Castel Gandolfo – ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại tầm quan trọng của sự hiệp nhất Kitô hữu cho sự thành công của việc Truyền giáo mới.
ĐTC Biển Đức XVI đã nói về hai ưu tiên của Ngài và mối quan hệ tương tác của chúng, trong một lá thư gửi cho Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô hữu, Đức Hồng Y Kurt Koch.
Lá thư được viết nhân Hội nghị chuyên đề Liên Kitô hữu lần thứ 12, được cổ vũ tổ chức bởi Viện Linh đạo Phan sinh thuộc Đại học Giáo hoàng thánh Antôn (the Pontifical Athenaeum Antonianum) ở Roma, và Khoa thần học Chính Thống Giáo thuộc Đại học Aristotle ở Thessaloniki, Hi Lạp.
Cuộc Hội thảo kéo dài bốn ngày đã bế mạc ngày 2-9, tập trung vào chủ đề "Chứng tá của Giáo Hội trong thế giới hiện đại".
Nhắc lại việc thành lập Hội đồng giáo hoàng về việc Truyền giáo mới, ĐTC Biển Đức XVI khẳng định rằng chủ đề hội nghị chuyên đề "có tầm quan trọng rất lớn và là trung tâm của mối quan tâm và lời cầu nguyện của tôi".
Ngài nói: “Qua nhiều thế kỷ, Giáo Hội đã không thất bại trong việc loan truyền mầu nhiệm cứu độ của sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô, nhưng việc loan truyền như thế ngày hôm nay cần một sức sống mới ở nhiều khu vực, vốn là các khu vực đầu tiên đón nhận ánh sáng, và đang cảm nghiệm các ảnh hưởng của sự thế tục hóa, vốn có khả năng làm nghèo con người trong chiều kích sâu xa nhất của mình".
ĐTC Biển Đức XVI cho rằng hai hiện tượng mâu thuẫn đánh dấu thế giới hiện đại này: "Một mặt là một mất tập trung khái quát hóa và cũng là sự vô cảm liên quan đến tính siêu việt, mặt khác, có nhiều dấu hiệu chứng minh cho một nỗi nhớ mong Thiên Chúa một cách sâu sắc trong trái tim nhiều người, vốn tự biểu lộ trong nhiều cách khác nhau và đem nhiều người nam nữ đến một thái độ tìm kiếm chân thành”.
ĐTC Biển Đức XVI nhắc nhở rằng các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo chia sẻ cùng một bối cảnh văn hóa và kinh tế tương tự, do đó cũng chia sẻ các thách thức tương tự. Ngài nói rằng hội nghị chuyên đề này có các hệ quả đại kết quan trọng, và các cuộc thảo luận sẽ làm sáng tỏ các vấn đề chung và sự khác biệt trong quan điểm mỗi bên.
ĐTC Biển Đức XVI khẳng định tầm quan trọng của các nỗ lực đại kết cho nguyên nhân của việc truyền giáo mới, bằng cách trích dẫn lời của ĐTC Phaolô VI: "Là nhà truyền giáo, chúng ta phải cung cấp cho các tín hữu của Chúa Kitô, không những hình ảnh của những người bị chia rẻ và tách rời nhau bằng các sự tranh cãi thiếu xây dựng, mà còn hình ảnh của những người trưởng thành trong đức tin, và có khả năng tìm kiếm một điểm gặp gỡ chung, vượt ra ngoài các căng thẳng thực sự, nhờ vào một sự tìm kiếm chân lý cách chia sẻ, chân thành và vô vị lợi. Vâng, vận mệnh của việc Truyền giáo mới chắc chắn bị ràng buộc với chứng tá về sự hiệp nhất do Giáo hội đưa ra. Đây là một nguồn trách nhiệm và cũng là nguồn an ủi". (Zenit.org 2-9-2011)
ĐTC Biển Đức XVI đã nói về hai ưu tiên của Ngài và mối quan hệ tương tác của chúng, trong một lá thư gửi cho Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô hữu, Đức Hồng Y Kurt Koch.
Lá thư được viết nhân Hội nghị chuyên đề Liên Kitô hữu lần thứ 12, được cổ vũ tổ chức bởi Viện Linh đạo Phan sinh thuộc Đại học Giáo hoàng thánh Antôn (the Pontifical Athenaeum Antonianum) ở Roma, và Khoa thần học Chính Thống Giáo thuộc Đại học Aristotle ở Thessaloniki, Hi Lạp.
Cuộc Hội thảo kéo dài bốn ngày đã bế mạc ngày 2-9, tập trung vào chủ đề "Chứng tá của Giáo Hội trong thế giới hiện đại".
Nhắc lại việc thành lập Hội đồng giáo hoàng về việc Truyền giáo mới, ĐTC Biển Đức XVI khẳng định rằng chủ đề hội nghị chuyên đề "có tầm quan trọng rất lớn và là trung tâm của mối quan tâm và lời cầu nguyện của tôi".
Ngài nói: “Qua nhiều thế kỷ, Giáo Hội đã không thất bại trong việc loan truyền mầu nhiệm cứu độ của sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô, nhưng việc loan truyền như thế ngày hôm nay cần một sức sống mới ở nhiều khu vực, vốn là các khu vực đầu tiên đón nhận ánh sáng, và đang cảm nghiệm các ảnh hưởng của sự thế tục hóa, vốn có khả năng làm nghèo con người trong chiều kích sâu xa nhất của mình".
ĐTC Biển Đức XVI cho rằng hai hiện tượng mâu thuẫn đánh dấu thế giới hiện đại này: "Một mặt là một mất tập trung khái quát hóa và cũng là sự vô cảm liên quan đến tính siêu việt, mặt khác, có nhiều dấu hiệu chứng minh cho một nỗi nhớ mong Thiên Chúa một cách sâu sắc trong trái tim nhiều người, vốn tự biểu lộ trong nhiều cách khác nhau và đem nhiều người nam nữ đến một thái độ tìm kiếm chân thành”.
ĐTC Biển Đức XVI nhắc nhở rằng các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo chia sẻ cùng một bối cảnh văn hóa và kinh tế tương tự, do đó cũng chia sẻ các thách thức tương tự. Ngài nói rằng hội nghị chuyên đề này có các hệ quả đại kết quan trọng, và các cuộc thảo luận sẽ làm sáng tỏ các vấn đề chung và sự khác biệt trong quan điểm mỗi bên.
ĐTC Biển Đức XVI khẳng định tầm quan trọng của các nỗ lực đại kết cho nguyên nhân của việc truyền giáo mới, bằng cách trích dẫn lời của ĐTC Phaolô VI: "Là nhà truyền giáo, chúng ta phải cung cấp cho các tín hữu của Chúa Kitô, không những hình ảnh của những người bị chia rẻ và tách rời nhau bằng các sự tranh cãi thiếu xây dựng, mà còn hình ảnh của những người trưởng thành trong đức tin, và có khả năng tìm kiếm một điểm gặp gỡ chung, vượt ra ngoài các căng thẳng thực sự, nhờ vào một sự tìm kiếm chân lý cách chia sẻ, chân thành và vô vị lợi. Vâng, vận mệnh của việc Truyền giáo mới chắc chắn bị ràng buộc với chứng tá về sự hiệp nhất do Giáo hội đưa ra. Đây là một nguồn trách nhiệm và cũng là nguồn an ủi". (Zenit.org 2-9-2011)