Ấn Độ: Giám mục nói việc phá hoại nhà thờ là ‘một hành động hèn nhát’
Delhi - Đối với Giám mục giáo phận Belthangady, Đức cha Lawrence Mukkuzhy, việc phá hoại nhà thờ thánh Anphong ngày 3-11 là một cử chỉ "thấp hèn", "làm tổn thương cảm xúc" của tất cả các tín hữu.
Nhà hoạt động Kitô giáo Sajan K George quy trách cho chính quyền, vì từ cuộc bạo động ở Mangalore trong năm 2008, chính quyền đã không làm gì để ngăn chặn các kẻ thuộc trào lưu chính thống.
Các lãnh đạo của cộng đồng Kitô hữu nhất trí lên án cuộc tấn công mới nhất chống lại một nơi thờ phượng ở Ấn Độ, nơi mà một số người Ấn gíao cực đoan đang nhắm mục tiêu là các tòa nhà và các biểu tượng thuộc về các nhóm thiểu số tôn giáo, với tần số ngày càng tăng.
Vụ mới nhất xảy ra lúc 8g30 tối ngày 3-11 ở Kankanady, một thị trấn nghỉ mát gần Mangalore, một thành phố cảng của bang Karnataka, phía tây nam Ấn Độ.
Ba thanh niên vào nhà thờ thánh Anphong thuộc nghi lễ Syro-Malabar, gây thiệt hại đến tài sản và phá hoại các áo lễ. Đặc biệt, Shibu Maniraj 24 tuổi đi vào nơi thờ phượng Công giáo, và phá hủy một tượng Chúa Giêsu Kitô, được bảo quản trong phòng thánh, làm hư hỏng một cuốn Kinh thánh, làm hỏng một dây các phép, và thay áo quần của y bằng bộ áo lễ trước khi rời nhà thờ.
Cộng đồng Kitô hữu lên án vụ việc mới nhất này của bạo lực và sự xúc phạm nơi thiêng liêng, ngoài các vụ tấn công gần đây vào trường học Thánh Têrêsa và nhà nguyện thánh Antôn Pađua. Đức Cha Lawrence Mukkuzhy, giám mục giáo phận Belthangady ở miền Nam Kannada (bang Karnataka), nói rằng suốt trong lịch sử 23 năm của nhà thờ, nhà thờ thánh Anphong chưa bao giờ là nạn nhân của phá hại hoặc phá huỷ công trình nghệ thuật. Vụ tấn công ngày 3-11"là một hành động hèn nhát" và "các sự việc loại này không nên xảy ra trong bất kỳ nơi thờ phượng nào".
Giám mục cám ơn cảnh sát về sự hợp tác của họ, nhưng cho biết thêm rằng, các lý do cho cuộc tấn công, vốn làm "tổn thương cảm xúc của các tín hữu”, “là chưa rõ ràng".
Những lời của Giám mục được lặp lại bởi ông Sajan K George, nhà hoạt động và là chủ tịch Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), khi ông phát biểu về "vụ tấn công thứ 38 chống Kitô hữu ở bang Karnataka”, nơi mà chính quyền thuộc đảng BJP (Đảng Nhân dân Ấn Độ) – chính đảng liên quan đến cánh Ấn giáo cực đoan - không đảm bảo an toàn cho các nhóm thiểu số tôn giáo.
Ông tố cáo "sự đồng lõa của các cơ quan chính quyền", và sự dễ dàng mà các phần tử cực đoan chạy trốn khỏi xiềng xích của pháp luật.
Ông Sajan K George nói rằng cảm giác không bị trừng phạt được xác nhận bởi các hình phạt nhạo báng đối với các thủ phạm gây ra bạo lực chống lại nhà thờ ở Mangalore trong năm 2008: tất cả những điều này đã đảm bảo một cảm giác không bị trừng phạt, "vốn cho phép các kẻ cực đoan duy trì hệ thống khủng bố và bạo lực sắc tộc của họ”. (AsiaNews 5-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Nhà hoạt động Kitô giáo Sajan K George quy trách cho chính quyền, vì từ cuộc bạo động ở Mangalore trong năm 2008, chính quyền đã không làm gì để ngăn chặn các kẻ thuộc trào lưu chính thống.
Các lãnh đạo của cộng đồng Kitô hữu nhất trí lên án cuộc tấn công mới nhất chống lại một nơi thờ phượng ở Ấn Độ, nơi mà một số người Ấn gíao cực đoan đang nhắm mục tiêu là các tòa nhà và các biểu tượng thuộc về các nhóm thiểu số tôn giáo, với tần số ngày càng tăng.
Vụ mới nhất xảy ra lúc 8g30 tối ngày 3-11 ở Kankanady, một thị trấn nghỉ mát gần Mangalore, một thành phố cảng của bang Karnataka, phía tây nam Ấn Độ.
Ba thanh niên vào nhà thờ thánh Anphong thuộc nghi lễ Syro-Malabar, gây thiệt hại đến tài sản và phá hoại các áo lễ. Đặc biệt, Shibu Maniraj 24 tuổi đi vào nơi thờ phượng Công giáo, và phá hủy một tượng Chúa Giêsu Kitô, được bảo quản trong phòng thánh, làm hư hỏng một cuốn Kinh thánh, làm hỏng một dây các phép, và thay áo quần của y bằng bộ áo lễ trước khi rời nhà thờ.
Cộng đồng Kitô hữu lên án vụ việc mới nhất này của bạo lực và sự xúc phạm nơi thiêng liêng, ngoài các vụ tấn công gần đây vào trường học Thánh Têrêsa và nhà nguyện thánh Antôn Pađua. Đức Cha Lawrence Mukkuzhy, giám mục giáo phận Belthangady ở miền Nam Kannada (bang Karnataka), nói rằng suốt trong lịch sử 23 năm của nhà thờ, nhà thờ thánh Anphong chưa bao giờ là nạn nhân của phá hại hoặc phá huỷ công trình nghệ thuật. Vụ tấn công ngày 3-11"là một hành động hèn nhát" và "các sự việc loại này không nên xảy ra trong bất kỳ nơi thờ phượng nào".
Giám mục cám ơn cảnh sát về sự hợp tác của họ, nhưng cho biết thêm rằng, các lý do cho cuộc tấn công, vốn làm "tổn thương cảm xúc của các tín hữu”, “là chưa rõ ràng".
Những lời của Giám mục được lặp lại bởi ông Sajan K George, nhà hoạt động và là chủ tịch Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), khi ông phát biểu về "vụ tấn công thứ 38 chống Kitô hữu ở bang Karnataka”, nơi mà chính quyền thuộc đảng BJP (Đảng Nhân dân Ấn Độ) – chính đảng liên quan đến cánh Ấn giáo cực đoan - không đảm bảo an toàn cho các nhóm thiểu số tôn giáo.
Ông tố cáo "sự đồng lõa của các cơ quan chính quyền", và sự dễ dàng mà các phần tử cực đoan chạy trốn khỏi xiềng xích của pháp luật.
Ông Sajan K George nói rằng cảm giác không bị trừng phạt được xác nhận bởi các hình phạt nhạo báng đối với các thủ phạm gây ra bạo lực chống lại nhà thờ ở Mangalore trong năm 2008: tất cả những điều này đã đảm bảo một cảm giác không bị trừng phạt, "vốn cho phép các kẻ cực đoan duy trì hệ thống khủng bố và bạo lực sắc tộc của họ”. (AsiaNews 5-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa