(CNA Rome 10-8-11). - Hoa Kỳ không nhất thiết là "một quốc gia đang trên đà suy thóai hoặc đang bị đập một cú thấu xương" (“a nation in decline or struck to the core”), là lời bình luận trên báo L'Osservatore Romano của vị đứng đầu Ngân hàng Vatican, ông Ettore Gotti Tedeschi.
"Hoa Kỳ vẫn là quốc gia công nghệ tiên tiến nhất thế giới, với GDP cao nhất, hơn 1 phần rưỡi GDP của châu Âu, hơn Trung quốc 4 lần, và hơn nước Ý tới mười lần. "
Ý kiến của ông được đưa ra ngay vào giữa thời điểm sôi nổi của một tuần bất ổn tài chính toàn cầu mà phần lớn là do những lo ngại về nền kinh tế Mỹ. Tuần trước, cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor đã hạ thấp tín dụng của Hoa Kỳ lần đầu tiên trong lịch sử, trong bối cảnh có những lo ngại về khả năng thanh toán các khoản nợ của Mỹ.
"Thực tế là việc giảm cấp đã không đè bẹp nước Mỹ xuống tận đất đen, nhưng có thể sẽ làm cho Mỹ khiêm tốn hơn và mở rộng sự hợp tác với châu Âu", theo lời ông Gotti Tedeschi.
Qua quá trình một sự nghiệp lâu dài và xuất sắc, ông Gotti Tedeschi, 66 tuổi, đã có nhiều bài viết về ngân hàng, kinh doanh và học thuật. Ông đã nhận chức giám đốc Ngân hàng Vatican - còn gọi là Institute for Works of Religion (Viện cho các Hoạt Động Tôn giáo) - từ năm 2009.
Soi mói ra những điều yếu kém của nền kinh tế Mỹ thì là một sai lầm giống như là thổi phồng sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc.
"Quốc gia châu Á lớn này chỉ có một GDP không cao hơn nước Đức là bao nhiêu nhưng phải đối mặt với một loạt các vấn đề không dễ dàng: như giải quyết sự suy giảm nghiêm trọng về xuất khẩu, và nhu cầu tiêu thụ nội địa gia tăng trong bối cảnh chi phí sản xuất thì mỗi ngày mỗi cao, khả năng cạnh tranh thì suy giảm, và nguy cơ lạm phát gia tăng".
Để tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay, ông Gotti Tedeschi đề xuất một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu, với ý thức rằng tất cả các nền kinh tế đang trong cùng một con thuyền tài chính.
"Không còn lúc mà có một quốc gia nào đó có thể được miễn từ khỏi cuộc khủng hoảng hoặc được miễn dịch khỏi sự cám dỗ vay nợ thêm để giải quyết vấn đề của mình. Những nỗ lực và giải pháp đơn lẻ chỉ làm tình hình chung xấu hơn và khuyến khích sự đầu cơ tích trữ. "
Hội nghị thượng đỉnh, ông cho biết, có thể đưa đến một kết luận chung, tuy khó chịu nhưng không thể tránh khỏi, là "phải qua một thời kỳ thắt lưng buộc bụng, quản lý một cách tổng thể, mới là chìa khóa thực sự cho sự tăng trưởng trở lại. "
Trong phần kết luận, ông phác thảo một chiến lược đặc biệt cho sự phát triển dựa trên việc khuyến khích các gia đình tiết kiệm - và sau đó đầu tư một khoản tiết kiệm vào các doanh nghiệp nhỏ và trung bình.
"Chiến lược này sẽ đảm bảo nguồn lực mới cho đầu tư mà các ngân hàng và các quỹ ngày nay không thể có được, nó sẽ khuyến khích các chương trình tăng trưởng một cách tích cực hơn, gia tăng công ăn việc làm và thậm chí cung cấp đảm bảo tài chính cho các ngân hàng."
Cuối cùng, ông đề nghị rằng các chính phủ nào mà vẫn chưa có một hội đồng tư vấn kinh tế thường trực, gồm có các học giả và các nhà công nghiệp, thì nên suy nghĩ làm sao để tạo ra một cơ chế như vậy.
"Hoa Kỳ vẫn là quốc gia công nghệ tiên tiến nhất thế giới, với GDP cao nhất, hơn 1 phần rưỡi GDP của châu Âu, hơn Trung quốc 4 lần, và hơn nước Ý tới mười lần. "
Ý kiến của ông được đưa ra ngay vào giữa thời điểm sôi nổi của một tuần bất ổn tài chính toàn cầu mà phần lớn là do những lo ngại về nền kinh tế Mỹ. Tuần trước, cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor đã hạ thấp tín dụng của Hoa Kỳ lần đầu tiên trong lịch sử, trong bối cảnh có những lo ngại về khả năng thanh toán các khoản nợ của Mỹ.
"Thực tế là việc giảm cấp đã không đè bẹp nước Mỹ xuống tận đất đen, nhưng có thể sẽ làm cho Mỹ khiêm tốn hơn và mở rộng sự hợp tác với châu Âu", theo lời ông Gotti Tedeschi.
Qua quá trình một sự nghiệp lâu dài và xuất sắc, ông Gotti Tedeschi, 66 tuổi, đã có nhiều bài viết về ngân hàng, kinh doanh và học thuật. Ông đã nhận chức giám đốc Ngân hàng Vatican - còn gọi là Institute for Works of Religion (Viện cho các Hoạt Động Tôn giáo) - từ năm 2009.
Soi mói ra những điều yếu kém của nền kinh tế Mỹ thì là một sai lầm giống như là thổi phồng sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc.
"Quốc gia châu Á lớn này chỉ có một GDP không cao hơn nước Đức là bao nhiêu nhưng phải đối mặt với một loạt các vấn đề không dễ dàng: như giải quyết sự suy giảm nghiêm trọng về xuất khẩu, và nhu cầu tiêu thụ nội địa gia tăng trong bối cảnh chi phí sản xuất thì mỗi ngày mỗi cao, khả năng cạnh tranh thì suy giảm, và nguy cơ lạm phát gia tăng".
Để tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay, ông Gotti Tedeschi đề xuất một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu, với ý thức rằng tất cả các nền kinh tế đang trong cùng một con thuyền tài chính.
"Không còn lúc mà có một quốc gia nào đó có thể được miễn từ khỏi cuộc khủng hoảng hoặc được miễn dịch khỏi sự cám dỗ vay nợ thêm để giải quyết vấn đề của mình. Những nỗ lực và giải pháp đơn lẻ chỉ làm tình hình chung xấu hơn và khuyến khích sự đầu cơ tích trữ. "
Hội nghị thượng đỉnh, ông cho biết, có thể đưa đến một kết luận chung, tuy khó chịu nhưng không thể tránh khỏi, là "phải qua một thời kỳ thắt lưng buộc bụng, quản lý một cách tổng thể, mới là chìa khóa thực sự cho sự tăng trưởng trở lại. "
Trong phần kết luận, ông phác thảo một chiến lược đặc biệt cho sự phát triển dựa trên việc khuyến khích các gia đình tiết kiệm - và sau đó đầu tư một khoản tiết kiệm vào các doanh nghiệp nhỏ và trung bình.
"Chiến lược này sẽ đảm bảo nguồn lực mới cho đầu tư mà các ngân hàng và các quỹ ngày nay không thể có được, nó sẽ khuyến khích các chương trình tăng trưởng một cách tích cực hơn, gia tăng công ăn việc làm và thậm chí cung cấp đảm bảo tài chính cho các ngân hàng."
Cuối cùng, ông đề nghị rằng các chính phủ nào mà vẫn chưa có một hội đồng tư vấn kinh tế thường trực, gồm có các học giả và các nhà công nghiệp, thì nên suy nghĩ làm sao để tạo ra một cơ chế như vậy.