Ký Sự Bên Đường Thiên Lý (6): Atlanta - CNN - Coca Cola - Georgia Aquarium - Stone Mountain
Bạn thân mến,
Tập ký sự “BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ” ra mắt bạn đọc như một tặng phẩm tinh thần tới người thân. Vì thế, nó cần được sự bao dung của độc giả khi đọc nó dưới góc độ chuyên môn hoặc nghiên cứu. Trong suốt hành trình bốn mươi lăm ngày trên đất Hoa Kỳ, chúng tôi đã được đón nhận bao ân huệ: Ân huệ từ trời và ân huệ từ con người. Chúng tôi trân trọng ghi ơn quý Linh mục, tu sĩ, giáo dân, thân nhân và bạn hữu đã giúp chúng tôi về tinh thần và vật chất để có được một chuyến đi giàu cảm xúc.
Những tư liệu trong tập ký sự này là tích hợp đa dạng tin tức: Từ quan sát thực tế bên đường đến thông tin báo chí và chuyển tải trên mạng Internet. Chúng tôi xin lỗi vì không thể trích dẫn tác giả chính xác như một tài liệu biên khảo. Nó phản ánh một góc độ hẹp, một cách nhìn hạn chế so với cuộc sống sôi động muôn nẻo ngàn trùng.
Xin mạnh dạn trao gửi tới tay bạn đọc món quà này mong phần nào thể hiện được tấm lòng đồng điệu tri âm.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc.
ATLANTA
Atlanta được hình thành vào ngày 29 tháng 12 năm 1847, ban đầu còn bé nhỏ, đến năm 1854 dân số thị trấn đã tăng lên 9.554. Sau chiến tranh dân sự kết thúc năm 1865, Atlanta đã dần dần xây dựng lại. Từ 1867 cho đến năm 1888 là thời kỳ đổi mới và phát triển. Ngày 21 tháng năm 1917, Atlanta bị hoả hoạn thiêu cháy 1.938 ngôi nhà.
Trong những năm 1960, Atlanta là một tổ chức trung tâm lớn của phong trào đòi quyền dân sự, với vai trò quan trọng của Tiến sĩ Martin Luther King (bị ám sát năm 1968), Jr, Ralph David Abernathy, và sinh viên từ các trường cao đẳng lịch sử của Atlanta và các trường đại học.
Năm 1990, Atlanta được chọn đăng cai cho Thế vận hội Olympic mùa hè năm 1996. Atlanta đã thực hiện một số dự án xây dựng chủ yếu để cải thiện công viên của thành phố, cơ sở thể thao, và giao thông vận tải. Atlanta đã trở thành thành phố thứ ba của Mỹ đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè. Trong những năm 2000, Atlanta đã hoàn toàn trở thành một thành phố quốc tế, nổi tiếng về truyền thông với trung tâm là Đài truyền hình CNN.
Từ năm 2000 đến năm 2010, dân số Atlanta tăng nhanh bao gồm 22.763 cư dân da trắng, 31.678 cư dân da đen, 5.142 người dân châu Á, và 3.095 cư dân gốc Tây Ban Nha.
Chúng tôi đã đáp xuống phi trường Atlanta, phi trường rộng nhất nước Mỹ. Đức ông Phanxicô X. Nguyễn Văn Phương cho xe ra sân bay đón và đưa chúng tôi về giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc tổng giáo phận Atlanta. Xe đi ngang qua bãi đỗ xe của sân bay. Khoảng vài trăm loại xe taxi của phi trường đậu ngay ngắn thẳng hàng. Bất cứ hành khách nào đều có quyền thuê trong ngày với giá $20/ngày rất tiện lợi.
Chúng tôi được Đức ông Nguyễn Văn Phương giới thiệu rất trọng thể và dự ngày họp mặt thường huấn cho các thầy cô giáo ban Việt Ngữ và giáo lý của giáo xứ. Thật may mắn là chúng tôi đến đúng vào ngày khai giảng cho 500 em học sinh, là con em trong giáo xứ. Chương trình học Việt ngữ và giáo lý rất được chú trọng “Vì tương lai con em chúng ta”. Sau giờ tập trung dưới cờ còn có thánh lễ “phong nhậm” cho các thầy cô. Một trăm thầy cô giáo được giới thiệu theo từng chức vụ với cộng đoàn. Họ là những thầy cô tình nguyện viên, dưới quyền phụ trách của thầy sáu vĩnh viễn Phêrô Huỳnh Việt Hùng. Nhờ đội ngũ giáo viên nhiệt tình này mà bài toán nan giải về tiếng Việt được giải quyết, các bậc phụ huynh không còn phải lo lắng thế hệ con cháu bị “mất gốc” vì không nói được tiếng Việt.
Cộng đoàn Dân Chúa ở đây cũng rất sốt sắng. Ba trăm ghế ngồi là ba trăm sách “Phụng vụ giờ kinh” cùng với sách “Nghi thức Phụng vụ” và sách Thánh ca, họ tham dự cách tích cực, linh động Thánh lễ và giờ kinh chính của Giáo hội. Họ cũng nhiệt tình đóng góp cho các công cuộc lạc quyên trong và ngoài giáo phận. Chúng tôi được chứng kiến cuộc lạc quyên lần thứ hai cho trường Đại học Công giáo Mỹ. Trường đại học này nổi tiếng tại Washington, chúng tôi đã đi ngang trường đại học này và nhìn ngắm với một chút hãnh diện Công giáo về quy mô xây dựng trường đại học vốn đã nổi tiếng này.
CNN
Nói đến Atlanta là nói đến trung tâm đài truyền hình nổi tiếng thế giới CNN. Nhờ trung tâm này mà tin tức thế giới được cập nhật từng giờ bằng hình ảnh và phóng sự. Chúng tôi rất phấn khởi được Đức ông vừa chủ trì, vừa chủ chi, làm trưởng đoàn dẫn chúng tôi đi thăm trung tâm nổi tiếng thế giới này. Đoàn chúng tôi nhanh chóng quy tụ mười một thành viên bao gồm:
1. Đức ông Phanxicô PhạmVăn Phương – trưởng đoàn (gốc quê Tôn Đạo, Phát Diệm)
2. Cha Phêrô Vũ Ngọc Đức – Phó xứ Đức Mẹ Việt Nam Atlanta.
3. Cha Phanxicô X. Trần Đức Tuấn chính xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Atlanta (gốc quê Khiết Kỷ)
4. Cha Domimicô Xaviê Phạm Chí Huynh – dòng Ngôi Lời (gốc quê Khiết Kỷ, Phát Diệm)
5. Cha Phêrô Mai Văn Vọng Phát Diệm du học, hướng dẫn ba anh em chúng tôi.
6. Thầy Hạnh dòng Châu Sơn Việt Nam
7. Thầy Vicente Vũ Dũng
8. Sr. Thu Cúc Dòng Daminh
9. Và ba anh em linh mục chúng tôi.
Chúng tôi dừng bước trước một khu vực rộng lớn với một toà nhà cao tầng đồ sộ. Đây là toà nhà được xây dựng vào những năm 1970 mang tên tổ hợp quốc tế Omni, trong thời kỳ đầu, toà nhà được thiết kế thành một trong những công viên giải trí đầu tiên trên thế giới. Nó bao gồm cả một sân trượt băng khổng lồ. Trong toà nhà này có một cầu thang cuốn được coi là cao nhất thế giới với chiều dài lên đến 196 feet (65m) tương ứng và phục vụ cho chiều cao tám tầng lầu. Ted Turner, người sáng lập ra CNN đã mua toà nhà này vào đầu những năm 1980, đổi tên thành trung tâm CNN, và bắt đầu lên sóng ngay tại đây vào năm 1987. Hiện nay nó không chỉ là toà nhà lớn nhất trong tổng số 48 toà nhà của CNN tại các địa điểm khác nhau trên thế giới mà còn là trụ sở chính toàn cầu.
CNN (Cable News Network) là một kênh tin tức cáp được Ted Turner thành lập vào năm 1980. Sau khi đi vào hoạt động, CNN là kênh đầu tiên cung cấp truyền hình tin tức 24/24h, chủ yếu phát sóng từ trụ sở chính tại Trung tâm CNN ở Atlanta, Trung tâm Time Warner ở New York City, hãng phim ở Washington, DC và Los Angeles.
CNN đôi khi được gọi là CNN International để phân biệt các kênh nội địa của Mỹ CNN / US. Tính đến tháng 8 năm 2010, CNN lập trình phát sóng quốc tế được xem tại hơn 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kể từ khi ra mắt, CNN đã mở rộng phạm vi hoạt động một số cáp và các công ty truyền hình vệ tinh. Công ty có 14 trụ sở ở Hoa Kỳ và 34 văn phòng ở nước ngoài, hơn 900 trạm trực thuộc địa phương, và các mạng lưới một số khu vực và tiếng nước ngoài trên toàn thế giới. Hiện CNN đang phục vụ hơn 2 tỉ khán giả trên phạm vi toàn cầu.
Đoàn theo hướng dẫn viên đi qua các phòng kỹ thuật truyền hình. Đặc biệt ở Studio 7E, nơi đây giới thiệu cách đọc bản tin của các phát thanh viên trên đài truyền hình, giới thiệu phương pháp phối cảnh giữa người dẫn chương trình và kỹ họa màn hình dự báo thời tiết. Người dẫn chương trình đứng trước phông màu xanh hoặc màu xanh da trời, đây là hai màu duy nhất không có sắc tố trong da của con người. Một con chip máy tính cài sẵn trong camera cho phép camera kết hợp luôn các kỹ hoạ để dù máy quay di chuyển nó vẫn luôn chiếu vào phông màu xanh này. Hệ thống khoá màu sẽ tạo nên những thay đổi cần thiết cho người dẫn chương trình linh hoạt thay đổi vị trí hoặc có thể biến mất trước màn hình. Đây cũng là kỹ thuật được áp dụng cho các pha biểu diễn ảo thuật được trình diễn tại Hollywood. Công nghệ cảm ứng đa điểm này cũng được ứng dụng trong điện thoại di động iPhone và các thiết bị thông minh khác.
Đoàn dừng lại rất lâu ở phòng tin tức, đây là bộ óc chính của trung tâm. Phòng tin tức làm việc 24h/ngày, 7 ngày/tuần với số lượng nhân viên trung bình là 150 người. Trong những sự kiện lớn như ngày 11/09/2001, số lượng nhân viên có thể lên đến hơn 200 người, làm việc trong tình trạng khẩn cấp. Toàn bộ có 4.000 người được thuê làm việc tại các điểm trung tâm, trong đó có đến 1500 người làm việc tại trung tâm Atlanta này.
Kế cận với trung tâm CNN là nôi sản xuất Coca-Cola. Đức ông trưởng đoàn đã sắp xếp cho chúng tôi còn được tiếp tục đến với trung tâm sản xuất Coca-Cola.
COCA-COLA
Coca-Cola là một nước giải khát có ga được bán trong các cửa hàng, nhà hàng, và các máy bán hàng tự động tại hơn 200 quốc gia. Nó được sản xuất bởi Công ty Coca-Cola của Atlanta, Georgia, và thường được gọi đơn giản là Coke, ban đầu xuất hiện như một loại thuốc được cấp bằng sáng chế do Dược sĩ Pemberton phát minh vào cuối thế kỷ 19. Theo ông tuyên bố thì Coca-Cola chữa khỏi nhiều bệnh, bao gồm nghiện morphine, khó tiêu, suy nhược thần kinh, đau đầu, và bất lực. Tiếp đến hình thành rượu vang coca được gọi là Coca Rượu vang Pháp Pemberton. Năm 1886, Pemberton phát triển thành Coca-Cola, trung tâm đầu tiên ở Atlanta, Georgia. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Candler - nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại đồ uống ngon mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960.
Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ chao đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng và đã thống trị thị trường thế giới trong suốt thế kỷ 20.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước bức tượng của John Pemberton đặt trước toà nhà trung tâm sản xuất Coca-Cola. Tượng ông đang cầm ly Coca-Cola trên tay như một cử chỉ mời chào, trên mặt bàn sát cạnh ông còn có một ly nữa dường như để chờ khách hàng. Dưới chân tượng có bia đá ghi dòng chữ:
Dr. John Pemperton invented Coca-Cola in 1886
Pemperton place is named in his honor
Tiến sĩ John phát minh ra Coca-Cola
Pemperton, quảng trường được đặt tên để vinh danh ông
Điều lý thú nhất là khi vào thăm công nghệ máy tự động sản xuất dây chuyền của trung tâm Coca-Cola, ai cũng được uống miễn phí và uống thoải mái Coca-Cola. Lý thú hơn nữa là Coca-Cola này được nghiên cứu hương vị phù hợp với khẩu vị và sản xuất tại mỗi nước trên thế giới. Nhãn hiệu mỗi nước được ghi rõ ràng và chia 5 khu vực chính: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Á. Ai cũng sảng khoái vì hai lý do: phần vì không phải đi mà lại được thưởng nếm hương vị Côca-Cola của các nước, phần vì chính Coca-Cola nguyên chất làm tỉnh táo cơ thể vốn đã khát và mệt mỏi của cả đoàn. Tôi bỗng nảy ra một sáng kiến thú vị: chọn bốn quốc gia đại diện bốn châu mà tôi cho là ngon nhất: Chi-lê của Châu Mỹ, Pháp của Châu Âu, Nam Phi của Châu Phi, Thái-lan của Châu Á hoà chung trong một ly đầy, đặt tên cho nó là “Ly Coca-Cola bốn châu lục” rồi ngẩng cao đầu uống cạn một hơi. Chà chà, hương vị quốc tế thật là khoái khẩu, ước gì các bạn cùng thưởng thức với tôi!
Đoàn cũng không ra về tay không. Ai đã vào thăm Trung tâm Coca-Cola khi ra về đều được tặng một chai chính hãng Coca-Cola. Chúng tôi cứ xách chai trên tay vui vẻ tiến vào xem khu bể cá đặc biệt liền khu quảng trường Pemperton. Lại một nhãn giới mới mở ra với chúng tôi.
GEORGIA AQUARIUM
Georgia Aquarium, nằm ở Atlanta, Georgia, USA tại Pemberton Place, là bể cá lớn nhất thế giới với hơn 8,5 triệu gallons nước biển (31.000 m³) và hơn 120.000 động vật sống thuộc 500 loài khác nhau. Mẫu vật của hồ cá đáng chú ý bao gồm bốn con cá mập voi, bốn cá voi beluga, và bốn cá đuối. Hồ được xây dựng trên một diện tích 20 mẫu Anh (81.000 m²) ở trung tâm thành phố Atlanta.
Đoàn chỉ thấy ba con cá mập voi xuất hiện cùng với cá đuối khổng lồ. Nghe nói có một con cá voi đã bị chết và cả đoàn người đã thương khóc nó, phải chăng là con cá thuộc loại này? Cá mập voi (Rhincodon typus) hay Cá nhám voi là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối). Nó là loài cá mập lớn nhất và cũng là loài cá hiện còn sinh tồn có kích thước lớn nhất. Loài cá này được nhận dạng lần đầu tiên năm 1828 ngoài bờ biển Nam Phi. Tên gọi "cá nhám voi" có lẽ là do kích thước lớn của nó. Cá nhám voi chủ yếu sống cô độc và ít khi thấy chúng bơi thành đàn, nó chỉ ăn sinh vật phù du, cá nhỏ, mực ống và trứng cá.
Kích thước của loài cá này đo được chính xác dài 12 mét (39 ft), miệng có thể rộng tới 1,5m (5 ft) và chứa tới 300 răng nhỏ. Nó có 5 cặp mang lớn. Hai mắt nhỏ nằm ngay ở phần trước của cái đầu rộng và bẹt. Thân của chúng có màu xám chuyển thành trắng ở phần bụng; với ba lằn gân rõ nét chạy dọc theo mỗi bên hông và da của chúng giống như 'bàn cờ' với các đốm màu vàng nhạt và các sọc. Georgia Aquarium đã thực hiện nghiên cứu về cá mập voi từ năm 2003 với một số đối tác bao gồm cả chính phủ Mexico, Phòng thí nghiệm Mote Marine, Đại học Nam Florida, Georgia State University, Đại học Emory và Viện Công nghệ Georgia.
Nhìn qua gian kính rộng lớn được gọi là Cửa sổ đại dương, nước phía bên trong đúng như là một góc đại dương, Cửa sổ này được thiết kế đặc biệt để nuôi cá mập voi nói trên, cá đuối gai độc loại nhỏ và lớn, cá mú.. . Tất cả các lớp nước cần thiết cho môi trường sống ở đại dương đều có nơi đây, thể tích tối thiểu cũng đòi hỏi tới hơn 6.000.000 lít nước mặn.
Đoàn cá nhỏ trong góc đại dương này, lúc thì tung tăng lúc thì chụm lại đông đặc, khiến cho người xem có cảm giác đang chứng kiến sức sống mãnh liệt của đại dương bao la.
Tại Georgia Aquarium này, chúng tôi được tận mắt nhìn ngắm những con chim cánh cụt, cá sao, cá sấu Mỹ, rái biển châu Á nhỏ vuốt. Rái biển châu Á còn có tên là Piranha là một loài rái cá nhỏ nhất thế giới và được biết đến với bản chất năng động của nó. Đây là một khám phá đa dạng của động vật được tìm thấy trong các con sông của châu Phi, Nam Mỹ, châu Á và thậm chí ở Georgia.
Chúng tôi rảo xem thế giới của cá mao tiên Pterois. Loài cá biển có nọc độc được tìm thấy chủ yếu ở Indo-Thái Bình Dương, được gọi chung là cá mao tiên Pterois. Chúng được đặc trưng bởi các sọc màu đỏ, trắng và đen, vây ngực sặc sỡ và các xúc tu nọc độc có gai nhọn. Pterois được phân thành mười lăm loài khác nhau. Chúng có kích thước từ 6,2 đến 42,4 cm với kích thước trung bình đo được là 38 cm và trọng lượng trung bình là 480g.
Thân thiện và thu hút người xem, nhất là đối với các trẻ em, vẫn là hồ nước chắn kính. Trong hồ nước này người ta thả bốn chú cá Heo trắng rất đáng yêu. Chúng bơi lội và trườn người sát kính. Kích thước to lớn nhưng mềm mại và thân
thiện của nó khiến cho người xem vừa trầm trồ vừa giơ tay vuốt ve chúng, mặc dù hai bên còn phải cách nhau một lớp kính. Chiều dài cá heo trắng trung bình là 2m – 3,5m nặng từ 150 đến 230 kg. Một con cá heo trắng Trung Quốc sống 40 năm. Các loài cá heo được tìm thấy ở Đông Nam Á có làn da trắng hồng và một vây lưng lớn hơn nhưng thiếu phần nhô béo của Nam Phi và Úc. Mới sinh, cá heo có màu đen, lớn lên thay đổi màu xám, sau đó hơi hồng và đốm, trưởng thành có màu trắng.
Cá heo có trên toàn thế giới và thường cư ngụ ở các biển nông của thềm lục địa. Cá heo là loài ăn thịt, chủ yếu là ăn cá và mực. Cá heo tiến hóa khoảng 10 triệu năm trước đây, trong thời kỳ Miocene. Cá heo là một trong số những động vật thông minh và được biết đến nhiều trong văn hóa loài người nhờ hình thức thân thiện và thái độ tinh nghịch.
Chúng tôi trở về trong vui vẻ nhưng chưa mãn nguyện, vì nghe nói ở Atlanta còn một di sản quý nhất thế giới là núi đá lạ. Chúng tôi ước ao một lần được đến xem tận nơi và thế là Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương lại “chiều lòng quân Giudêu”. Sáng hôm sau mặc dù rất bận, Đức ông đích thân đưa chúng tôi đi xem.
STONE MOUNTAIN
Có nhiều dốc xoải để cư dân có thể trèo lên đỉnh núi, nhưng chỉ có một đường cáp treo duy nhất dành cho du lịch. Không gian lớn đến nỗi mọi tầm nhìn đều bị thu hẹp. Toa cáp treo mà chúng tôi đi có chứa đến ba mươi người (bằng ½ xe bus) nhưng nhìn từ bên sườn núi thì chỉ còn nhỏ bằng xe hơi bốn chỗ ngồi. Núi đá này có tên là Stone Mountain, núi có hình mái vòm bằng đá thạch anh ở Atlanta, Georgia. Độ cao nhất là 1.686 feet (513 m) và thoải dần xuống độ cao 825 feet (251,5 m). Núi đá granite này mở rộng chân ngầm xuống lòng đất xa tới 9 dặm (14 km). Núi đá nổi tiếng không chỉ về lịch sử, địa chất, mà còn vì ở mặt phía bắc có khắc một bức phù điêu lớn nhất trên thế giới, chúng tôi đã lên đến độ cao 120m và nhìn ngang bức chạm khắc này. Bức chạm giới thiệu ba nhà lãnh đạo Liên minh miền Nam của cuộc nội chiến: Tổng thống Jefferson Davis, tướng Robert E. Lee và Thomas J. "Stonewall" Jackson. Bức chạm khắc vào sườn núi năm 1916 ở độ cao 400 feet (120 m) diện tích bề mặt được chạm khắc là 3 mẫu Anh (12.000 m2). Tiết diện nghệ thuật chạm khắc là 90 feet (27m) trên nền phông 190 feet (58m) khoét sâu vào núi 42 feet (13m) Riêng với tranh phù điêu thì điểm khắc sâu nhất vào núi là 12 feet (3,7 m) ở vị trí khuỷu tay của tướng Lee. Nhà điêu khắc Gutzon Borglum được giao nhiệm vụ chạm khắc này, nhưng phải được kế tiếp qua ba nhà điêu khắc nữa mới hoàn thành vào 03 tháng Ba 1972.
Cáp treo đã tới nơi, một hành lang trang nhã có mái vòm dẫn du khách vào sâu tới tận trung tâm đỉnh núi. Dọc hành lang có hình ảnh diễn giải lịch sử của núi đá. Chúng tôi đọc được ở đây những dòng nghiên cứu khoa học. Theo đó thì núi đá này đã có tuổi từ hơn 300 triệu năm, khi hai thềm lục địa Mỹ châu và Phi châu trôi dạt và va chạm nhau. Sau sự va chạm này thì xuất hiện núi đá. Những người không công nhận giả thuyết “Lục địa trôi” thì cho rằng đây là thiên thạch khổng lồ rơi vào trái đất, vì núi đá sừng sững giữa một vùng bình nguyyên rộng lớn vốn không dấu vết của núi đồi. Dù theo giả thuyết nào thì sự thật cũng vẫn là một núi đá có tuổi tới hơn ba trăm triệu năm. Trong những năm đầu thế kỷ XIX, di sản này chỉ được gọi là núi đá. Cho đến năm 1822, nó vẫn còn là một khu vui chơi giải trí tự nhiên, các đôi bạn trẻ hẹn hò gặp nhau trên đỉnh cao này. Năm 1887, một gia đình tư nhân đã mua núi đá này, mãi cho tới năm 1950 mới thuộc quyền nhà nước. Trong thời gian Thế vận hội mùa hè năm 1996, Stone Mountain Park được chọn làm địa điểm cho các sự kiện Olympic về các môn quần vợt, bắn cung và đua xe đạp.
Chúng tôi đã đứng giữa đỉnh điểm của núi đá và đổi nhau chụp ảnh. Tôi dẫm chân lên miếng đồng tròn đánh dấu chóp ngọn núi để chụp ảnh cho chắc chắn. Từ đây có thể nhìn bao quát khu vực trung tâm thành phố Atlanta. Đây quả là một ngày tuyệt đẹp, vì có những ngày, đỉnh núi bao phủ trong sương mù dày đặc chỉ có thể nhìn khoảng cách một vài bước chân. Đây cũng là vị trí đẹp vì từ đây chúng tôi phóng tầm mắt bao quát về phía chân trời: Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng vùng Tây Bắc Thái Bình Dương là một trong những khu vực đông dân cư đầu tiên ở Bắc Mỹ. Động vật và xương người 13.000 năm tuổi đã được tìm thấy trên khắp Washington. Các nhà nhân chủng học ước tính có 125 bộ tộc Tây Bắc riêng biệt và 50 tiếng thổ dân tồn tại trước khi có sự xuất hiện của người Âu-Mỹ.
Từ đỉnh núi tuyệt đẹp này, chúng tôi nhìn lại cả một chặng đường du ký. Bốn mươi lăm ngày trên đất nước Hoa Kỳ sắp vụt qua trước mắt. Thời gian không nhiều, chặng đường đi cũng không nhiều nhưng để lại trong chúng tôi nhiều dấu ấn. California với cây Cầu Cổng Vàng Golden Gate nổi tiếng, với cộng đồng Công giáo Việt Nam đông vui và sống đạo sốt sắng. Nevada với Las Vegas nóng cháy sa mạc nhưng là điểm nóng truyền giáo. Từ cát vàng con người đã biến nên bạc vàng, xin Đức Mẹ La Vang tiếp tục biến đổi nên những tấm lòng vàng để cái nóng sa mạc trở thành nóng cháy tình yêu. Missouri với Đại hội Thánh Mẫu ngày càng quy tụ cộng đồng Công giáo Việt Nam khắp Hoa Kỳ. Texas rộng lớn với
trung tâm Nasa nghiên cứu không gian vũ trụ và đỉnh cao tri thức khoa học vươn tới các hành tinh trong hệ Mặt trời. Louisiana êm đềm với khu phố cổ France Quarter, với con tàu vũ trụ Apollo 11 đã hoàn thành chuyến bay lịch sử. Philadelphia, Pennsylvania thành phố cổ từng là thủ đô đầu tiên của Hoa Kỳ, New Jersey với đường hầm dưới lòng sông. New York với tượng Nữ Thần Tự Do và hình ảnh kinh hoàng của Toà tháp đôi, trung tâm thương mại thế giới. Washington, DC với toà nhà Quốc Hội, Nhà Trắng, và với kiến trúc đậm nét trang trí nghệ thuật Mosaique. Virginia với Ngũ giác đài, Atlanta với Trung Tâm CNN truyền thông cập nhật toàn thế giới, như bộ óc chung của toàn cầu. Mười một tiểu bang chúng tôi đã đi qua là những tiểu bang lớn và quan trọng, 1/5 nước Mỹ, ngoài ra còn được đi thăm những trung tâm nổi tiếng thế giới: Hollyood điện ảnh số một thế giới, Disneyland vương quốc của thiếu nhi, Trung tâm Coca-Cola, Stone Mountain, Georgia Aquarium. Tạ ơn Chúa đã cho trí tuệ con người có thể đạt tới tầm cao vũ trụ. Tri ân quý vị ân nhân là linh mục, tu sĩ, giáo dân đã cho chúng con tinh thần, vật chất và sự giúp đỡ tận tâm để chúng con được ghi nhớ một chuyến đi giàu cảm xúc. Từ đỉnh núi này, chúng con muốn giơ cao đôi tay như Môisê trên núi năm xưa để chuyển cầu ơn Chúa xuống cho thế giới, cho những con người mà chúng con tri ân cảm mến.
Giờ xuống núi đã điểm. Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương đãi chúng tôi tại nhà hàng Red Lobster, nơi mà Đức ông cũng đã từng chiêu đãi Đức cố Hồng y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận và Đức ông Vicente Trần Ngọc Thụ. Khách Đức Ông mời đến hôm nay là cha giáo Trần Văn Kiệm, đã chín mươi mốt tuổi nhưng ngài vẫn minh mẫn khôn ngoan và là bậc thầy về chữ Hán. Chúng tôi được tiếp kiến ngài và xin ngài có điều gì trăng trối cho thế hệ tương lai. Ngài trả lời rất mạch lạc:
- Có một câu này thôi, Phương Tây gọi là commence, hãy bắt đầu và hãy bắt đầu! Trong tất cả mọi sự, hãy bắt đầu!
Ngày mai chúng tôi trở về Việt Nam, câu nói của cha giáo cứ vẳng mãi trong chúng tôi: Hãy bắt đầu!
………
Một ngày mới đã bắt đầu, Cha Phêrô Mai Văn Vọng, người đã tận tình đồng hành với chúng tôi suốt chuyến đi, lại đưa chúng tôi ra phi trường San Francisco để trở về quê hương đất nước, không phải là kết thúc một chuyến đi, nhưng là để bắt đầu.
Kỷ niệm chuyến viếng thăm Hoa Kỳ: 15/07/2011 – 31 / 08 / 2011
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Bạn thân mến,
Tập ký sự “BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ” ra mắt bạn đọc như một tặng phẩm tinh thần tới người thân. Vì thế, nó cần được sự bao dung của độc giả khi đọc nó dưới góc độ chuyên môn hoặc nghiên cứu. Trong suốt hành trình bốn mươi lăm ngày trên đất Hoa Kỳ, chúng tôi đã được đón nhận bao ân huệ: Ân huệ từ trời và ân huệ từ con người. Chúng tôi trân trọng ghi ơn quý Linh mục, tu sĩ, giáo dân, thân nhân và bạn hữu đã giúp chúng tôi về tinh thần và vật chất để có được một chuyến đi giàu cảm xúc.
Những tư liệu trong tập ký sự này là tích hợp đa dạng tin tức: Từ quan sát thực tế bên đường đến thông tin báo chí và chuyển tải trên mạng Internet. Chúng tôi xin lỗi vì không thể trích dẫn tác giả chính xác như một tài liệu biên khảo. Nó phản ánh một góc độ hẹp, một cách nhìn hạn chế so với cuộc sống sôi động muôn nẻo ngàn trùng.
Xin mạnh dạn trao gửi tới tay bạn đọc món quà này mong phần nào thể hiện được tấm lòng đồng điệu tri âm.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc.
ATLANTA
Atlanta được hình thành vào ngày 29 tháng 12 năm 1847, ban đầu còn bé nhỏ, đến năm 1854 dân số thị trấn đã tăng lên 9.554. Sau chiến tranh dân sự kết thúc năm 1865, Atlanta đã dần dần xây dựng lại. Từ 1867 cho đến năm 1888 là thời kỳ đổi mới và phát triển. Ngày 21 tháng năm 1917, Atlanta bị hoả hoạn thiêu cháy 1.938 ngôi nhà.
Trong những năm 1960, Atlanta là một tổ chức trung tâm lớn của phong trào đòi quyền dân sự, với vai trò quan trọng của Tiến sĩ Martin Luther King (bị ám sát năm 1968), Jr, Ralph David Abernathy, và sinh viên từ các trường cao đẳng lịch sử của Atlanta và các trường đại học.
Năm 1990, Atlanta được chọn đăng cai cho Thế vận hội Olympic mùa hè năm 1996. Atlanta đã thực hiện một số dự án xây dựng chủ yếu để cải thiện công viên của thành phố, cơ sở thể thao, và giao thông vận tải. Atlanta đã trở thành thành phố thứ ba của Mỹ đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè. Trong những năm 2000, Atlanta đã hoàn toàn trở thành một thành phố quốc tế, nổi tiếng về truyền thông với trung tâm là Đài truyền hình CNN.
Từ năm 2000 đến năm 2010, dân số Atlanta tăng nhanh bao gồm 22.763 cư dân da trắng, 31.678 cư dân da đen, 5.142 người dân châu Á, và 3.095 cư dân gốc Tây Ban Nha.
Chúng tôi đã đáp xuống phi trường Atlanta, phi trường rộng nhất nước Mỹ. Đức ông Phanxicô X. Nguyễn Văn Phương cho xe ra sân bay đón và đưa chúng tôi về giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc tổng giáo phận Atlanta. Xe đi ngang qua bãi đỗ xe của sân bay. Khoảng vài trăm loại xe taxi của phi trường đậu ngay ngắn thẳng hàng. Bất cứ hành khách nào đều có quyền thuê trong ngày với giá $20/ngày rất tiện lợi.
Chúng tôi được Đức ông Nguyễn Văn Phương giới thiệu rất trọng thể và dự ngày họp mặt thường huấn cho các thầy cô giáo ban Việt Ngữ và giáo lý của giáo xứ. Thật may mắn là chúng tôi đến đúng vào ngày khai giảng cho 500 em học sinh, là con em trong giáo xứ. Chương trình học Việt ngữ và giáo lý rất được chú trọng “Vì tương lai con em chúng ta”. Sau giờ tập trung dưới cờ còn có thánh lễ “phong nhậm” cho các thầy cô. Một trăm thầy cô giáo được giới thiệu theo từng chức vụ với cộng đoàn. Họ là những thầy cô tình nguyện viên, dưới quyền phụ trách của thầy sáu vĩnh viễn Phêrô Huỳnh Việt Hùng. Nhờ đội ngũ giáo viên nhiệt tình này mà bài toán nan giải về tiếng Việt được giải quyết, các bậc phụ huynh không còn phải lo lắng thế hệ con cháu bị “mất gốc” vì không nói được tiếng Việt.
Cộng đoàn Dân Chúa ở đây cũng rất sốt sắng. Ba trăm ghế ngồi là ba trăm sách “Phụng vụ giờ kinh” cùng với sách “Nghi thức Phụng vụ” và sách Thánh ca, họ tham dự cách tích cực, linh động Thánh lễ và giờ kinh chính của Giáo hội. Họ cũng nhiệt tình đóng góp cho các công cuộc lạc quyên trong và ngoài giáo phận. Chúng tôi được chứng kiến cuộc lạc quyên lần thứ hai cho trường Đại học Công giáo Mỹ. Trường đại học này nổi tiếng tại Washington, chúng tôi đã đi ngang trường đại học này và nhìn ngắm với một chút hãnh diện Công giáo về quy mô xây dựng trường đại học vốn đã nổi tiếng này.
CNN
1. Đức ông Phanxicô PhạmVăn Phương – trưởng đoàn (gốc quê Tôn Đạo, Phát Diệm)
2. Cha Phêrô Vũ Ngọc Đức – Phó xứ Đức Mẹ Việt Nam Atlanta.
3. Cha Phanxicô X. Trần Đức Tuấn chính xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Atlanta (gốc quê Khiết Kỷ)
4. Cha Domimicô Xaviê Phạm Chí Huynh – dòng Ngôi Lời (gốc quê Khiết Kỷ, Phát Diệm)
5. Cha Phêrô Mai Văn Vọng Phát Diệm du học, hướng dẫn ba anh em chúng tôi.
6. Thầy Hạnh dòng Châu Sơn Việt Nam
7. Thầy Vicente Vũ Dũng
8. Sr. Thu Cúc Dòng Daminh
9. Và ba anh em linh mục chúng tôi.
Chúng tôi dừng bước trước một khu vực rộng lớn với một toà nhà cao tầng đồ sộ. Đây là toà nhà được xây dựng vào những năm 1970 mang tên tổ hợp quốc tế Omni, trong thời kỳ đầu, toà nhà được thiết kế thành một trong những công viên giải trí đầu tiên trên thế giới. Nó bao gồm cả một sân trượt băng khổng lồ. Trong toà nhà này có một cầu thang cuốn được coi là cao nhất thế giới với chiều dài lên đến 196 feet (65m) tương ứng và phục vụ cho chiều cao tám tầng lầu. Ted Turner, người sáng lập ra CNN đã mua toà nhà này vào đầu những năm 1980, đổi tên thành trung tâm CNN, và bắt đầu lên sóng ngay tại đây vào năm 1987. Hiện nay nó không chỉ là toà nhà lớn nhất trong tổng số 48 toà nhà của CNN tại các địa điểm khác nhau trên thế giới mà còn là trụ sở chính toàn cầu.
CNN đôi khi được gọi là CNN International để phân biệt các kênh nội địa của Mỹ CNN / US. Tính đến tháng 8 năm 2010, CNN lập trình phát sóng quốc tế được xem tại hơn 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kể từ khi ra mắt, CNN đã mở rộng phạm vi hoạt động một số cáp và các công ty truyền hình vệ tinh. Công ty có 14 trụ sở ở Hoa Kỳ và 34 văn phòng ở nước ngoài, hơn 900 trạm trực thuộc địa phương, và các mạng lưới một số khu vực và tiếng nước ngoài trên toàn thế giới. Hiện CNN đang phục vụ hơn 2 tỉ khán giả trên phạm vi toàn cầu.
Đoàn theo hướng dẫn viên đi qua các phòng kỹ thuật truyền hình. Đặc biệt ở Studio 7E, nơi đây giới thiệu cách đọc bản tin của các phát thanh viên trên đài truyền hình, giới thiệu phương pháp phối cảnh giữa người dẫn chương trình và kỹ họa màn hình dự báo thời tiết. Người dẫn chương trình đứng trước phông màu xanh hoặc màu xanh da trời, đây là hai màu duy nhất không có sắc tố trong da của con người. Một con chip máy tính cài sẵn trong camera cho phép camera kết hợp luôn các kỹ hoạ để dù máy quay di chuyển nó vẫn luôn chiếu vào phông màu xanh này. Hệ thống khoá màu sẽ tạo nên những thay đổi cần thiết cho người dẫn chương trình linh hoạt thay đổi vị trí hoặc có thể biến mất trước màn hình. Đây cũng là kỹ thuật được áp dụng cho các pha biểu diễn ảo thuật được trình diễn tại Hollywood. Công nghệ cảm ứng đa điểm này cũng được ứng dụng trong điện thoại di động iPhone và các thiết bị thông minh khác.
Đoàn dừng lại rất lâu ở phòng tin tức, đây là bộ óc chính của trung tâm. Phòng tin tức làm việc 24h/ngày, 7 ngày/tuần với số lượng nhân viên trung bình là 150 người. Trong những sự kiện lớn như ngày 11/09/2001, số lượng nhân viên có thể lên đến hơn 200 người, làm việc trong tình trạng khẩn cấp. Toàn bộ có 4.000 người được thuê làm việc tại các điểm trung tâm, trong đó có đến 1500 người làm việc tại trung tâm Atlanta này.
Kế cận với trung tâm CNN là nôi sản xuất Coca-Cola. Đức ông trưởng đoàn đã sắp xếp cho chúng tôi còn được tiếp tục đến với trung tâm sản xuất Coca-Cola.
COCA-COLA
Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ chao đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng và đã thống trị thị trường thế giới trong suốt thế kỷ 20.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước bức tượng của John Pemberton đặt trước toà nhà trung tâm sản xuất Coca-Cola. Tượng ông đang cầm ly Coca-Cola trên tay như một cử chỉ mời chào, trên mặt bàn sát cạnh ông còn có một ly nữa dường như để chờ khách hàng. Dưới chân tượng có bia đá ghi dòng chữ:
Dr. John Pemperton invented Coca-Cola in 1886
Pemperton place is named in his honor
Tiến sĩ John phát minh ra Coca-Cola
Pemperton, quảng trường được đặt tên để vinh danh ông
Đoàn cũng không ra về tay không. Ai đã vào thăm Trung tâm Coca-Cola khi ra về đều được tặng một chai chính hãng Coca-Cola. Chúng tôi cứ xách chai trên tay vui vẻ tiến vào xem khu bể cá đặc biệt liền khu quảng trường Pemperton. Lại một nhãn giới mới mở ra với chúng tôi.
GEORGIA AQUARIUM
Đoàn chỉ thấy ba con cá mập voi xuất hiện cùng với cá đuối khổng lồ. Nghe nói có một con cá voi đã bị chết và cả đoàn người đã thương khóc nó, phải chăng là con cá thuộc loại này? Cá mập voi (Rhincodon typus) hay Cá nhám voi là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối). Nó là loài cá mập lớn nhất và cũng là loài cá hiện còn sinh tồn có kích thước lớn nhất. Loài cá này được nhận dạng lần đầu tiên năm 1828 ngoài bờ biển Nam Phi. Tên gọi "cá nhám voi" có lẽ là do kích thước lớn của nó. Cá nhám voi chủ yếu sống cô độc và ít khi thấy chúng bơi thành đàn, nó chỉ ăn sinh vật phù du, cá nhỏ, mực ống và trứng cá.
Kích thước của loài cá này đo được chính xác dài 12 mét (39 ft), miệng có thể rộng tới 1,5m (5 ft) và chứa tới 300 răng nhỏ. Nó có 5 cặp mang lớn. Hai mắt nhỏ nằm ngay ở phần trước của cái đầu rộng và bẹt. Thân của chúng có màu xám chuyển thành trắng ở phần bụng; với ba lằn gân rõ nét chạy dọc theo mỗi bên hông và da của chúng giống như 'bàn cờ' với các đốm màu vàng nhạt và các sọc. Georgia Aquarium đã thực hiện nghiên cứu về cá mập voi từ năm 2003 với một số đối tác bao gồm cả chính phủ Mexico, Phòng thí nghiệm Mote Marine, Đại học Nam Florida, Georgia State University, Đại học Emory và Viện Công nghệ Georgia.
Nhìn qua gian kính rộng lớn được gọi là Cửa sổ đại dương, nước phía bên trong đúng như là một góc đại dương, Cửa sổ này được thiết kế đặc biệt để nuôi cá mập voi nói trên, cá đuối gai độc loại nhỏ và lớn, cá mú.. . Tất cả các lớp nước cần thiết cho môi trường sống ở đại dương đều có nơi đây, thể tích tối thiểu cũng đòi hỏi tới hơn 6.000.000 lít nước mặn.
Đoàn cá nhỏ trong góc đại dương này, lúc thì tung tăng lúc thì chụm lại đông đặc, khiến cho người xem có cảm giác đang chứng kiến sức sống mãnh liệt của đại dương bao la.
Chúng tôi rảo xem thế giới của cá mao tiên Pterois. Loài cá biển có nọc độc được tìm thấy chủ yếu ở Indo-Thái Bình Dương, được gọi chung là cá mao tiên Pterois. Chúng được đặc trưng bởi các sọc màu đỏ, trắng và đen, vây ngực sặc sỡ và các xúc tu nọc độc có gai nhọn. Pterois được phân thành mười lăm loài khác nhau. Chúng có kích thước từ 6,2 đến 42,4 cm với kích thước trung bình đo được là 38 cm và trọng lượng trung bình là 480g.
Thân thiện và thu hút người xem, nhất là đối với các trẻ em, vẫn là hồ nước chắn kính. Trong hồ nước này người ta thả bốn chú cá Heo trắng rất đáng yêu. Chúng bơi lội và trườn người sát kính. Kích thước to lớn nhưng mềm mại và thân
Cá heo có trên toàn thế giới và thường cư ngụ ở các biển nông của thềm lục địa. Cá heo là loài ăn thịt, chủ yếu là ăn cá và mực. Cá heo tiến hóa khoảng 10 triệu năm trước đây, trong thời kỳ Miocene. Cá heo là một trong số những động vật thông minh và được biết đến nhiều trong văn hóa loài người nhờ hình thức thân thiện và thái độ tinh nghịch.
Chúng tôi trở về trong vui vẻ nhưng chưa mãn nguyện, vì nghe nói ở Atlanta còn một di sản quý nhất thế giới là núi đá lạ. Chúng tôi ước ao một lần được đến xem tận nơi và thế là Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương lại “chiều lòng quân Giudêu”. Sáng hôm sau mặc dù rất bận, Đức ông đích thân đưa chúng tôi đi xem.
STONE MOUNTAIN
Từ đỉnh núi tuyệt đẹp này, chúng tôi nhìn lại cả một chặng đường du ký. Bốn mươi lăm ngày trên đất nước Hoa Kỳ sắp vụt qua trước mắt. Thời gian không nhiều, chặng đường đi cũng không nhiều nhưng để lại trong chúng tôi nhiều dấu ấn. California với cây Cầu Cổng Vàng Golden Gate nổi tiếng, với cộng đồng Công giáo Việt Nam đông vui và sống đạo sốt sắng. Nevada với Las Vegas nóng cháy sa mạc nhưng là điểm nóng truyền giáo. Từ cát vàng con người đã biến nên bạc vàng, xin Đức Mẹ La Vang tiếp tục biến đổi nên những tấm lòng vàng để cái nóng sa mạc trở thành nóng cháy tình yêu. Missouri với Đại hội Thánh Mẫu ngày càng quy tụ cộng đồng Công giáo Việt Nam khắp Hoa Kỳ. Texas rộng lớn với
Giờ xuống núi đã điểm. Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương đãi chúng tôi tại nhà hàng Red Lobster, nơi mà Đức ông cũng đã từng chiêu đãi Đức cố Hồng y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận và Đức ông Vicente Trần Ngọc Thụ. Khách Đức Ông mời đến hôm nay là cha giáo Trần Văn Kiệm, đã chín mươi mốt tuổi nhưng ngài vẫn minh mẫn khôn ngoan và là bậc thầy về chữ Hán. Chúng tôi được tiếp kiến ngài và xin ngài có điều gì trăng trối cho thế hệ tương lai. Ngài trả lời rất mạch lạc:
- Có một câu này thôi, Phương Tây gọi là commence, hãy bắt đầu và hãy bắt đầu! Trong tất cả mọi sự, hãy bắt đầu!
Ngày mai chúng tôi trở về Việt Nam, câu nói của cha giáo cứ vẳng mãi trong chúng tôi: Hãy bắt đầu!
………
Một ngày mới đã bắt đầu, Cha Phêrô Mai Văn Vọng, người đã tận tình đồng hành với chúng tôi suốt chuyến đi, lại đưa chúng tôi ra phi trường San Francisco để trở về quê hương đất nước, không phải là kết thúc một chuyến đi, nhưng là để bắt đầu.
Kỷ niệm chuyến viếng thăm Hoa Kỳ: 15/07/2011 – 31 / 08 / 2011
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc