Indonesia: Ở Papua nhân quyền bị vi phạm, tổ chức phi chính phủ bị cản trở, theo một tổ chức Phan sinh
Geneva – Tỉnh Papua của Indonesia đang trải qua "sự lạm dụng nghiêm trọng về quyền dân sự và quyền chính trị, cũng như quyền kinh tế, xã hội và văn hóa", trong khi các phương tiện thông tin đại chúng đang bị bịt miệng để che giấu sự thật: - các kết luận này được nói trong Báo cáo mới "Nhân quyền ở Papua năm 2010 / 2011", được công bố tại Geneva (Thuỵ Sĩ) bởi ba tổ chức phi chính phủ, “Phan sinh Quốc tế” (Franciscans International, FI) - tổ chức phi chính phủ của đại gia đình Phan sinh tại Liên Hiệp Quốc -, "Mạng lưới dựa vào đức tin về Tây Papua” (FBN) và “Ủy ban Nhân quyền châu Á"(AHRC).
Báo cáo, được gửi đến hãng tin Fides, dự định gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế và Liên Hiệp Quốc về sự đàn áp quân sự đang diễn ra ở tỉnh Papua của Indonesia (hoặc tỉnh Irian Jaya), nơi mà quân đội Indonesia đã có hành động chống lại những người tham gia ‘Đại hội nhân dân Papua’, với hơn 300 vụ bắt giữ - một chiến dịch truy tìm kiếm những người gọi là ‘thủ lĩnh ly khai’ vẫn tiếp tục, ảnh hưởng bừa bãi đến dân thường.
Mô tả "thực tế đáng buồn về các lạm dụng ở Papua”, mục tiêu của Báo cáo là nâng cao nhận thức về tình hình nhân quyền ở Papua và giúp tạo ra một "vùng đất hòa bình". Đặc biệt, tài liệu nhấn mạnh các khó khăn mà xã hội dân sự và các nhà hoạt động gặp phải, họ là người bảo vệ nhân quyền ở Papua, các nạn nhân của quấy rối, đe dọa và giam giữ tùy tiện về các cáo buộc "Makar" ("Phản bội"), trong khi văn bản nói rằng "họ thực thi quyền tự do ngôn luận trong cuộc đấu tranh vì công lý và trách nhiệm".
Báo cáo cũng tố cáo chính sách của chính phủ Indonesia "nhằm làm mất uy tín, hạn chế và gây nguy hiểm cho công việc của các tổ chức nhân quyền quốc tế hoạt động tại Papua", trong đó có việc họ bị từ chối "tiếp cận các phương tiện truyền thông quốc tế, do sự lèo lái của bộ máy quan liêu". Kết quả của các thái độ như vậy là một số tổ chức đã buộc phải rút khỏi đất nước, chẳng hạn như Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ (ICRC) và "Lữ đoàn hòa bình quốc tế" (PBI).
Trong khi chính phủ Indonesia tuyên bố rằng "sự bảo vệ nhân quyền là một ưu tiên quốc gia", tổ chức phi chính phủ “Phan sinh Quốc tế" trả lời trong một thông báo gửi hãng tin Fides rằng, "các tuyên bố chính trị là không đủ để đối mặt với các sự vi phạm nhân quyền tại Papua, bởi vì thực tế là một bầu khí khủng bố đang phổ biến nơi người dân địa phương".
Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Indonesia hãy trả tự do ngay cho tất cả các tù nhân chính trị, chấm dứt ngay sự đe dọa, quấy rối và bạo lực chống lại các người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Papua, hãy bắt đầu một cuộc đối thoại chính đáng với xã hội dân sự quốc gia và quốc tế, vì hoà bình của tỉnh Papua. (Agenzia Fides 16-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Geneva – Tỉnh Papua của Indonesia đang trải qua "sự lạm dụng nghiêm trọng về quyền dân sự và quyền chính trị, cũng như quyền kinh tế, xã hội và văn hóa", trong khi các phương tiện thông tin đại chúng đang bị bịt miệng để che giấu sự thật: - các kết luận này được nói trong Báo cáo mới "Nhân quyền ở Papua năm 2010 / 2011", được công bố tại Geneva (Thuỵ Sĩ) bởi ba tổ chức phi chính phủ, “Phan sinh Quốc tế” (Franciscans International, FI) - tổ chức phi chính phủ của đại gia đình Phan sinh tại Liên Hiệp Quốc -, "Mạng lưới dựa vào đức tin về Tây Papua” (FBN) và “Ủy ban Nhân quyền châu Á"(AHRC).
Báo cáo, được gửi đến hãng tin Fides, dự định gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế và Liên Hiệp Quốc về sự đàn áp quân sự đang diễn ra ở tỉnh Papua của Indonesia (hoặc tỉnh Irian Jaya), nơi mà quân đội Indonesia đã có hành động chống lại những người tham gia ‘Đại hội nhân dân Papua’, với hơn 300 vụ bắt giữ - một chiến dịch truy tìm kiếm những người gọi là ‘thủ lĩnh ly khai’ vẫn tiếp tục, ảnh hưởng bừa bãi đến dân thường.
Mô tả "thực tế đáng buồn về các lạm dụng ở Papua”, mục tiêu của Báo cáo là nâng cao nhận thức về tình hình nhân quyền ở Papua và giúp tạo ra một "vùng đất hòa bình". Đặc biệt, tài liệu nhấn mạnh các khó khăn mà xã hội dân sự và các nhà hoạt động gặp phải, họ là người bảo vệ nhân quyền ở Papua, các nạn nhân của quấy rối, đe dọa và giam giữ tùy tiện về các cáo buộc "Makar" ("Phản bội"), trong khi văn bản nói rằng "họ thực thi quyền tự do ngôn luận trong cuộc đấu tranh vì công lý và trách nhiệm".
Báo cáo cũng tố cáo chính sách của chính phủ Indonesia "nhằm làm mất uy tín, hạn chế và gây nguy hiểm cho công việc của các tổ chức nhân quyền quốc tế hoạt động tại Papua", trong đó có việc họ bị từ chối "tiếp cận các phương tiện truyền thông quốc tế, do sự lèo lái của bộ máy quan liêu". Kết quả của các thái độ như vậy là một số tổ chức đã buộc phải rút khỏi đất nước, chẳng hạn như Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ (ICRC) và "Lữ đoàn hòa bình quốc tế" (PBI).
Trong khi chính phủ Indonesia tuyên bố rằng "sự bảo vệ nhân quyền là một ưu tiên quốc gia", tổ chức phi chính phủ “Phan sinh Quốc tế" trả lời trong một thông báo gửi hãng tin Fides rằng, "các tuyên bố chính trị là không đủ để đối mặt với các sự vi phạm nhân quyền tại Papua, bởi vì thực tế là một bầu khí khủng bố đang phổ biến nơi người dân địa phương".
Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Indonesia hãy trả tự do ngay cho tất cả các tù nhân chính trị, chấm dứt ngay sự đe dọa, quấy rối và bạo lực chống lại các người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Papua, hãy bắt đầu một cuộc đối thoại chính đáng với xã hội dân sự quốc gia và quốc tế, vì hoà bình của tỉnh Papua. (Agenzia Fides 16-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa