“Lắng nghe, suy niệm, giữ im lặng trước mặt Chúa là Đấng đang nói là một nghệ thuật mà chúng ta phải học bằng cách thực hành thường xuyên”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI được ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 30 tháng 11, năm 2011 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài Giáo Lý về Cầu Nguyện bằng cách suy niệm về cách cầu nguyện của Chúa Giêsu.
Anh chị em thân mến,
Trong những bài giáo lý gần đây chúng ta đã suy niệm về một số thí dụ về cầu nguyện trong Cựu Ước, và hôm nay tôi sẽ bắt đầu nhìn đến Chúa Giêsu và việc cầu nguyện của Người, là điều luân chuyển trong toàn thể cuộc đời của Người như một kênh bí mật tưới gội cuộc đời, mối liên hệ và những việc làm của Người, cùng hướng dẫn Người tiến bước cách chắc chắn đến việc tự hiến hoàn toàn theo kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu cũng là bậc thầy dạy chúng ta về cầu nguyện. Người chính là Đấng hỗ trợ chúng ta cách rất tích cực và huynh đệ mỗi lần chúng ta đến cùng Chúa Cha. Người thật sự là thế, như tựa đề của Sách Tổng Lược Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo tóm lược rằng "kinh nguyện được mặc khải đầy đủ và được thể hiện nơi Chúa Giêsu" (541-547). Chúng ta muốn hướng mắt về chính Người trong những bài giáo lý sắp đến.
Một thời điểm đặc biệt quan trọng trong con đường của Chúa Giêsu là việc cầu nguyện ngay sau phép rửa mà Người chịu ở sông sông Giođăng. Thánh Luca nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu, sau khi lãnh nhận phép rửa từ tay Thánh Gioan Tẩy Giả cùng với tất cả mọi người, đã cầu nguyện rất riêng tư và lâu giờ: "Sau khi tất cả mọi người đã chịu phép rửa, thì Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người" (Lc 3:21-22). Chính việc "cầu nguyện" này trong khi đàm đạo với Chúa Cha đã soi sáng các công việc mà Người đã thực hiện cùng với nhiều người trong dân Người, là những kẻ đã đến bờ sông sông Giođăng. Qua việc cầu nguyện, Người làm cho phép rửa của Mình có một đặc tính độc đáo và cá nhân.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã mạnh mẽ kêu gọi người ta sống thật sự như "con cái ông Abraham", bằng cách trở lại đường lành và sinh hoa quả tương xứng với lòng ăn năn thống hối của họ. (Lc 3:7-9). Và một số lớn dân Israel đã được cảm hóa, như Thánh Sử Marcô ghi nhận khi ngài viết: "Mọi người từ khắp miền Giuđêa và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan." (Mc 1:5). Thánh Gioan Tẩy Giả mang đến một điều thực sự mới mẻ: việc chịu phép rửa phải đánh dấu một khúc quanh quyết định, là từ bỏ những hành vi liên hê với tội lỗi và bắt đầu một cuộc sống mới. Chúa Giêsu cũng hoan nghênh lời mời này, Người nhập hàng với vô số những người tội lỗi u sầu chờ đợi bên bờ sông sông Giođăng. Tuy nhiên, như các Kitô hữu tiên khởi, chúng ta cũng tự hỏi: tại sao Chúa Giêsu tự nguyện chịu phép rửa sám hối và hoán cải? Người không có tội gì để thú nhận, Người không có tội, vì vậy Người không cần phải hoán cải. Vậy thì tại sao Người lại làm như thế? Thánh Sử Matthêu ghi lại sự ngạc nhiên của Thánh Gioan Tẩy Giả khi ông nói: "Tôi mới là người cần được Ngài làm phép rửa, và chính Ngài lại đến với tôi" (Mt 3:14) và Chúa Giêsu trả lời: "Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính" (câu 15). Ý nghĩa của từ "công chính" trong thế giới Thánh Kinh có nghĩa là hoàn toàn chấp nhận Thánh Ý Chúa. Chúa Giêsu cho thấy sự gần gũi của Người với thành phần này của dân Người, là những kẻ theo Thánh Gioan Tẩy Giả, công nhận sự thiếu xót của việc đơn thuần tự coi mình là con cái ông Abraham, nhưng cũng muốn làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, muốn hết lòng biến cách cư xử của họ thành một sự đáp trả chân thành với giao ước mà Thiên Chúa đã ban cho ông Abraham.
Cho nên khi xuống sông Giođăng, Chúa Giêsu, là Đấng không có tội, đã bày tỏ sự đoàn kết của Người với những kẻ nhìn nhận tội lỗi của mình, những kẻ chọn việc ăn năn hoán cải và thay đổi cuộc sống của mình. Người làm cho chúng ta hiểu rằng là phần tử của dân Chúa có nghĩa là bước vào một viễn cảnh mới của cuộc sống, là sống theo Thiên Chúa.
Trong hành động này, Chúa Giêsu nhìn thấy trước Thập Giá. Người bắt đầu các hoạt động của Người bằng cách nhận lấy thân phận của các tội nhân; bằng cách gánh trên vai sức nặng của tất cả tội lỗi nhân loại; bằng cách thực thi Thánh Ý Chúa Cha. Qua việc suy niệm trong cầu nguyện, Chúa Giêsu cho thấy sự kết hợp mật thiết của Người với Cha Trên Trời; Người cảm nghiệm được tình phụ tử. Người đón nhận vẻ đẹp đặc biệt của tình yêu Chúa Cha, và trong cuộc đàm đạo với Ngài, Người nhận được lời xác nhận về sứ mệnh của Mình. Trong tiếng phát ra từ Trời (Lc 3:22), có nhắc trước đến Mầu Nhiệm Vượt Qua, đến Thập Giá và Phục Sinh. Tiếng Thiên Chúa gọi Người "Con Ta, Con Yêu Dấu của Ta", nhắc lại ông Isaac, người con yêu rất yêu dấu mà cha ông là Abraham sẵn sàng hiến tế theo mệnh lệnh của Thiên Chúa (x. St 22:1-4). Chúa Giêsu không những chỉ là Con Vua David, hậu duệ hoàng tộc thiên sai, hoặc Người Tôi Tớ mà Thiên Chúa hài lòng, nhưng Người cũng là Con Một, Con Yêu Dấu, như ông Isaac, là Đấng mà Thiên Chúa Cha ban tặng để cứu độ trần gian. Trong giờ phút mà qua lời cầu nguyện, Chúa Giêsu sống chính Tình Con Thảo của Mình và kinh nghiệm Tình Phụ Tử của Thiên Chúa một cách sâu xa (x. Lc 3:22b), thì Chúa Thánh Thần ngự xuống (x. Lc 3:22a). Ngài là Đầng hướng dẫn Người trong sứ vụ của Người và Ngài sẽ tỏ lộ sau khi Người được nâng lên trên Thập Giá (x. Ga 1:32-34, 7:37-39), để Ngài có thể chiếu sáng công việc của Hội Thánh. Trong cầu nguyện, Chúa Giêsu sống một cuộc tiếp xúc không ngừng với Chúa Cha để thi hành cho đến cùng kế hoạch yêu thương nhân loại của Ngài.
Toàn thể cuộc đời Chúa Giêsu, sống trong một gia đình liên kết một cách sâu xa với truyền thống tôn giáo của dân Israel, được đặt trước bối cảnh cầu nguyện phi thường này. Điều này được chứng tỏ qua những điều mà các Sách Tin Mừng nói đến như: Lễ Cắt Bì của Người (x. Lc 2:21) và việc Dâng Người trong Đền Thờ (x. Lc 2:22-24), cũng như nền giáo dục và đào luyện mà Người nhận được tại thánh gia thất ở Nazareth (x. Lc 2:39-40 và 2:51-52). Tất cả trong "khoảng ba mươi năm" (Lc 3:23), một thời gian dài sống ẩn dật và lao động, dù được đánh dấu bằng kinh nghiệm tham gia vào những giây phút biểu hiện tôn giáo cộng đồng, như cuộc hành hương Giêrusalem (x. Lc 2:41). Khi kể lại cho chúng ta câu chuyện về Chúa Giêsu lúc 12 tuổi ngồi giữa các vị thầy trong Đền Thờ (x. Lc 2:42-52), Thánh Luca cho thấy rằng Chúa Giêsu, Đấng cầu nguyện sau khi chịu phép rửa ở sông Giođăng, từ lâu đã có thói quen cầu nguyện một cách mật thiết với Thiên Chúa Cha, một việc cầu nguyện bắt nguồn từ truyền thống và cách thức của gia đình, và trong những kinh nghiệm sống có tính quyết định trong đó. Câu trả lời của cậu bé 12 tuổi với Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse ám chỉ Việc Làm Con Thiên Chúa, mà tiếng từ Trời đã biểu lộ sau phép rửa: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" (Lc 2:49). Không phải đến khi lên khỏi sông Sông Giođăng Chúa Giêsu mới bắt đầu việc cầu nguyện của Người, nhưng Người không ngừng có thói quen liên hệ với Chúa Cha. Chính trong sự kết hợp mật thiết này mà Người hoàn tất việc chuyển tiếp từ cuộc đời ẩn dật ở Nazareth sang sứ vụ công khai của Người.
Chắc chắn là giáo huấn về cầu nguyện của Chúa Giêsu đến từ cách Người đã học cầu nguyện trong gia đình Người, nhưng nó có căn nguyên sâu xa và thiết yếu trong tình trạng của Người là Con Thiên Chúa, trong liên hệ độc đáo của Người với Thiên Chúa Cha. Sách Toát Yếu Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo trả lời câu hỏi: Chúa Giêsu đã học cầu nguyện với ai? như sau: "Với tâm hồn con người, Chúa Giêsu đã học cầu nguyện từ Mẹ Người và từ truyền thống Do Thái. Nhưng lời cầu nguyện của Người còn phát xuất từ một nguồn mạch sâu thẳm hơn nữa, vì Người là Con Vĩnh Cửu của Thiên Chúa. Trong nhân tính thánh thiện, Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha của Người lời kinh tuyệt vời trong tình con thảo" (541).
Trong tường thuật Tin Mừng, bối cảnh của việc cầu nguyện của Chúa Giêsu luôn được tìm thấy ở giao điểm giữa việc hội nhập vào truyền thống của dân Người và sự mới lạ của một mối liên hệ cá nhân độc đáo với Thiên Chúa. "Nơi thanh vắng" (x. Mc 1:35, Lc 5:16), ở đó Người thường nghỉ ngơi, là "núi" mà Người đi lên để cầu nguyện (Lc 6:12, 9:28), là "đêm" mà Người có thể sống trong cô tịnh (x. Mc 1:35, 6:46-47, Lc 6:12) tất cả gợi lại những giây phút dọc theo con đường mặc khải của Thiên Chúa trong Cựu Ước, và ám chỉ sự liên tục của kế hoạch cứu độ của Ngài. Nhưng đồng thời, chúng cũng đánh dấu những giây phút đặc biệt quan trọng đối với Chúa Giêsu, là Đấng đi vào kế hoạch này một cách ý thức trong sự hoàn toàn trung thành với Thánh Ý Chúa Cha.
Trong việc cầu nguyện của chúng ta, chúng ta cũng phải học càng ngày càng đi vào lịch sử cứu độ mà tột đỉnh là Chúa Giêsu. Chúng ta phải học canh tân quyết định cá nhân của mình trước mặt Thiên Chúa để mở lòng đón nhận Thánh Ý Ngài, và xin Ngài ban sức mạnh để thích nghi ý muốn của mình với Thánh Ý của Ngài, trong mọi khía cạnh của cuộc đời mình, trong sự vâng phục hoạch yêu thương của Chúa dành cho chúng ta.
Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sứ vụ của Người và mọi ngày của Người. Những khó khăn không phải là trở ngại. Các sách Tin Mừng cho thấy rằng Chúa Giêsu có thói quen cầu nguyện ở một phần của ban đêm. Thánh Sử Marcô kể lại một trong những đêm ấy, sau một ngày vất vả hóa bánh ra nhiều, ông viết: "Và lập tức Người bắt các môn đệ xuống thuyền, và qua bờ bên kia về Bethsaiđa trước, trong khi Người giải tán dân chúng. Sau khi lìa bỏ họ, Người lên núi cầu nguyện. Và khi chiều đến, chiếc thuyền đang giữa biển, và Người ở một mình trên đất liền." (Mc 6:45-47). Khi có những quyết định cấp bách và phức tạp, việc cầu nguyện của Người kéo dài và sốt sắng hơn. Thí dụ, trước việc chọn lựa Mười Hai Tông Đồ sắp xảy ra, Thánh Luca nhấn mạnh rằng việc cầu nguyện của Chúa Giêsu để chuẩn bị cho giây phút ấy kéo dài cà đêm: "Trong những ngày ấy, Người đi vào trong núi để cầu nguyện, và Người đã cầu nguyện liên tục suốt đêm cùng Thiên Chúa. Khi trời sáng, Người gọi các môn đệ lại, và chọn trong họ mười hai ông mà Người gọi là Tông Ðồ" (Lc 6:12-13).
Trong việc nghiên cứu các lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, một câu hỏi nảy ra trong long chúng ta là: tôi phải cầu nguyện cách nào? Chúng ta phải cầu nguyện thế nào? Tôi phải dành bao nhiêu thời gian cho mối liên hệ của tôi với Thiên Chúa? Hiện nay việc giáo dục và đào luyện về cầu nguyện có đầy đủ không? Và ai có thể dạy về cầu nguyện? Trong Tông Huấn Verbum Domini, tôi đã nói về tầm quan trọng của việc cầu nguyện bằng Thánh Kinh. Bằng cách thu thập những tài liệucủa Thượng Hội Đồng Giám Mục, tôi đã đặc biệt nhấn đến hình thức cụ thể của lectio divina. Lắng nghe, suy niệm, giữ im lặng trước mặt Chúa là Đấng đang nói, là một nghệ thuật mà chúng ta học bằng cách thực hành thường xuyên. Cầu nguyện chắc chắn là một hồng ân mà trước hết và trên hết đòi hỏi phải được đón nhận, là công trình của Thiên Chúa, nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải cam kết và liên tục. Trên hết, liên tục và kiên trì là điều quan trọng. Mẫu gương về kinh nghiệm của Chúa Giêsu cho thấy rằng lời cầu nguyện của Người được sinh động bời tình phụ tử của Thiên Chúa và sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần, được đào sâu qua việc thực hành lâu dài và trung thành cho đến Vườn Cây Dầu và Thánh Giá. Ngày nay, các Kitô hữu được mời gọi trở thành nhân chứng cho cầu nguyện bởi vì thế giới của chúng ta thường không mở ra cho chân trời của Thiên Chúa và cho niềm hy vọng dẫn đến một cuộc gặp gỡ Thiên Chúa. Trong tình bằng hữu sâu xa với Chúa Giêsu và bằng cách sống trong một mối liên hệ con thảo với Chúa Cha trong Chúa Giêsu và với Người, qua lời cầu nguyện trung thành và không ngừng của chúng ta, chúng ta có thể mở ra những cửa sổ hướng về Thiên Chúa trên Trời. Thực ra, khi đi theo con đường cầu nguyện, mà không có những tính toán của loài người, chúng ta có thể giúp đỡ những người khác đi cùng một con đường: vì thật sự việc cầu nguyện của các Kitô hữu trong khi hành trình dọc con đường của nó, cũng được mở ra những con đường khác.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tự đào luyện mình trong một mối liên hệ nồng nàn với Thiên Chúa, trong việc cầu nguyện không phải là bất thường nhưng thường xuyên, đầy tin tưởng, có khả năng chiếu sáng cuộc đời chúng ta, như Chúa Giêsu dạy chúng ta. Và hãy xin Người cho chúng ta có khả năng truyền đạt cho những người gần chúng ta và những người chúng ta gặp trên những con đường của mình, niềm vui của cuộc gặp gỡ Chúa, Đấng là ánh sáng cho cuộc đời của chúng ta. Cám ơn.
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI được ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 30 tháng 11, năm 2011 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài Giáo Lý về Cầu Nguyện bằng cách suy niệm về cách cầu nguyện của Chúa Giêsu.
Anh chị em thân mến,
Trong những bài giáo lý gần đây chúng ta đã suy niệm về một số thí dụ về cầu nguyện trong Cựu Ước, và hôm nay tôi sẽ bắt đầu nhìn đến Chúa Giêsu và việc cầu nguyện của Người, là điều luân chuyển trong toàn thể cuộc đời của Người như một kênh bí mật tưới gội cuộc đời, mối liên hệ và những việc làm của Người, cùng hướng dẫn Người tiến bước cách chắc chắn đến việc tự hiến hoàn toàn theo kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu cũng là bậc thầy dạy chúng ta về cầu nguyện. Người chính là Đấng hỗ trợ chúng ta cách rất tích cực và huynh đệ mỗi lần chúng ta đến cùng Chúa Cha. Người thật sự là thế, như tựa đề của Sách Tổng Lược Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo tóm lược rằng "kinh nguyện được mặc khải đầy đủ và được thể hiện nơi Chúa Giêsu" (541-547). Chúng ta muốn hướng mắt về chính Người trong những bài giáo lý sắp đến.
Một thời điểm đặc biệt quan trọng trong con đường của Chúa Giêsu là việc cầu nguyện ngay sau phép rửa mà Người chịu ở sông sông Giođăng. Thánh Luca nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu, sau khi lãnh nhận phép rửa từ tay Thánh Gioan Tẩy Giả cùng với tất cả mọi người, đã cầu nguyện rất riêng tư và lâu giờ: "Sau khi tất cả mọi người đã chịu phép rửa, thì Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người" (Lc 3:21-22). Chính việc "cầu nguyện" này trong khi đàm đạo với Chúa Cha đã soi sáng các công việc mà Người đã thực hiện cùng với nhiều người trong dân Người, là những kẻ đã đến bờ sông sông Giođăng. Qua việc cầu nguyện, Người làm cho phép rửa của Mình có một đặc tính độc đáo và cá nhân.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã mạnh mẽ kêu gọi người ta sống thật sự như "con cái ông Abraham", bằng cách trở lại đường lành và sinh hoa quả tương xứng với lòng ăn năn thống hối của họ. (Lc 3:7-9). Và một số lớn dân Israel đã được cảm hóa, như Thánh Sử Marcô ghi nhận khi ngài viết: "Mọi người từ khắp miền Giuđêa và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan." (Mc 1:5). Thánh Gioan Tẩy Giả mang đến một điều thực sự mới mẻ: việc chịu phép rửa phải đánh dấu một khúc quanh quyết định, là từ bỏ những hành vi liên hê với tội lỗi và bắt đầu một cuộc sống mới. Chúa Giêsu cũng hoan nghênh lời mời này, Người nhập hàng với vô số những người tội lỗi u sầu chờ đợi bên bờ sông sông Giođăng. Tuy nhiên, như các Kitô hữu tiên khởi, chúng ta cũng tự hỏi: tại sao Chúa Giêsu tự nguyện chịu phép rửa sám hối và hoán cải? Người không có tội gì để thú nhận, Người không có tội, vì vậy Người không cần phải hoán cải. Vậy thì tại sao Người lại làm như thế? Thánh Sử Matthêu ghi lại sự ngạc nhiên của Thánh Gioan Tẩy Giả khi ông nói: "Tôi mới là người cần được Ngài làm phép rửa, và chính Ngài lại đến với tôi" (Mt 3:14) và Chúa Giêsu trả lời: "Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính" (câu 15). Ý nghĩa của từ "công chính" trong thế giới Thánh Kinh có nghĩa là hoàn toàn chấp nhận Thánh Ý Chúa. Chúa Giêsu cho thấy sự gần gũi của Người với thành phần này của dân Người, là những kẻ theo Thánh Gioan Tẩy Giả, công nhận sự thiếu xót của việc đơn thuần tự coi mình là con cái ông Abraham, nhưng cũng muốn làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, muốn hết lòng biến cách cư xử của họ thành một sự đáp trả chân thành với giao ước mà Thiên Chúa đã ban cho ông Abraham.
Cho nên khi xuống sông Giođăng, Chúa Giêsu, là Đấng không có tội, đã bày tỏ sự đoàn kết của Người với những kẻ nhìn nhận tội lỗi của mình, những kẻ chọn việc ăn năn hoán cải và thay đổi cuộc sống của mình. Người làm cho chúng ta hiểu rằng là phần tử của dân Chúa có nghĩa là bước vào một viễn cảnh mới của cuộc sống, là sống theo Thiên Chúa.
Trong hành động này, Chúa Giêsu nhìn thấy trước Thập Giá. Người bắt đầu các hoạt động của Người bằng cách nhận lấy thân phận của các tội nhân; bằng cách gánh trên vai sức nặng của tất cả tội lỗi nhân loại; bằng cách thực thi Thánh Ý Chúa Cha. Qua việc suy niệm trong cầu nguyện, Chúa Giêsu cho thấy sự kết hợp mật thiết của Người với Cha Trên Trời; Người cảm nghiệm được tình phụ tử. Người đón nhận vẻ đẹp đặc biệt của tình yêu Chúa Cha, và trong cuộc đàm đạo với Ngài, Người nhận được lời xác nhận về sứ mệnh của Mình. Trong tiếng phát ra từ Trời (Lc 3:22), có nhắc trước đến Mầu Nhiệm Vượt Qua, đến Thập Giá và Phục Sinh. Tiếng Thiên Chúa gọi Người "Con Ta, Con Yêu Dấu của Ta", nhắc lại ông Isaac, người con yêu rất yêu dấu mà cha ông là Abraham sẵn sàng hiến tế theo mệnh lệnh của Thiên Chúa (x. St 22:1-4). Chúa Giêsu không những chỉ là Con Vua David, hậu duệ hoàng tộc thiên sai, hoặc Người Tôi Tớ mà Thiên Chúa hài lòng, nhưng Người cũng là Con Một, Con Yêu Dấu, như ông Isaac, là Đấng mà Thiên Chúa Cha ban tặng để cứu độ trần gian. Trong giờ phút mà qua lời cầu nguyện, Chúa Giêsu sống chính Tình Con Thảo của Mình và kinh nghiệm Tình Phụ Tử của Thiên Chúa một cách sâu xa (x. Lc 3:22b), thì Chúa Thánh Thần ngự xuống (x. Lc 3:22a). Ngài là Đầng hướng dẫn Người trong sứ vụ của Người và Ngài sẽ tỏ lộ sau khi Người được nâng lên trên Thập Giá (x. Ga 1:32-34, 7:37-39), để Ngài có thể chiếu sáng công việc của Hội Thánh. Trong cầu nguyện, Chúa Giêsu sống một cuộc tiếp xúc không ngừng với Chúa Cha để thi hành cho đến cùng kế hoạch yêu thương nhân loại của Ngài.
Toàn thể cuộc đời Chúa Giêsu, sống trong một gia đình liên kết một cách sâu xa với truyền thống tôn giáo của dân Israel, được đặt trước bối cảnh cầu nguyện phi thường này. Điều này được chứng tỏ qua những điều mà các Sách Tin Mừng nói đến như: Lễ Cắt Bì của Người (x. Lc 2:21) và việc Dâng Người trong Đền Thờ (x. Lc 2:22-24), cũng như nền giáo dục và đào luyện mà Người nhận được tại thánh gia thất ở Nazareth (x. Lc 2:39-40 và 2:51-52). Tất cả trong "khoảng ba mươi năm" (Lc 3:23), một thời gian dài sống ẩn dật và lao động, dù được đánh dấu bằng kinh nghiệm tham gia vào những giây phút biểu hiện tôn giáo cộng đồng, như cuộc hành hương Giêrusalem (x. Lc 2:41). Khi kể lại cho chúng ta câu chuyện về Chúa Giêsu lúc 12 tuổi ngồi giữa các vị thầy trong Đền Thờ (x. Lc 2:42-52), Thánh Luca cho thấy rằng Chúa Giêsu, Đấng cầu nguyện sau khi chịu phép rửa ở sông Giođăng, từ lâu đã có thói quen cầu nguyện một cách mật thiết với Thiên Chúa Cha, một việc cầu nguyện bắt nguồn từ truyền thống và cách thức của gia đình, và trong những kinh nghiệm sống có tính quyết định trong đó. Câu trả lời của cậu bé 12 tuổi với Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse ám chỉ Việc Làm Con Thiên Chúa, mà tiếng từ Trời đã biểu lộ sau phép rửa: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" (Lc 2:49). Không phải đến khi lên khỏi sông Sông Giođăng Chúa Giêsu mới bắt đầu việc cầu nguyện của Người, nhưng Người không ngừng có thói quen liên hệ với Chúa Cha. Chính trong sự kết hợp mật thiết này mà Người hoàn tất việc chuyển tiếp từ cuộc đời ẩn dật ở Nazareth sang sứ vụ công khai của Người.
Chắc chắn là giáo huấn về cầu nguyện của Chúa Giêsu đến từ cách Người đã học cầu nguyện trong gia đình Người, nhưng nó có căn nguyên sâu xa và thiết yếu trong tình trạng của Người là Con Thiên Chúa, trong liên hệ độc đáo của Người với Thiên Chúa Cha. Sách Toát Yếu Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo trả lời câu hỏi: Chúa Giêsu đã học cầu nguyện với ai? như sau: "Với tâm hồn con người, Chúa Giêsu đã học cầu nguyện từ Mẹ Người và từ truyền thống Do Thái. Nhưng lời cầu nguyện của Người còn phát xuất từ một nguồn mạch sâu thẳm hơn nữa, vì Người là Con Vĩnh Cửu của Thiên Chúa. Trong nhân tính thánh thiện, Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha của Người lời kinh tuyệt vời trong tình con thảo" (541).
Trong tường thuật Tin Mừng, bối cảnh của việc cầu nguyện của Chúa Giêsu luôn được tìm thấy ở giao điểm giữa việc hội nhập vào truyền thống của dân Người và sự mới lạ của một mối liên hệ cá nhân độc đáo với Thiên Chúa. "Nơi thanh vắng" (x. Mc 1:35, Lc 5:16), ở đó Người thường nghỉ ngơi, là "núi" mà Người đi lên để cầu nguyện (Lc 6:12, 9:28), là "đêm" mà Người có thể sống trong cô tịnh (x. Mc 1:35, 6:46-47, Lc 6:12) tất cả gợi lại những giây phút dọc theo con đường mặc khải của Thiên Chúa trong Cựu Ước, và ám chỉ sự liên tục của kế hoạch cứu độ của Ngài. Nhưng đồng thời, chúng cũng đánh dấu những giây phút đặc biệt quan trọng đối với Chúa Giêsu, là Đấng đi vào kế hoạch này một cách ý thức trong sự hoàn toàn trung thành với Thánh Ý Chúa Cha.
Trong việc cầu nguyện của chúng ta, chúng ta cũng phải học càng ngày càng đi vào lịch sử cứu độ mà tột đỉnh là Chúa Giêsu. Chúng ta phải học canh tân quyết định cá nhân của mình trước mặt Thiên Chúa để mở lòng đón nhận Thánh Ý Ngài, và xin Ngài ban sức mạnh để thích nghi ý muốn của mình với Thánh Ý của Ngài, trong mọi khía cạnh của cuộc đời mình, trong sự vâng phục hoạch yêu thương của Chúa dành cho chúng ta.
Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sứ vụ của Người và mọi ngày của Người. Những khó khăn không phải là trở ngại. Các sách Tin Mừng cho thấy rằng Chúa Giêsu có thói quen cầu nguyện ở một phần của ban đêm. Thánh Sử Marcô kể lại một trong những đêm ấy, sau một ngày vất vả hóa bánh ra nhiều, ông viết: "Và lập tức Người bắt các môn đệ xuống thuyền, và qua bờ bên kia về Bethsaiđa trước, trong khi Người giải tán dân chúng. Sau khi lìa bỏ họ, Người lên núi cầu nguyện. Và khi chiều đến, chiếc thuyền đang giữa biển, và Người ở một mình trên đất liền." (Mc 6:45-47). Khi có những quyết định cấp bách và phức tạp, việc cầu nguyện của Người kéo dài và sốt sắng hơn. Thí dụ, trước việc chọn lựa Mười Hai Tông Đồ sắp xảy ra, Thánh Luca nhấn mạnh rằng việc cầu nguyện của Chúa Giêsu để chuẩn bị cho giây phút ấy kéo dài cà đêm: "Trong những ngày ấy, Người đi vào trong núi để cầu nguyện, và Người đã cầu nguyện liên tục suốt đêm cùng Thiên Chúa. Khi trời sáng, Người gọi các môn đệ lại, và chọn trong họ mười hai ông mà Người gọi là Tông Ðồ" (Lc 6:12-13).
Trong việc nghiên cứu các lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, một câu hỏi nảy ra trong long chúng ta là: tôi phải cầu nguyện cách nào? Chúng ta phải cầu nguyện thế nào? Tôi phải dành bao nhiêu thời gian cho mối liên hệ của tôi với Thiên Chúa? Hiện nay việc giáo dục và đào luyện về cầu nguyện có đầy đủ không? Và ai có thể dạy về cầu nguyện? Trong Tông Huấn Verbum Domini, tôi đã nói về tầm quan trọng của việc cầu nguyện bằng Thánh Kinh. Bằng cách thu thập những tài liệucủa Thượng Hội Đồng Giám Mục, tôi đã đặc biệt nhấn đến hình thức cụ thể của lectio divina. Lắng nghe, suy niệm, giữ im lặng trước mặt Chúa là Đấng đang nói, là một nghệ thuật mà chúng ta học bằng cách thực hành thường xuyên. Cầu nguyện chắc chắn là một hồng ân mà trước hết và trên hết đòi hỏi phải được đón nhận, là công trình của Thiên Chúa, nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải cam kết và liên tục. Trên hết, liên tục và kiên trì là điều quan trọng. Mẫu gương về kinh nghiệm của Chúa Giêsu cho thấy rằng lời cầu nguyện của Người được sinh động bời tình phụ tử của Thiên Chúa và sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần, được đào sâu qua việc thực hành lâu dài và trung thành cho đến Vườn Cây Dầu và Thánh Giá. Ngày nay, các Kitô hữu được mời gọi trở thành nhân chứng cho cầu nguyện bởi vì thế giới của chúng ta thường không mở ra cho chân trời của Thiên Chúa và cho niềm hy vọng dẫn đến một cuộc gặp gỡ Thiên Chúa. Trong tình bằng hữu sâu xa với Chúa Giêsu và bằng cách sống trong một mối liên hệ con thảo với Chúa Cha trong Chúa Giêsu và với Người, qua lời cầu nguyện trung thành và không ngừng của chúng ta, chúng ta có thể mở ra những cửa sổ hướng về Thiên Chúa trên Trời. Thực ra, khi đi theo con đường cầu nguyện, mà không có những tính toán của loài người, chúng ta có thể giúp đỡ những người khác đi cùng một con đường: vì thật sự việc cầu nguyện của các Kitô hữu trong khi hành trình dọc con đường của nó, cũng được mở ra những con đường khác.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tự đào luyện mình trong một mối liên hệ nồng nàn với Thiên Chúa, trong việc cầu nguyện không phải là bất thường nhưng thường xuyên, đầy tin tưởng, có khả năng chiếu sáng cuộc đời chúng ta, như Chúa Giêsu dạy chúng ta. Và hãy xin Người cho chúng ta có khả năng truyền đạt cho những người gần chúng ta và những người chúng ta gặp trên những con đường của mình, niềm vui của cuộc gặp gỡ Chúa, Đấng là ánh sáng cho cuộc đời của chúng ta. Cám ơn.