SÀIGÒN - Báo chí trong nước trích dẫn lời Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Một nói rằng, “Chúng tôi đánh giá đây là vấn đề rất nghiêm trọng.”
Sau vụ án Năm Cam, quyết tâm chống tham nhũng trong chính quyền Việt Nam như được khích lệ bởi dư luận và nhờ thế, ở cấp địa phương như Đồng Nai đã có thêm một vụ công an giao thông ăn tiền trắng trợn của xe và khách qua trạm kiểm soát được đưa ra ánh sáng.
Theo báo chí trong nước, người ta đã ghi âm toàn bộ một cuộc họp của các cảnh sát ở trạm Dầu Giây, một đầu mối giao thông quan trọng, trong lúc đang bàn về cách thức ăn tiền làm sao cho gọn nhẹ.
Phản ứng của ngành cảnh sát là đình chỉ công tác của 11 cảnh sát giao thông bị nghi có dính líu đến vụ việc và cho mở cuộc điều tra.
Nhưng đối với một số người dân ở Đồng Nai như ông Đoàn Minh Sơn sống tại Biên Hòa, một người đang theo kiện chuyện nhà đất, thì tham nhũng nói chung không chỉ có trong ngành cảnh sát mà là chuyện rất phổ biến trong tỉnh.
"Cán bộ Đồng Nai này tiêu cực, tàn ác, tham nhũng, bóc lột của dân nhiều lắm, không thể tưởng tượng được. Ngay nhà tôi, đất bị quy hoạch đền bù có 6500 đồng một mét vuông. Tôi đã thưa lên tận trung ương rồi, bảy, tám năm rồi mà chưa thấy gì."
Còn phản ứng của một số cán bộ tỉnh mà đài BBC hỏi chuyện thì có vẻ như họ coi vụ cảnh sát giao thông Dầu Giây bị đình chỉ công tác không có gì là đặc biệt lắm và coi đó như chuyện riêng của bên ngành công an. Bà Trần Thị Luận từ Thanh Tra Đồng Nai.
"Nếu như sự việc xảy ra đúng như vậy thì người ta sẽ lập một tổ điều tra để xử lý. Thường thì đây là do Bộ Công an xử lý theo ngành dọc, họ kết hợp với công an tỉnh khi có vụ việc xảy ra trong công an tỉnh."
Được biết ngành cảnh sát Việt Nam vừa có buổi sơ kết hoạt động cảnh sát phía Nam và các sỹ quan cao cấp như thiếu tướng Nguyễn Việt Thành, người nổi tiếng qua vụ phá án Năm Cam đã phải nhận xét rằng “Tiêu cực đã làm cho cảnh sát giao thông không còn được dân chúng tin yêu nữa”.
Nói đến chuyện dân tin yêu thì quả là quá lạc quan vì người dân thực sự chỉ mong được sống yên ổn và không bị chính quyền làm khó dễ dù đó là công an, cảnh sát hay quan chức dân sự.
Một người dân Đồng Nai khác, ông Phạm Quý Thịnh đón chào các cố gắng chống tham nhũng và tin rằng trừng phạt những kẻ tham nhũng là cách để đất nước phát triển.
"Nếu người ta càng làm trong sạch được bộ máy bao nhiêu thì đất nước càng phát triển. Chế độ nào cũng thế. Càng phanh phui các vụ việc ra được bao nhiều thì càng tốt bấy nhiêu, không nhất thiết là lớn hay nhỏ. Như thế thì pháp luật mới được càng ngày càng củng cố."
Một trong những cách ngành công an Việt Nam đảm bảo an toàn giao thông là phạt vi phạm. Sau năm tháng thực hiện nghị quyết 13 của chính phủ họ đã xử lý hơn 1,4 triệu vụ, thu gần 179 tỷ đồng tiền phạt.
Cái lợi về tài chính cho chính quyền thì quả là rõ, nhưng phạt vi phạm cũng là cánh cửa cho tiêu cực, nhũng nhiễu và ăn chặn tiền mãi lộ.
Trước mắt, sau vụ xử lý 11 cảnh sát giao thông, thì như các báo trong nước ghi nhận, hình ảnh trạm Dầu Giây “vắng bóng áo vàng” là một niềm vui bất ngờ đối với các xe qua tuyến quốc lộ xuyên Đồng Nai.
Vui vì như một tài xế xe khách nói với báo chí trong nước “Thằng lơ của tôi khỏi phải nhét tiền vào túi họ nữa”.
Sau vụ án Năm Cam, quyết tâm chống tham nhũng trong chính quyền Việt Nam như được khích lệ bởi dư luận và nhờ thế, ở cấp địa phương như Đồng Nai đã có thêm một vụ công an giao thông ăn tiền trắng trợn của xe và khách qua trạm kiểm soát được đưa ra ánh sáng.
Theo báo chí trong nước, người ta đã ghi âm toàn bộ một cuộc họp của các cảnh sát ở trạm Dầu Giây, một đầu mối giao thông quan trọng, trong lúc đang bàn về cách thức ăn tiền làm sao cho gọn nhẹ.
Phản ứng của ngành cảnh sát là đình chỉ công tác của 11 cảnh sát giao thông bị nghi có dính líu đến vụ việc và cho mở cuộc điều tra.
Nhưng đối với một số người dân ở Đồng Nai như ông Đoàn Minh Sơn sống tại Biên Hòa, một người đang theo kiện chuyện nhà đất, thì tham nhũng nói chung không chỉ có trong ngành cảnh sát mà là chuyện rất phổ biến trong tỉnh.
"Cán bộ Đồng Nai này tiêu cực, tàn ác, tham nhũng, bóc lột của dân nhiều lắm, không thể tưởng tượng được. Ngay nhà tôi, đất bị quy hoạch đền bù có 6500 đồng một mét vuông. Tôi đã thưa lên tận trung ương rồi, bảy, tám năm rồi mà chưa thấy gì."
Còn phản ứng của một số cán bộ tỉnh mà đài BBC hỏi chuyện thì có vẻ như họ coi vụ cảnh sát giao thông Dầu Giây bị đình chỉ công tác không có gì là đặc biệt lắm và coi đó như chuyện riêng của bên ngành công an. Bà Trần Thị Luận từ Thanh Tra Đồng Nai.
"Nếu như sự việc xảy ra đúng như vậy thì người ta sẽ lập một tổ điều tra để xử lý. Thường thì đây là do Bộ Công an xử lý theo ngành dọc, họ kết hợp với công an tỉnh khi có vụ việc xảy ra trong công an tỉnh."
Được biết ngành cảnh sát Việt Nam vừa có buổi sơ kết hoạt động cảnh sát phía Nam và các sỹ quan cao cấp như thiếu tướng Nguyễn Việt Thành, người nổi tiếng qua vụ phá án Năm Cam đã phải nhận xét rằng “Tiêu cực đã làm cho cảnh sát giao thông không còn được dân chúng tin yêu nữa”.
Nói đến chuyện dân tin yêu thì quả là quá lạc quan vì người dân thực sự chỉ mong được sống yên ổn và không bị chính quyền làm khó dễ dù đó là công an, cảnh sát hay quan chức dân sự.
Một người dân Đồng Nai khác, ông Phạm Quý Thịnh đón chào các cố gắng chống tham nhũng và tin rằng trừng phạt những kẻ tham nhũng là cách để đất nước phát triển.
"Nếu người ta càng làm trong sạch được bộ máy bao nhiêu thì đất nước càng phát triển. Chế độ nào cũng thế. Càng phanh phui các vụ việc ra được bao nhiều thì càng tốt bấy nhiêu, không nhất thiết là lớn hay nhỏ. Như thế thì pháp luật mới được càng ngày càng củng cố."
Một trong những cách ngành công an Việt Nam đảm bảo an toàn giao thông là phạt vi phạm. Sau năm tháng thực hiện nghị quyết 13 của chính phủ họ đã xử lý hơn 1,4 triệu vụ, thu gần 179 tỷ đồng tiền phạt.
Cái lợi về tài chính cho chính quyền thì quả là rõ, nhưng phạt vi phạm cũng là cánh cửa cho tiêu cực, nhũng nhiễu và ăn chặn tiền mãi lộ.
Trước mắt, sau vụ xử lý 11 cảnh sát giao thông, thì như các báo trong nước ghi nhận, hình ảnh trạm Dầu Giây “vắng bóng áo vàng” là một niềm vui bất ngờ đối với các xe qua tuyến quốc lộ xuyên Đồng Nai.
Vui vì như một tài xế xe khách nói với báo chí trong nước “Thằng lơ của tôi khỏi phải nhét tiền vào túi họ nữa”.