CHÚA NHẬT 26 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Êzêkien 18: 25-28; Tv 25; Philipphê 2: 1-11; Matthêu 21: 28-32
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng có thể kể về những người làm chúng ta thất vọng. Họ hứa với chúng ta nhưng chẳng bao giờ thực hiện điều đã hứa. Chúng ta tin tưởng họ, nhưng cuối cùng họ lại thất hứa. Chẳng hạn người bạn đời hứa yêu ta “cho đến chết” – và rồi chính người ấy rút lại lời hứa của mình bằng chính hành động phản bội hoặc rõ ràng hoặc lén lút, mỗi ngày.
Thậm chí chúng ta có thể kể ra tất cả những lần ta bị người khác thất hứa từ thời còn nhỏ đến nay – những lời hứa “nếu không làm được tôi sẽ chết” chẳng bao giờ thành ấy cứ đầy cả ra. Hoặc sau này, có lúc trong đời, ta sẽ mất đi một người thân yêu, và những người tỉnh táo ngoài cuộc vỗ về chúng ta với những lời đầy cảm thông: “Nếu có bất cứ điều gì tôi có thể làm được, thì đừng ngại gọi cho tôi nhé. Tôi sẽ đến ngay.” Sau đó, dường như họ bốc hơi vào không khí, để chúng ta ở lại loay hoay trong nỗi cô đơn, buồn khổ với một đời sống vừa đột ngột đổi thay. Họ đã hứa “tôi sẽ giúp bạn” nhưng rồi lại lặn mất tăm hơi.
Cũng có đó những thất vọng mà chúng ta phải đối mặt thường ngày. Chúng ta có thể đã hết sức cố gắng sắp xếp trong lịch trình dày đặc của mình một cuộc hẹn với một người, nhưng rồi họ lại không đến. Hoặc là, ta đi phỏng vấn xin việc, họ nói sẽ gọi điện thoại lại nhưng rồi điều đó chẳng bao giờ xảy ra. Cả trong đời sống gia đình lẫn xã hội đang có đó những tình bạn khiến ta thất vọng, những thất tín tầm thường, những bí mật và chuyện đàm tiếu. Những lần thất hứa như thế ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta, đến nỗi chúng ta phải tìm cách khoắc lên mình bộ áo giáp bảo vệ mình khỏi những tổn thương sau này. Chúng ta chuẩn bị cho mình như thế để khỏi quá ngạc nhiên khi nhận được những lời Vâng Dạ, nhưng rồi chỉ nhận được một chữ KHÔNG to tướng.
Khi chúng ta rơi vào tình trạng như thế, hãy thừa nhận những cách mà chính chúng ta đã không giữ lời, để tránh va chạm hay xung đột mà chúng ta nói Vâng Dạ nửa vời với ai đó hoặc về điều mà chúng ta chẳng bao giờ muốn thực hiện. Chúng ta đã tự hạ giá mình để rồi người ta không thể mong gì nhiều nơi chúng ta; chúng ta không thể khiến người khác luôn tin tưởng. Chúng ta giống đứa con đã nhận lời cha nhưng chẳng bao giờ giữ lời. Chúng ta nói Vâng nhưng rồi lại thành ra là Không.
Dù chúng ta có là người bị hứa lèo hay là kẻ thất hứa hoặc hứa cho qua chuyện, thì chúng ta vẫn cần được Lời Chúa hôm nay chữa lành và thúc đẩy. Sự hiện diện của chúng ta trong Tiệc Thánh Thể này nói lên tiếng Vâng của chúng ta; không chỉ là cầu nguyện hay tham dự vào nghi lễ, nhưng còn là biểu hiện sự dấn thân mỗi ngày trong đời sống chúng ta.
Ví dụ, khi chúng ta đón nhận Thánh Thể và thưa “Amen” là chúng ta cam kết trở thành môn đệ của Đức Giêsu và bắt chước Ngài sống phục vụ và hiến thân cho tha nhân. Liệu lòng chúng ta có thực sự dành cho Đấng mời gọi: “Hãy theo Tôi” hay không? Liệu lời thưa Vâng của chúng ta trong Thánh lễ này có làm cho sự sống của Ngài được hiển hiện trong đời sống chúng ta hay không? Hay là lời thưa Vâng của chúng ta trong Thánh lễ lại hóa ra tiếng Không trong cuộc đời?
Bài Tin mừng hôm nay bắt đầu cho hàng loại những cuộc xung đột giữa Đức Giêsu với những kẻ chống đối Ngài. Đức Giêsu tiến vào Giêrusalem nơi Ngài xua đuổi những người buôn bán và đổi tiền khiến giới lãnh đạo Dothái giáo lúc bấy giờ tức giận. Các trưởng lão và tư tế đã đến đặt vấn đề với Đức Giêsu (Mt 21,23). Dụ ngôn của Đức Giêsu quả là một thách thức đối với họ. Ngài luôn phải đối diện với những người biệt phái luôn nói Vâng với Thiên Chúa bằng thái độ tuân giữ nghiêm ngặt luật đạo và thực hành các nghi lễ. Ngài tố cáo họ đã chất những gánh nặng lên vai người khác trong khi chính họ lại không thèm động đến dù chỉ bằng một ngón tay. Thế nên Đức Giêsu gọi những người Pharisêu và kinh sư là những kẻ giả hình. Họ là những người thưa Vâng với Thiên Chúa nhưng trong thái độ và hành động của mình lại nói Không với những gì Thiên Chúa muốn họ thực hiện.
Người con thứ nhất có hoàn thành bổn phận mà cha nó yêu cầu hay không? Dụ ngôn hôm nay thật lạ vì chúng ta không cho ta biết điều đó. Điều Đức Giêsu muốn nói không phải là mức thành công mỹ mãn cho bằng nhắm đến sự sẵn lòng đáp lại lời mời gọi phục vụ. Có lẽ ước muốn phục vụ của chúng ta là những gì Thiên Chúa mong chờ và chính ước muốn đó và những cố gắng của chúng ta tạo ra một khoảng trống cho Thiên Chúa bước vào và khỏa lấp mọi thiếu hụt.
Bài trích sách Êdêkien quay về ý niệm trong Cựu Ước. Vị ngôn sứ và những người cùng thời đang bị lưu đày, khóc thương cho sự sụp đổ của quê hương mình. Ai phải chịu trách nhiệm cho việc họ bị thảm bại dưới tay quân Babylon? Trước hết sự trừng phạt dành cho tội lỗi do những sai lầm của cha ông họ - “đời cha ăn nho xanh, đời con phải ê răng” (Ez 18,2; Xh 34,7). Vì cha ông họ đã quay lưng lại với Thiên Chúa nên những người ở nơi lưu đầy cho rằng đó là lý do họ bị trừng phạt.
Nhưng như chúng ta nghe trong bài đọc hôm nay, Êdêkien nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với kết cục của cuộc đời mình. Con người không thể tự nhủ: cầu nguyện đi; chay tịnh trong những ngày thánh; bỏ tiền thau,… Điều đó không tự nhiên giúp chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Điều đó cũng không đủ để trở thành Kitô hữu, hay để nói như Phaolô, “Đức Giêsu là Chúa!” Chúng ta phải hiện thực lời thưa Vâng bằng cách loan báo niềm hy vọng cho những ai thất vọng; cho kẻ đói ăn; giải phóng những ai bị áp bức; chữa lành kẻ yếu đau và mang lại ánh sáng cho kẻ mù lòa.
Thư Philipphê ch o chúng ta một mẫu gương về một người con thứ hai thưa rằng: “Vâng, con sẽ đi”. Ngài đã đi và hoàn tất sứ vụ mà Thiên Chúa trao cho. Bài đọc bao gồm một bài thánh ca của các Kitô hữu xưa mà thánh Phaolô đưa vào trong lá thư của mình. Đức Giêsu sẵn lòng phục vụ Thiên Chúa đến nỗi Ngài không giữ lại bất kỳ một địa vị nào mà lẽ ra Ngài xứng đáng có. Ngài không chỉ hạ cố trở thành con người, nhưng trong sự vâng phục, Ngài chấp nhận chết trên thập giá.
Thánh Phaolô dùng hình ảnh Đức Giêsu như khuôn mẫu cho chúng ta, những người một lần nữa thưa Vâng với Thiên Chúa trong Thánh lễ này. Với lòng khiêm nhường, chúng ta không đặt sở thích của mình lên trên hết nhưng kiên quyết thưa lời Vâng với Thiên Chúa. Nghĩa là chúng ta hiến trọn con người mình cho Chúa để phục vụ người khác.
Những người tốt dường như không thấy cần phải đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu hầu thay đổi cuộc đời mình và bước theo Ngài. Nhưng, theo như những gì hôm nay Ngài nói hôm nay, những kẻ tội lỗi như: “những người thu thuế và các cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”. Hai sự đáp trả với Đức Giêsu có thể đặt ra trước chúng ta hôm nay. Hãy để cho sự hiện diện của chúng ta trong phụng vụ trở thành dấu chỉ cho khao khát của chúng ta trong việc canh tân cam kết trở thành môn đệ của Đức Giêsu, không chỉ bằng lời nói, nhưng cả trong hành động nữa.
Khi nhìn lại những ngày tháng qua và nhận ra lối sống của mình, với những suy nghĩ và hành động cho thấy chúng ta chỉ là những người môn đệ thờ ơ, thì chúng ta cần một cơ hội thứ hai như dụ ngôn này mang lại chúng ta. Chúng ta muốn thay đổi quan điểm, hối cải và làm những điều tốt mà chúng ta biết mình được mời gọi thực hiện – và làm với lời xin Vâng chân thành như Tin mừng đòi buộc chúng ta.
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
26th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Ezekiel 18: 25-28; Psalm 25; Philippians 2: 1-11; Matthew 21: 28-32
I bet each of us can tell stories about people who have let us down? They made a promise to us that they never followed up on. We put our trust and invested emotionally in them and, in the end, they weren’t there for us. Perhaps it was a spouse who promised to love us till "death do us part"–and then they took back that promise in one big act of betrayal or, in many lesser, daily ones.
We can also remember broken promises made to us all the way back to childhood–"Cross my heart and hope to die"–which weren’t fulfilled. Or, later in life, we may have lost a loved one and at the wake people embraced us and offered words of sympathy, "If there is anything, anything I can do, don’t hesitate to call. I’ll be there for you." Then they seemed to evaporate into thin air, leaving us on our own to deal with loneliness, grief and a dramatically-changed life pattern. "I’ll be there for you"–and they weren’t.
There are also daily letdowns we have almost come to expect. Who hasn’t stood waiting for an appointment we fit into our busy schedule, only to have someone not show up? Or, there was a job interview and a promise of a call-back but it never came. Family and social life have disappointing friendships, little betrayals, secrets, and gossip. These broken promises have deeply affected us, so much so, that we have learned to wear protective armor to protect ourselves from future hurts. We prepare ourselves not be too surprised when we are given a Yes, but get a No.
While we are at it let’s acknowledge the ways we ourselves have gone back on our word or, in order to avoid discomfit or confrontation, we’ve given a half-hearted Yes to someone or something which we never planned to follow up on. We have cheapened our promises and people have come to expect less of us; we are not someone they can always rely on. We are like the son who gave his word to do his father’s bidding, but never followed up on it. We said a Yes, but it turned out to be a No.
Whether we have been on the receiving end of broken promises, or have given only a half-hearted investment of ourselves to commitments we have made, we are in need of the healing and the challenge the Word of God offers us today. Our presence here at Eucharist today communicates a Yes we are making; not just to praying and participating in our ritual, but to the commitment they signify for our daily lives.
For example, saying "Amen" as we receive the Eucharist, commits us to being a disciple of Jesus and following his life of service and sacrifice for others. Are our hearts really invested in the one who invites us, "Come follow me"? Is our Yes here at Eucharist a promise to take his life out to the world in which we live? Or, will our Yes in ritual turn out to be a No in life?
Today’s gospel passage begins a series of confrontations between Jesus and his opponents. Jesus has entered Jerusalem where he has antagonized the religious leaders by driving out the merchants and money changers. The elders and chief priests have come to question Jesus (21:23). Jesus’ parable was a challenge to them. He was constantly confronted by the pious who seemed to epitomize a Yes to God by their strict observance of religious and ritualistic rules. Yet, Jesus criticized them for their lack of compassion for those oppressed by their strict interpretation of religious rules and observances. He accused them of putting burdens on the shoulders of others while being unwilling to lift a finger to help them. So Jesus called the Pharisees and scribes hypocrites. They seemed to give a Yes to God, but in their attitude and actions, they were saying No to what God asked of them.
Did the first son eventually accomplish the task his father asked of him? Today’s parable is unusual because we don’t know. What Jesus is praising isn’t a measurable record of great achievement, but a willingness to respond to an invitation to serve. Perhaps our desire to serve is what God wishes and that desire and our efforts, leave plenty of room for God to step in and fill the gaps.
Our Ezekiel reading is a turning point in Old Testament thought. The prophet and his contemporaries are in exile mourning the destruction of their homeland. Who was to blame for their disastrous defeat at the hands of the Babylonians? Previously the punishment for sin was blamed on the errant ways of their ancestors–"the father has eaten sour grapes and the children’s teeth are set on edge" (18:2; Exodus 34:7). Because their ancestors turned from God the people in exile reasoned they were being punished.
But, as we hear today, Ezekiel emphasizes each person’s responsibility for the consequences of his/her life. People can’t claim they: say their prayers; fast on holy days; put money in the collection baskets, etc. That doesn’t automatically make us children of God. Nor is it enough to be a Christian, or to say with Paul, "Jesus is Lord!" We need to put flesh on our Yes by proclaiming hope to the desperate; feeding the hungry; freeing those who are oppressed; healing the sick and giving sight to the blind.
Philippians gives us a model of another son who said "Yes, I will go." He did go and he accomplished the task God gave him. The reading includes an ancient Christian hymn which Paul incorporated into his letter. Jesus was so willing to serve God that he did not cling to any status he could have claimed for himself. He not only became flesh, but in his obedience, accepted death on a cross.
Paul uses Jesus as the model for us who, once again, give our Yes to God at this Eucharist. Our attitude, he tells us, must be the same as Christ’s: among us there is to be no competition. Humbly we are not to put our interests first but, like Christ, to be a firm and lived-out Yes to God. Which means, we turn ourselves over to God in service to one another.
Apparently the good people didn’t see any need to respond to Jesus’ invitation to change their lives and follow him. But, according to what he says today, sinners did just that, "tax collectors and prostitutes are entering the kingdom of God before you." Two possible responses to Jesus are held before us today. Let our presence at worship signify our desire to renew our commitment to being disciples of Jesus, not just in words, but in actions.
When we look over our recent past and notice the trend our lives have taken, with thoughts and deeds that speak of our being lukewarm disciples, we want the second chance this parable offers us. We want to be able to change our minds, repent and do the good things we know we are called to do–and do them with the wholehearted Yes the gospel requires of us.
Êzêkien 18: 25-28; Tv 25; Philipphê 2: 1-11; Matthêu 21: 28-32
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng có thể kể về những người làm chúng ta thất vọng. Họ hứa với chúng ta nhưng chẳng bao giờ thực hiện điều đã hứa. Chúng ta tin tưởng họ, nhưng cuối cùng họ lại thất hứa. Chẳng hạn người bạn đời hứa yêu ta “cho đến chết” – và rồi chính người ấy rút lại lời hứa của mình bằng chính hành động phản bội hoặc rõ ràng hoặc lén lút, mỗi ngày.
Thậm chí chúng ta có thể kể ra tất cả những lần ta bị người khác thất hứa từ thời còn nhỏ đến nay – những lời hứa “nếu không làm được tôi sẽ chết” chẳng bao giờ thành ấy cứ đầy cả ra. Hoặc sau này, có lúc trong đời, ta sẽ mất đi một người thân yêu, và những người tỉnh táo ngoài cuộc vỗ về chúng ta với những lời đầy cảm thông: “Nếu có bất cứ điều gì tôi có thể làm được, thì đừng ngại gọi cho tôi nhé. Tôi sẽ đến ngay.” Sau đó, dường như họ bốc hơi vào không khí, để chúng ta ở lại loay hoay trong nỗi cô đơn, buồn khổ với một đời sống vừa đột ngột đổi thay. Họ đã hứa “tôi sẽ giúp bạn” nhưng rồi lại lặn mất tăm hơi.
Cũng có đó những thất vọng mà chúng ta phải đối mặt thường ngày. Chúng ta có thể đã hết sức cố gắng sắp xếp trong lịch trình dày đặc của mình một cuộc hẹn với một người, nhưng rồi họ lại không đến. Hoặc là, ta đi phỏng vấn xin việc, họ nói sẽ gọi điện thoại lại nhưng rồi điều đó chẳng bao giờ xảy ra. Cả trong đời sống gia đình lẫn xã hội đang có đó những tình bạn khiến ta thất vọng, những thất tín tầm thường, những bí mật và chuyện đàm tiếu. Những lần thất hứa như thế ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta, đến nỗi chúng ta phải tìm cách khoắc lên mình bộ áo giáp bảo vệ mình khỏi những tổn thương sau này. Chúng ta chuẩn bị cho mình như thế để khỏi quá ngạc nhiên khi nhận được những lời Vâng Dạ, nhưng rồi chỉ nhận được một chữ KHÔNG to tướng.
Khi chúng ta rơi vào tình trạng như thế, hãy thừa nhận những cách mà chính chúng ta đã không giữ lời, để tránh va chạm hay xung đột mà chúng ta nói Vâng Dạ nửa vời với ai đó hoặc về điều mà chúng ta chẳng bao giờ muốn thực hiện. Chúng ta đã tự hạ giá mình để rồi người ta không thể mong gì nhiều nơi chúng ta; chúng ta không thể khiến người khác luôn tin tưởng. Chúng ta giống đứa con đã nhận lời cha nhưng chẳng bao giờ giữ lời. Chúng ta nói Vâng nhưng rồi lại thành ra là Không.
Dù chúng ta có là người bị hứa lèo hay là kẻ thất hứa hoặc hứa cho qua chuyện, thì chúng ta vẫn cần được Lời Chúa hôm nay chữa lành và thúc đẩy. Sự hiện diện của chúng ta trong Tiệc Thánh Thể này nói lên tiếng Vâng của chúng ta; không chỉ là cầu nguyện hay tham dự vào nghi lễ, nhưng còn là biểu hiện sự dấn thân mỗi ngày trong đời sống chúng ta.
Ví dụ, khi chúng ta đón nhận Thánh Thể và thưa “Amen” là chúng ta cam kết trở thành môn đệ của Đức Giêsu và bắt chước Ngài sống phục vụ và hiến thân cho tha nhân. Liệu lòng chúng ta có thực sự dành cho Đấng mời gọi: “Hãy theo Tôi” hay không? Liệu lời thưa Vâng của chúng ta trong Thánh lễ này có làm cho sự sống của Ngài được hiển hiện trong đời sống chúng ta hay không? Hay là lời thưa Vâng của chúng ta trong Thánh lễ lại hóa ra tiếng Không trong cuộc đời?
Bài Tin mừng hôm nay bắt đầu cho hàng loại những cuộc xung đột giữa Đức Giêsu với những kẻ chống đối Ngài. Đức Giêsu tiến vào Giêrusalem nơi Ngài xua đuổi những người buôn bán và đổi tiền khiến giới lãnh đạo Dothái giáo lúc bấy giờ tức giận. Các trưởng lão và tư tế đã đến đặt vấn đề với Đức Giêsu (Mt 21,23). Dụ ngôn của Đức Giêsu quả là một thách thức đối với họ. Ngài luôn phải đối diện với những người biệt phái luôn nói Vâng với Thiên Chúa bằng thái độ tuân giữ nghiêm ngặt luật đạo và thực hành các nghi lễ. Ngài tố cáo họ đã chất những gánh nặng lên vai người khác trong khi chính họ lại không thèm động đến dù chỉ bằng một ngón tay. Thế nên Đức Giêsu gọi những người Pharisêu và kinh sư là những kẻ giả hình. Họ là những người thưa Vâng với Thiên Chúa nhưng trong thái độ và hành động của mình lại nói Không với những gì Thiên Chúa muốn họ thực hiện.
Người con thứ nhất có hoàn thành bổn phận mà cha nó yêu cầu hay không? Dụ ngôn hôm nay thật lạ vì chúng ta không cho ta biết điều đó. Điều Đức Giêsu muốn nói không phải là mức thành công mỹ mãn cho bằng nhắm đến sự sẵn lòng đáp lại lời mời gọi phục vụ. Có lẽ ước muốn phục vụ của chúng ta là những gì Thiên Chúa mong chờ và chính ước muốn đó và những cố gắng của chúng ta tạo ra một khoảng trống cho Thiên Chúa bước vào và khỏa lấp mọi thiếu hụt.
Bài trích sách Êdêkien quay về ý niệm trong Cựu Ước. Vị ngôn sứ và những người cùng thời đang bị lưu đày, khóc thương cho sự sụp đổ của quê hương mình. Ai phải chịu trách nhiệm cho việc họ bị thảm bại dưới tay quân Babylon? Trước hết sự trừng phạt dành cho tội lỗi do những sai lầm của cha ông họ - “đời cha ăn nho xanh, đời con phải ê răng” (Ez 18,2; Xh 34,7). Vì cha ông họ đã quay lưng lại với Thiên Chúa nên những người ở nơi lưu đầy cho rằng đó là lý do họ bị trừng phạt.
Nhưng như chúng ta nghe trong bài đọc hôm nay, Êdêkien nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với kết cục của cuộc đời mình. Con người không thể tự nhủ: cầu nguyện đi; chay tịnh trong những ngày thánh; bỏ tiền thau,… Điều đó không tự nhiên giúp chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Điều đó cũng không đủ để trở thành Kitô hữu, hay để nói như Phaolô, “Đức Giêsu là Chúa!” Chúng ta phải hiện thực lời thưa Vâng bằng cách loan báo niềm hy vọng cho những ai thất vọng; cho kẻ đói ăn; giải phóng những ai bị áp bức; chữa lành kẻ yếu đau và mang lại ánh sáng cho kẻ mù lòa.
Thư Philipphê ch o chúng ta một mẫu gương về một người con thứ hai thưa rằng: “Vâng, con sẽ đi”. Ngài đã đi và hoàn tất sứ vụ mà Thiên Chúa trao cho. Bài đọc bao gồm một bài thánh ca của các Kitô hữu xưa mà thánh Phaolô đưa vào trong lá thư của mình. Đức Giêsu sẵn lòng phục vụ Thiên Chúa đến nỗi Ngài không giữ lại bất kỳ một địa vị nào mà lẽ ra Ngài xứng đáng có. Ngài không chỉ hạ cố trở thành con người, nhưng trong sự vâng phục, Ngài chấp nhận chết trên thập giá.
Thánh Phaolô dùng hình ảnh Đức Giêsu như khuôn mẫu cho chúng ta, những người một lần nữa thưa Vâng với Thiên Chúa trong Thánh lễ này. Với lòng khiêm nhường, chúng ta không đặt sở thích của mình lên trên hết nhưng kiên quyết thưa lời Vâng với Thiên Chúa. Nghĩa là chúng ta hiến trọn con người mình cho Chúa để phục vụ người khác.
Những người tốt dường như không thấy cần phải đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu hầu thay đổi cuộc đời mình và bước theo Ngài. Nhưng, theo như những gì hôm nay Ngài nói hôm nay, những kẻ tội lỗi như: “những người thu thuế và các cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”. Hai sự đáp trả với Đức Giêsu có thể đặt ra trước chúng ta hôm nay. Hãy để cho sự hiện diện của chúng ta trong phụng vụ trở thành dấu chỉ cho khao khát của chúng ta trong việc canh tân cam kết trở thành môn đệ của Đức Giêsu, không chỉ bằng lời nói, nhưng cả trong hành động nữa.
Khi nhìn lại những ngày tháng qua và nhận ra lối sống của mình, với những suy nghĩ và hành động cho thấy chúng ta chỉ là những người môn đệ thờ ơ, thì chúng ta cần một cơ hội thứ hai như dụ ngôn này mang lại chúng ta. Chúng ta muốn thay đổi quan điểm, hối cải và làm những điều tốt mà chúng ta biết mình được mời gọi thực hiện – và làm với lời xin Vâng chân thành như Tin mừng đòi buộc chúng ta.
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
26th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Ezekiel 18: 25-28; Psalm 25; Philippians 2: 1-11; Matthew 21: 28-32
I bet each of us can tell stories about people who have let us down? They made a promise to us that they never followed up on. We put our trust and invested emotionally in them and, in the end, they weren’t there for us. Perhaps it was a spouse who promised to love us till "death do us part"–and then they took back that promise in one big act of betrayal or, in many lesser, daily ones.
We can also remember broken promises made to us all the way back to childhood–"Cross my heart and hope to die"–which weren’t fulfilled. Or, later in life, we may have lost a loved one and at the wake people embraced us and offered words of sympathy, "If there is anything, anything I can do, don’t hesitate to call. I’ll be there for you." Then they seemed to evaporate into thin air, leaving us on our own to deal with loneliness, grief and a dramatically-changed life pattern. "I’ll be there for you"–and they weren’t.
There are also daily letdowns we have almost come to expect. Who hasn’t stood waiting for an appointment we fit into our busy schedule, only to have someone not show up? Or, there was a job interview and a promise of a call-back but it never came. Family and social life have disappointing friendships, little betrayals, secrets, and gossip. These broken promises have deeply affected us, so much so, that we have learned to wear protective armor to protect ourselves from future hurts. We prepare ourselves not be too surprised when we are given a Yes, but get a No.
While we are at it let’s acknowledge the ways we ourselves have gone back on our word or, in order to avoid discomfit or confrontation, we’ve given a half-hearted Yes to someone or something which we never planned to follow up on. We have cheapened our promises and people have come to expect less of us; we are not someone they can always rely on. We are like the son who gave his word to do his father’s bidding, but never followed up on it. We said a Yes, but it turned out to be a No.
Whether we have been on the receiving end of broken promises, or have given only a half-hearted investment of ourselves to commitments we have made, we are in need of the healing and the challenge the Word of God offers us today. Our presence here at Eucharist today communicates a Yes we are making; not just to praying and participating in our ritual, but to the commitment they signify for our daily lives.
For example, saying "Amen" as we receive the Eucharist, commits us to being a disciple of Jesus and following his life of service and sacrifice for others. Are our hearts really invested in the one who invites us, "Come follow me"? Is our Yes here at Eucharist a promise to take his life out to the world in which we live? Or, will our Yes in ritual turn out to be a No in life?
Today’s gospel passage begins a series of confrontations between Jesus and his opponents. Jesus has entered Jerusalem where he has antagonized the religious leaders by driving out the merchants and money changers. The elders and chief priests have come to question Jesus (21:23). Jesus’ parable was a challenge to them. He was constantly confronted by the pious who seemed to epitomize a Yes to God by their strict observance of religious and ritualistic rules. Yet, Jesus criticized them for their lack of compassion for those oppressed by their strict interpretation of religious rules and observances. He accused them of putting burdens on the shoulders of others while being unwilling to lift a finger to help them. So Jesus called the Pharisees and scribes hypocrites. They seemed to give a Yes to God, but in their attitude and actions, they were saying No to what God asked of them.
Did the first son eventually accomplish the task his father asked of him? Today’s parable is unusual because we don’t know. What Jesus is praising isn’t a measurable record of great achievement, but a willingness to respond to an invitation to serve. Perhaps our desire to serve is what God wishes and that desire and our efforts, leave plenty of room for God to step in and fill the gaps.
Our Ezekiel reading is a turning point in Old Testament thought. The prophet and his contemporaries are in exile mourning the destruction of their homeland. Who was to blame for their disastrous defeat at the hands of the Babylonians? Previously the punishment for sin was blamed on the errant ways of their ancestors–"the father has eaten sour grapes and the children’s teeth are set on edge" (18:2; Exodus 34:7). Because their ancestors turned from God the people in exile reasoned they were being punished.
But, as we hear today, Ezekiel emphasizes each person’s responsibility for the consequences of his/her life. People can’t claim they: say their prayers; fast on holy days; put money in the collection baskets, etc. That doesn’t automatically make us children of God. Nor is it enough to be a Christian, or to say with Paul, "Jesus is Lord!" We need to put flesh on our Yes by proclaiming hope to the desperate; feeding the hungry; freeing those who are oppressed; healing the sick and giving sight to the blind.
Philippians gives us a model of another son who said "Yes, I will go." He did go and he accomplished the task God gave him. The reading includes an ancient Christian hymn which Paul incorporated into his letter. Jesus was so willing to serve God that he did not cling to any status he could have claimed for himself. He not only became flesh, but in his obedience, accepted death on a cross.
Paul uses Jesus as the model for us who, once again, give our Yes to God at this Eucharist. Our attitude, he tells us, must be the same as Christ’s: among us there is to be no competition. Humbly we are not to put our interests first but, like Christ, to be a firm and lived-out Yes to God. Which means, we turn ourselves over to God in service to one another.
Apparently the good people didn’t see any need to respond to Jesus’ invitation to change their lives and follow him. But, according to what he says today, sinners did just that, "tax collectors and prostitutes are entering the kingdom of God before you." Two possible responses to Jesus are held before us today. Let our presence at worship signify our desire to renew our commitment to being disciples of Jesus, not just in words, but in actions.
When we look over our recent past and notice the trend our lives have taken, with thoughts and deeds that speak of our being lukewarm disciples, we want the second chance this parable offers us. We want to be able to change our minds, repent and do the good things we know we are called to do–and do them with the wholehearted Yes the gospel requires of us.