Kẻ thắng lớn là nền kinh tế Tây Ban Nha
ROMA - Số liệu tài chính của Đại hội Giới trẻ thế giới được nhật báo L'Osservatore Romano bằng tiếng Ý công bố ngày 24-8 cho thấy: tiền chi là hơn 50 triệu euro (chính xác là 50.482.621 euro, hay 72.748.000 USD), từ sự đóng góp của các bạn trẻ tham dự Đại hội, các giáo phận, và 165 nhà tài trợ. Về mặt tài chính, “kẻ thăng lợi chính là nền kinh tế Tây Ban Nha".
Thông cáo chính thức đưa ra chi tiết các khoản thu và chi tại Đại hội: “70% là tiền đóng góp của các khách hành hương, và 30% là các khoản tài trợ và hiến tặng: Không có tiền đóng góp nào của chính phủ Tây Ban Nha hoặc chính quyền địa phương".
Chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, Cơ quan tổ chức Đại hội, Đức Hồng Y Stanislas Rilko, đã khẳng định rằng Đại hội Giới trẻ thế giới ở Madrid là một sự kiện hoàn toàn "tự thu chi tài chính”.
Nói chính xác hơn: 31, 5 triệu euro là do các người đăng ký tham dự Đại hội đóng góp; 16, 5 triệu euro của các nhà tài trợ; 2, 4 triệu euro là tiền hiến tặng tư nhân.
Về phần chi: 12, 2 triệu euro được phân bổ cho việc tổ chức sự kiện lớn (tại Plaza Cibeles, sân bay Cuatro Vientos); 5, 5 triệu euro trang trải các chi phí chung của ban thư ký và tiếp đón khách hành hương; 4, 7 triệu euro cho mochillas, ba lô; 7, 2 triệu euro được phân bổ cho cơ sở hạ tầng; 4, 2 triệu euro cho các chương trình văn hóa và cẩm nang hướng dẫn cho khách hành hương; 1, 2 triệu euro cho an ninh và gần 4 triệu euro cho "các tình nguyện viên”.
Giám đốc điều hành và phát ngôn viên Đại hội Giới trẻ thế giới năm 2011 Madrid, ông Yago de la Cierva, cũng nói với nhật báo L’Osservatore Romano rằng"2.500 euro đã được chi cho các điều trị sức khỏe, một con số không đáng kể so với một sự kiện tầm cỡ thế này". Số lượng phương tiện truyền thông đã cộng tác với Đại hội là trên 50 hãng tin.
Ông Yago de la Cierva nói rõ: “Cuối cùng, các thẻ ăn ở nhà hàng cho thấy các khoản thu nhập quan trọng ở Tây Ban Nha vào tháng Tám, vốn thường là tháng ‘chết’ về doanh thu du lịch”.
Người ta ước tính rằng hơn 100 triệu euro (141,6 triệu USD) là lợi nhuận cho thương gia và nhà hàng, tức là một số tiền cao gấp bốn lần so với những gì đạt được trong cùng kỳ của năm 2010: Ban tổ chức đã kết luận rằng kẻ chiến thắng chính là "nền kinh tế Tây Ban Nha". (Zenit.org 23-8-2011)
ROMA - Số liệu tài chính của Đại hội Giới trẻ thế giới được nhật báo L'Osservatore Romano bằng tiếng Ý công bố ngày 24-8 cho thấy: tiền chi là hơn 50 triệu euro (chính xác là 50.482.621 euro, hay 72.748.000 USD), từ sự đóng góp của các bạn trẻ tham dự Đại hội, các giáo phận, và 165 nhà tài trợ. Về mặt tài chính, “kẻ thăng lợi chính là nền kinh tế Tây Ban Nha".
Thông cáo chính thức đưa ra chi tiết các khoản thu và chi tại Đại hội: “70% là tiền đóng góp của các khách hành hương, và 30% là các khoản tài trợ và hiến tặng: Không có tiền đóng góp nào của chính phủ Tây Ban Nha hoặc chính quyền địa phương".
Chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, Cơ quan tổ chức Đại hội, Đức Hồng Y Stanislas Rilko, đã khẳng định rằng Đại hội Giới trẻ thế giới ở Madrid là một sự kiện hoàn toàn "tự thu chi tài chính”.
Nói chính xác hơn: 31, 5 triệu euro là do các người đăng ký tham dự Đại hội đóng góp; 16, 5 triệu euro của các nhà tài trợ; 2, 4 triệu euro là tiền hiến tặng tư nhân.
Về phần chi: 12, 2 triệu euro được phân bổ cho việc tổ chức sự kiện lớn (tại Plaza Cibeles, sân bay Cuatro Vientos); 5, 5 triệu euro trang trải các chi phí chung của ban thư ký và tiếp đón khách hành hương; 4, 7 triệu euro cho mochillas, ba lô; 7, 2 triệu euro được phân bổ cho cơ sở hạ tầng; 4, 2 triệu euro cho các chương trình văn hóa và cẩm nang hướng dẫn cho khách hành hương; 1, 2 triệu euro cho an ninh và gần 4 triệu euro cho "các tình nguyện viên”.
Giám đốc điều hành và phát ngôn viên Đại hội Giới trẻ thế giới năm 2011 Madrid, ông Yago de la Cierva, cũng nói với nhật báo L’Osservatore Romano rằng"2.500 euro đã được chi cho các điều trị sức khỏe, một con số không đáng kể so với một sự kiện tầm cỡ thế này". Số lượng phương tiện truyền thông đã cộng tác với Đại hội là trên 50 hãng tin.
Ông Yago de la Cierva nói rõ: “Cuối cùng, các thẻ ăn ở nhà hàng cho thấy các khoản thu nhập quan trọng ở Tây Ban Nha vào tháng Tám, vốn thường là tháng ‘chết’ về doanh thu du lịch”.
Người ta ước tính rằng hơn 100 triệu euro (141,6 triệu USD) là lợi nhuận cho thương gia và nhà hàng, tức là một số tiền cao gấp bốn lần so với những gì đạt được trong cùng kỳ của năm 2010: Ban tổ chức đã kết luận rằng kẻ chiến thắng chính là "nền kinh tế Tây Ban Nha". (Zenit.org 23-8-2011)