI IV: KHỞI ĐI LẠI TỪ ĐẦU đợt sóng loan báo tin mừng hiện hành
I- Một địa chỉ mới của nỗ lực loan báo tin mừng
“Prope est iam Dominus : venite, adoremus” : “Đức Chúa đã ở kề bên : nào hãy đến, chúng ta hãy bái thờ Ngài”. Chúng ta hãy bắt đầu bài suy niệm nầy, như Phụng vụ các giờ kinh trong những ngày kề với Lễ Noël nầy vốn thường bắt đầu, để Phụng vụ các giờ kinh nầy cũng góp phần vào việc chuẩn bị cho Ngày Lễ trọng đại nầy.
Ngày hôm nay, chúng ta kết thúc những suy tư của chúng ta về nỗ lực loan báo tin mừng. Cho đến lúc nầy đây, tôi đã tìm cách tái dựng lại ba đợt sóng lớn loan báo tin mừng trong lịch sử của Giáo Hội. Chắc chắn rằng người ta có thể vẫn nhớ những công trình truyền giáo vĩ đại khác, như công trình truyền giáo được khởi xướng bởi thánh François-Xavier thế kỷ XVI ở phương Đông - Ấn độ, Trung hoa và Nhật bản – và như công cuộc loan báo tin mừng cho lục địa châu Phi bởi Daniele Comboni, Đức Hồng Y Guglielmo Massaia và biết bao người khác nữa. Tuy nhiên, vạn bất đắc dĩ cần phải có một chọn lựa, và tôi hy vọng rằng những suy tư của tôi sau đây sẽ cho phép nhận ra được lý do chọn lựa nầy.
Điều thay đổi và tạo ra sự khác biệt giữa các đợt sóng loan báo tin mừng khác nhau nầy, như đã được gợi lên, không phải là đối tượng của loan báo – “niềm tin đã được truyền đạt lại cho các thánh một lần thay cho tất cả”, nói theo ngôn ngữ của Thư của Jude - , mà là những người nhận, vốn riêng cho từng mỗi người, đó là thế giới Hy lạp và thế giới Roma, thế giới man di và tân thế giới, tức là lục địa châu Mỹ.
Vì thế, người ta tự hỏi : ngày hôm nay, trong đợt sóng loan báo tin mừng mới nầy, đợt sóng thứ tư, ai sẽ là người nhận đây ? Đây là câu trả lời : đó là thế giới phương Tây vốn đang bị tục hóa, và, dưới một số khía cạnh nào đó, thuộc thế hệ hậu-kitô. Việc chỉ rõ địa chỉ người nhận nầy, vốn đã thấy xuất hiện trong những tài liệu của Chân phước Giáo hoàng Jean-Paul II, nay lại càng trở nên đích danh hơn trong giáo huấn của Đức Thánh Cha Benoît XVI. Trong tự sắc mà qua đó ngài đã thiết lập “Hội đồng giáo hoàng để cổ vũ cho nỗ lực loan báo tin mừng mới”, Đức Thánh Cha Benoît XVI đã nói về việc “có nhiều xứ sở vốn đã có một truyền thống kitô xa xưa, nay trở thành trơ lì với sứ điệp tin mừng”.
Trong Mùa Vọng năm ngoái, tôi đã thử làm rõ điều đã tạo ra nét đặc thù của địa chỉ mới mà loan báo tin mừng muốn nhắm tới nầy, bằng cách tóm tắt lại qua ba khuôn mặt : khuynh hướng duy khoa học (scientisme), sự tục hóa (sécularisation), khuynh hướng duy lý (rationalisme). Ba khuynh hướng nầy chung qui đều dẫn đến cũng cùng một hậu quả : đó là khuynh hướng tương đối hóa mọi sự (relativisme).
Mỗi khi phát hiện ra một thế giới mới cần phải được loan báo tin mừng, thì chúng ta lại chứng giám sự xuất hiện của những con người loan báo tin mừng dành riêng cho thế hệ mới đó : các giám mục trong suốt ba thế kỷ đầu (nhất là nơi thế kỷ III), các đan sĩ trong đợt sóng thứ hai và các tu sĩ trong đợt sóng thứ ba. Ngày hôm nay cũng vậy, chúng ta đang chứng giám sự xuất hiện của một thế hệ mới các nhà loan báo tin mừng : đó là các giáo dân. Dĩ nhiên, không làm gì có chuyện thế hệ nầy ra đời để thay thế cho một thế hệ khác trước đó, mà ở đây chỉ nhằm muốn nói đến một sức mạnh mới của dân Thiên Chúa đến thêm vào những sức mạnh khác đã có trước đó, các giám mục, dưới sự hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng, vẫn luôn là những nhà hướng đạo có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội.
II- Như rãnh nước được tạo ra bởi một con tàu lớn trên biển
Tôi đã nói rằng dọc dài theo các thế kỷ, các địa chỉ lãnh nhận loan báo tin mừng có thay đổi, nhưng chính nội dung loan báo thì không. Tuy nhiên, tôi phải minh định cho rõ hơn khẳng định trên đây. Đã đành điều cốt yếu của loan báo không thể nào thay đổi được, nhưng cung cách trình bày loan báo đó, những ưu tiên, cái điểm mà từ đó chúng ta phải xuất phát trong loan báo nầy, có thể và phải thay đổi.
Chúng ta hãy doãn lại con đường mà loan báo tin mừng đã đi qua, để bây giờ đến được với chúng ta. Trước hết, đó là loan báo mà chính Đức Giêsu đã làm và mà đối tượng trung tâm là tin vui nầy : “Nước Thiên Chúa đã đến với anh em”. Tiếp theo pha kỳ độc nhất mà chúng ta thường gọi là “thời gian của Đức Giêsu” đó là “thời gian của Giáo Hội”, sau Biến cố Phục sinh. Lúc bấy giờ, Đức Giêsu không còn là người loan báo nữa, mà là Đấng được loan báo; hạn từ “Tin Mừng” (“Evangile”) không còn có nghĩa là “tin mừng do Đức Giêsu mang lại” nữa, mà là tin mừng về Đức Giêsu, tức là tin mừng mà đối tượng là Đức Giêsu và đặc biệt, sự chết và sự Phục sinh của Ngài. Đó luôn luôn vẫn là điều mà thánh Paul hiểu khi ngài sử dụng hạn từ “Tin Mừng”.
Nhưng, cần phải lưu ý đừng quá tách rời hai thời kỳ và hai loan báo nầy, thời gian của Đức Giêsu và thời gian của Giáo Hội, hay, như người ta có thói quen hay nói, tách rời “Đức Giêsu lịch sử” ra khỏi “Đức Kitô của niềm tin”. Đức Giêsu không chỉ là đối tượng của loan báo của Giáo Hội, điều được loan báo. Coi chừng đừng chỉ giản lược Ngài như thể chỉ là vậy mà thôi ! Làm thế có nghĩa là người ta đã quên mất sự Phục sinh của Ngài. Trong loan báo của Giáo Hội, chính Đức Kitô phục sinh, cùng với Thần Khí của Ngài, vẫn là Đấng đang nói; Đức Kitô vẫn còn là chủ thể đang loan báo. Như một bản văn của Công đồng đã nói : “Đức Kitô vẫn hiện diện nơi lời của Ngài, bởi vì chính Ngài vẫn đang nói khi người ta đọc các Sách Thánh bên trong Giáo Hội”.
Khởi đi từ loan báo đầu tiên của Giáo Hội, tức là “kérygme”. Chúng ta có thể qua việc dùng một hình ảnh tóm tắt lại diễn tiến liên tục của nỗ lực rao giảng của Giáo Hội. Chúng ta hãy tưởng tượng như đó là rãnh nước mà con tàu để lại phía sau nó trong chuyến hải hành. Rãnh nước nầy khi bắt đầu chỉ là một chấm nhỏ được tạo ra bởi mũi của con tàu, nhưng cái chấm nhỏ đó cứ mãi dần kéo dài ra cho đến lúc mất hút tận cuối chân trời và chấm dứt với việc nối kết lại được hai bờ biển đối diện với nhau. Đó chính là điều đã xẫy ra trong loan báo của Giáo Hội : loan báo nầy bắt đầu chỉ như một chấm nhỏ : kérygme, “Đức Giêsu, đã bị nộp vì tội lỗi của chúng ta và đã được phục sinh để công chính hóa chúng ta” (xem Rm 4, 25; 1 Cr 15, 1-3); hay cách hệ thống hơn : “Giêsu là Đức Chúa !” (Cv 2, 36; Rm 10, 9).
Bước giản nở đầu tiên của chấm nhỏ nầy xuất hiện với sự ra đời của 4 sách tin mừng, được viết ra để giải thích cái lõi hạt nhân ban sơ nầy, và cùng với phần còn lại của Tân Ước; tiếp đến là truyền thống của Giáo Hội, cùng với quyền giáo huấn, phụng vụ, thần học, các cơ cấu, các luật lệ, đường hướng linh đạo của Giáo Hội. Kết quả cuối cùng là cả một di sản đồ sộ bao la bát ngát, khiến người ta nghĩ đến cái chuỗi rãnh nước hút mắt mà con tàu đã để lại trên mặt biển khơi.
Vì thế, nếu muốn tin mừng hóa thế giới bị tục hóa nầy, cần phải có một chọn lựa. Bắt đầu từ đâu ? Khởi đi từ bất cứ điểm nào trên rãnh nước đó, hay từ chấm nhỏ đầu tiên ? Cái di sản dồi dào cơ man nào là giáo thuyết và những định chế đó có thể trở thành một điều bất lợi, nếu chúng ta tìm cách giới thiệu về mình, cùng với cả gia tài đó, cho một người mà từ lâu đã đánh mất mọi tiếp xúc với Giáo Hội và chẳng còn biết Đức Giêsu là ai. Làm thế cũng chẳng khác gì đi mặc cho một đứa trẻ con bộ áo gấm vóc rộng thùng thình và nặng nề mà các giám mục và linh mục vẫn thường mặc trong một vài dịp nào đó trong năm phụng vụ.
Cần phải giúp cho con người nầy tiếp xúc ngay được với Đức Giêsu; cùng với con người đó, hãy làm ngay điều mà Pierre đã làm trong Ngày Lễ Ngũ Tuần với ba ngàn người hiện diện : nói ngay với những con người nầy về Đức Giêsu mà chúng ta đã đóng đinh trên thập giá và mà Thiên Chúa đã làm cho Ngài phục sinh, dẫn con người nầy đến cái điểm mà cả anh ta nữa, một khi được đánh động nơi chính con tim, cũng sẽ thốt lên xin : “Thưa anh em, chúng tôi phải làm gì đây ?” và chính chúng ta cũng sẽ trả lời, như Pierre đã trả lời : “Hãy ăn năn thông hối, hãy lãnh nhận Thánh tẩy, nếu anh em chưa lãnh nhận, hay hãy xưng thú tội lỗi, nếu anh em đã từng được thánh tẩy rồi.”
Cũng như ngày xưa, ngày nay cũng vậy, những ai đáp trả lại lời loan báo sẽ được hiệp nhất lại với cộng đoàn những kẻ tin, họ sẽ được nghe lời dạy dỗ của các tông đồ và được tham dự vào việc bẻ bánh; tùy theo ân sủng nhận được và tùy theo đáp trả của mỗi người, những người nầy, dân dần, sẽ có thể sở đắc được cả cái di sản đồ sộ nầy, vốn khai sinh từ chấm nhỏ là kérygme của các tông đồ. Người ta không đón nhận Đức Giêsu dựa trên lời của Giáo Hội, mà người ta đón nhận Giáo Hội dựa trên lời của Đức Giêsu.
Chúng ta đang có một đồng minh bất đắc dĩ trong nỗ lực nầy : đó là thất bại của tất cả mọi nỗ lực qua đó thế giới bị tục hóa nầy muốn thay thế loan báo tin mừng kitô đầu tiên (kérygme chrétien) bằng những “tiếng kêu” khác và “những biểu tình” khác. Tôi thường thích lấy làm thí dụ bức tranh nỗi tiếng “Tiếng kêu” của nghệ sĩ gốc người Na uy, Edvard Munch. Một người đứng trên cầu, đàng sau là một cái nền màu đỏ nhạt, hai tay vòm quanh cái miệng ngoác to gần như hết cỡ, gào to lên, người ta hiểu ngay tức khắc đó là một tiếng kêu kinh hoàng, một tiếng kêu trống rỗng, không lời, đó chỉ là một âm thanh. Lối diễn tả hoàn cảnh của con người hiện đại như thế, theo tôi, xem ra mang lại nhiều hiệu quả nhất. Đó là hoàn cảnh của một con người đã quên bẵng đi mất tiếng kêu ăm ắp đầy nội dung là loan báo đầu tiên của các tông đồ (kérygme) và cảm thấy cần phải gào vào khoảng không nỗi kinh hoàng xao xuyến hiện sinh của riêng mình.
III- Đức Kitô, người đương thời với chúng ta
Bây giờ đây, tôi muồn thử tìm cách giải thích tại sao trong kitô-giáo, bất cứ khoảnh khắc nào, người ta cũng có thể lại bắt đầu khởi đi từ mũi của con tàu, mà đó không phải chỉ là một thứ tưởng tượng hay đơn giản chỉ là một công việc khảo cổ mà thôi. Lý do vốn đơn giản : con tàu vẫn còn rẽ nước trên biển khơi và rãnh nước đó vẫn còn được bắt đầu với một chấm nhỏ !
Mặc dù ông ta đã có nói nhiều điều rất đẹp đẽ về niềm tin và về Đức Giêsu, nhưng có một điểm tôi không đồng tình với triết gia Kierkegaard. Một trong những đề tài ưa thích của ông ta đó là đặc tính đồng thời của Đức Kitô. Nhưng, Kierkegaard quan niệm tính đồng thời có nghĩa là chúng ta phải trở nên những ngưởi đồng thời của Đức Kitô. “Kẻ muốn tin vào Đức Kitô – ông ta viết – bắt buộc phải trở thành kẻ đồng thời với Ngài trong sự hạ mình xuống”. Điều đó có nghĩa là để tin thực sự, cũng cùng một thứ niềm tin mà các tông đồ được đòi hỏi phải có, cần phải vượt qua 2000 năm lịch sử và những xác nhận về Đức Kitô và phải tự đặt mình vào vị trí của những kẻ mà Đức Giêsu đã ngõ lời với : “Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang khổ đau vì gánh nặng đè vai, và Ta, Ta sẽ cho các ngươi được nghỉ ngơi” (Mt 11, 28). Làm sao người ta có đủ can đảm để tin vào một lời hứa hẹn như vậy được chứ, khi mà Đấng đã đưa ra lời hứa hẹn đó, chính Ngài chẳng có nổi một viên đá để gối đầu ?
Tính đồng thời đích thực vốn là một điều khác : chính Đức Kitô trở thành người đồng thời của chúng ta, bởi vì, sau khi đã được phục sinh, Ngài vẫn sống trong Thần Khí và trong Giáo Hội. Nếu chúng ta phải trở thành những kẻ đồng thời của Đức Kitô, thì sự đồng thời nầy chỉ có trong ý hướng mà thôi; còn nếu chính Đức Kitô trở thành người đồng thời với chúng ta, thì sự đồng thời nầy là điều có thực. Theo một tư tưởng linh đạo táo bạo của anh em chính thống giáo, thì “lời kinh xin hãy làm quay trở lại (anamnèse) là một hành vi khiến cho quá khứ còn hiện diện hơn cả khi mà nó đã được sống”. Đó không phải là một sự thái quá. Trong cử hành phụng vụ thánh lễ, biến cố chết và phục sinh của Đức Kitô trở nên hiện thực đối với tôi còn hơn cả đối với những kẻ đã được tham dự cách cụ thể và với thể xác trước kia, bởi vì, vào lúc đó, chỉ là một sự hiện diện “theo thể xác”, còn bây giờ là một sự hiện diện “theo Thần Khí”.
Cũng một điều như vậy đối với những ai, với niềm tin, công bố : “Đức Kitô đã chết vì những tội lỗi của tôi, Ngài đã phục sinh để làm cho tôi được công chính hóa, Ngài là Đức Chúa”. Một tác giả thế kỷ IV đã viết : “Đối với mỗi một người, khởi đầu của sự sống, đó là lúc Đức Kitô đã bị hiến tế cho chính người đó. Nhưng, Đức Kitô bị hiến tế cho anh ta vào lúc mà anh ta nhận ra được ân sủng đó và ý thức được những hệ quả mà anh ta nhận được từ hành vi hiến tế nầy”.
Tôi nhận thấy quả không dễ dàng gì, thậm chí có lẽ còn không thể khi phải nói những điều nầy cho người ta, và còn tệ hơn nữa khi phải nói những điều đó cho thế giới đã bị tục hóa ngày hôm nay; nhưng, đó chính là điều mà chúng ta, những người rao giảng tin mừng, cần phải biết nằm lòng, để có thể kín múc được ở đấy lòng can đảm và tin vào lời của Jean, người rao giảng tin mừng khi ngài nói : “Đấng ở trong anh em mạnh hơn kẻ ở trong thế gian” (1 Ga 4, 4).
IV- Các giáo dân, những diễn viên chính trong nỗ lực tin mừng hóa
Ngay từ đầu, tôi đã nói, trong pha kỳ tin mừng hóa hiện nay, các giáo dân là những diễn viên chính mới. Vai trò nầy vốn đã được đề cập đến bởi Công đồng, trong sắc lệnh “Apostolicam actuositatem”, bởi Đức Thánh Cha Paul VI trong “Evangelii nuntiandi”, và bởi Đức Thánh Cha Jean-Paul II trong “Christifideles laici”.
Những tiền đề của lời mời gọi phổ quát cho sứ mạng truyền giáo nầy đã được tìm thấy trong Tin Mừng. Sau lần đầu tiên sai các tông đồ đi truyền giáo, như người ta đọc thấy trong tin mừng của Luc, Đức Giêsu “còn chỉ định 72 người, và Ngài đã sai họ, cứ hai người một, đi trước Ngài đến tất cả các làng mạc, địa điểm mà Ngài sẽ đến” (Lc 10, 1). 72 môn đệ nầy có lẽ là tất cả những người mà Ngài đã qui tụ được cho đến lúc đó, hay chí ít là tất cả những người cách nghiêm túc đã có thể sẵn sàng cùng dấn thân với Ngài. Vì thế, như vậy là Đức Giêsu đã sai đi “tất cả” các môn đệ của mình.
Tôi có biết một người giáo dân ở Hoa Kỳ, cha của một gia đình, bên cạnh nghề nghiệp của mình, còn có một hoạt động tin mừng hóa rất hăng say. Đó là một con người có đầu óc khôi hài, tin mùng hóa bằng cách tạo ra được những tràng cười thoải mái, bởi vì chỉ có những người Mỹ mới có thể làm được như vậy. Khi đến một địa điểm mới, ông ta bắt đầu bằng cách rất nghiêm túc nói như thế nầy : “2500 vị giám mục, tụ tập lại ở Vatican, đã xin tôi đến loan báo cho các bạn Tin Mừng”. Tự nhiên là người ta bắt đầu cảm thấy tò mò. Lúc bấy giờ ông ta mới giải thích rằng 2500 vị giám mục là những con người đã tham dự Công đồng Vatican II và đã soạn thảo sắc lệnh về sứ mạng tông đồ của các giáo dân, trong đó mỗi giáo dân đều được mời gọi tham gia vào sứ mạng truyền giáo loan báo tin mừng của Giáo Hội. Ông ta như vậy là hoàn toàn có lý khi nói “các ngài đã xin tôi”. Những lời nầy không phải là những lời nói với không khí, hãy nói cho tất cả và từng người một : những lời nầy được ngõ với mỗi giáo dân công giáo, đích thân từng cá nhân một.
Ngày nay, chúng ta biết năng lượng hạt nhân vốn xuất phát ra từ một “sự phân rã” nguyên tử. Một nguyên tử uranium bị bắn và “bị phá vỡ ra” thành hai do cú va chạm được tạo ra bởi một phân tử được gọi là neutron, trong tiến trình nầy, làm giải phóng ra năng lượng. Và, lúc bấy giờ, bắt đầu một phản ứng dây chuyền. Hai yếu tố mới tiếp tục phải chịu một “sự phân rã”, tức là đến lượt chúng, mỗi một yếu tố nầy lại tách ra thành hai nguyên tử khác, hai nguyên tử nầy lại tách thành bốn nguyên tử khác và rồi cứ như vậy tạo ra hằng tỷ nguyên tử, đến nỗi cuối cùng, năng lượng “được giải phóng ra” vô cùng vô tận. Và không nhất thiết đó là năng lượng phá hủy, bởi vì năng lượng hạt nhân cũng có thể được dùng cho những mục đích hòa bình, vì lợi ích của con người.
Trong ý nghĩa đó, trên bình diện thuộc linh, chúng ta có thể nói rằng những người giáo dân vốn là một thứ năng lượng hạt nhân của Giáo Hội. Một người giáo dân mà được Tin Mừng chạm tới, sống trong môi trường được bao quanh, có thể “làm lây nhiễm” thêm hai người khác, và với hai người nầy thêm bốn người khác nữa, và bởi vì con số các kitô-hữu giáo dân không chỉ có hàng chục ngàn người như hàng giáo sĩ, mà phải tính đến hàng trăm triệu, vì thế, những người giáo dân thực sự có thể đóng một vai trò mang tính quyết định, trong nỗ lực làm lan tỏa ánh sáng mang lại nhiều lợi ích của Tin Mừng vào trong thế giới.
Không phải chỉ từ Công đồng Vatican II người ta mới bắt đầu nói về chuyện giáo dân làm việc tông đồ : người ta đã nói về điều nầy từ rất lâu trước đó. Nhưng, điều mới mẻ mà Công đồng mang lại trong lãnh vực nầy đó là tước hiệu mà dưới tư cách đó các giáo dân đóng góp vào công việc tông đồ của hàng giáo phẩm. Đó không phải đơn giản chỉ là những cộng tác viên được kêu gọi để tham dự vào, tùy theo nghề nghiệp, thời gian và khả năng của họ; các giáo dân là những người mang trong mình những đặc sủng, mà nhờ đó, như hiến chế Lumen Gentium đã nói, “họ tỏ ra thích hợp và trong tư thế sẵn sàng để cáng đáng được những trách nhiệm khác nhau và những phần vụ có lợi cho nỗ lực canh tân và phát triển Giáo Hội”.
Đức Giêsu đã muốn các tông đồ của Ngài là những người chăn chiên và là những kẻ đánh cá người. Đối với chúng ta, hàng giáo sĩ, có vẻ như làm kẻ chăn chiên thì dễ dàng hơn là làm người đánh cá; tức là, thà với lời và các bí tích, nuôi nấng những ai đến với Giáo Hội còn hơn là ra đi tìm kiếm những kẻ ở xa, trong những môi trường tạp nham của cuộc sống. Dụ ngôn con chiên bị thất lạc ngày nay có lẽ phải được đọc ngược lại : 99 con chiên thì ở xa, và chỉ một con chiên còn ở lại trong chuồng. Điều nguy hiểm, đó là người ta dành tất cả thời gian để nuôi nấng chỉ một con chiên còn ở lại, và chẳng có thời gian đi tìm kiếm những con chiên đang lạc xa ràn, chỉ với cái cớ là thiếu linh mục. Trong tình hình đó, phần đóng góp của anh chị em giáo dân xem ra là ân sủng quan phòng.
Các “phong trào giáo hội” vốn tiền phong nhất trong lãnh vực nầy. Sự đóng góp mang tính biệt loại cho nỗ lực tin mừng hóa của những phong trào nầy đó là cống hiến cho những người trưởng thành một cơ hội để tái khám phá lại bí tích thánh tẩy của mình, và trở thành những phần tử năng nỗ và dấn thân của Giáo Hội. Ngày hôm nay, có nhiều cuộc trở lại nơi anh chị em không tin, và việc nhiều kitô-hữu quay trở về lại với thực hành tôn giáo đã được chứng thực trong cái khung của những phong trào nầy.
Mới đây thôi, nhằm hướng về nỗ lực tin mừng hóa nầy, Đức Thánh Cha Benoît XVI đã trở lại với đề tài tầm quan trọng của gia đình, khi nói về “vai trò số một” của các gia đình kitô trong lãnh vực nầy. “Cũng như sự vắng bóng Thiên Chúa và cơn khủng hoảng gia đình vốn liên kết với nhau, - ngài nói - cũng vậy, nỗ lực tin mừng hóa mới không thể tách rời khỏi gia đình kitô”.
Khi chú giải bản văn của Luc nơi có nói rằng Đức Giêsu “còn chỉ định 72 môn đệ, và sai họ từng hai người một đi trước Ngài vào các làng mạc và nơi chốn mà chính Ngài sẽ phải đến” (Lc 10, 1), thánh Grégoire le Grand đã viết rằng Ngài sai từng hai người một “bởi vì kém đi một người thì không thể có tình yêu”, và tình yêu là điều cho phép con người nhận ra rằng chúng ta là những môn đệ của Đức Kitô. Điều nầy có giá trị cho tất cả mọi người, nhưng nhất là cách đặc biệt cho những bậc làm cha làm mẹ. Nếu như các bậc làm cha làm mẹ chẳng thể làm được gì giúp đỡ con cái trong đức tin, họ hẳn đã làm được rất nhiều, nếu như, khi nhìn vào họ, các đứa con nầy có thể nói với nhau : “Hãy nhìn xem bố mẹ , các ngài đã yêu thương nhau biết bao !” “Tình yêu đến từ Thiên Chúa”, Thánh Kinh đã nói vậy (1 Ga 4, 7) và điều đó giải thích tại sao ở bất cứ nơi nào dù chỉ có một chút tình yêu đích thực thôi, là ở đấy Thiên chúa được loan báo.
Công cuộc loan báo tin mừng thứ nhất bắt đầu giữa các bức tường nhà. Một ngày kia, với một người trẻ hỏi Ngài anh ta phải làm gì để được cứu độ, Đức Giêsu đã trả lời : “Hãy đi và bán tất cả gì anh có, bố thí cho người nghèo…, rồi đến và theo Ta” (Mc 10, 21); nhưng với một người trẻ khác muốn từ bỏ mọi sự và đi theo Ngài, thì Ngài lại không chấp thuận, và đã nói với anh ta : “Hãy trở về nhà với những người thân của anh, hãy loan báo cho họ tất cả gì Đức Chúa đã làm cho anh vì lòng thương xót của Ngài.” (Mc 5, 19).
Có một ca khúc tôn giáo của người da đen rất nổi tiếng đã nói : “There is a balm in Gilead” (“Có một khúc nhựa thơm ở Gilead”). Một số lời ca trong đó có thể cổ vũ anh chị em giáo dân, nhưng không chỉ họ thôi đâu, trong nỗ lực tin mừng hóa từ người nầy sang người nọ, từ cánh cửa nhà nầy sang cánh cửa nhà khác. Bài ca nói như thế nầy :
“Nếu bạn không thể rao giảng như Pierre; nếu bạn không thể rao giảng như Paul, hãy quay trở về nhà mình và nói với những người lân cận của bạn : Đức Kitô đã chết để cứu độ tất cả chúng ta !”
Chỉ còn hai ngày nữa là đến Lễ Noël. Quả là một điều an ủi cho anh chị em giáo dân của chúng ta khi nhớ lại rằng xung quanh chiếc nôi của Đức Giêsu, bên cạnh Mẹ Maria và thánh Giuse, chỉ có những đại diện của họ là những chú mục đồng và các nhà chiêm tinh.
Lễ Noël dẫn chúng ta đến với cái đầu mũi nhọn của đầu mũi nhọn của rãnh nước được tạo ra bởi con tàu đang đi, bởi vì tất cả đều khởi đi từ đó, từ Chú Bé nằm trong máng cỏ. Trong phụng vụ, chúng ta sẽ nghe xướng lên “Hodie Christus natus est, hodie Salvator apparuit” (“Hôm nay, Đức Kitô sinh ra, hôm nay, Đấng Cứu Tinh xuất hiện”). Khi nghe điều đó, chúng ta hãy nghĩ lại điều mà chúng ta đã nói về lời kinh xin hãy làm quay trở lại (anamnèse), nhờ đó, khiến cho biến cố đã diễn ra trong quá khứ còn hiện diện hơn cả khi mà nó đã diễn ra lần đầu tiên. Phải, Đức Kitô hôm nay sinh ra, bởi vì Ngài thực sự sinh ra cho tôi ngay lúc mà tôi nhận ra được mầu nhiệm, ngay lúc mà tôi tin vào mầu nhiệm nầy. “Ích gì cho tôi việc Đức Kitô một lần đã sinh ra bởi Mẹ Maria ở Bethléem, nếu Ngài lại không sinh ra trong trái tim tôi, nhờ đức tin ?” : đó là những lời đã được thốt lên bởi Origène và đã được thánh Augustin và thánh Bernard lập lại.
Hãy biến thành của chúng ta lời mời gọi đã được Đức Thánh Cha lựa chọn như những ước nguyện của mùa Noël năm nay, và chúng ta hãy lâp lại điều đó bằng chỉ một hơi thở, với tất cả tấm lòng của chúng ta : “Veni ad salvandum nos”, “Lạy Chúa, xin hãy đến cứu độ chúng con !”.
[Nguyên tác Ý ngữ; Bản Pháp ngữ của Zenit (Isabelle Cousturié); Bản Việt ngữ của linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung].